dinsdag 17 mei 2016

Việt Nam: Nông nghiệp phải thích ứng với điều kiện thời tiết mới


Việt Nam: Nông nghiệp phải thích ứng với điều kiện thời tiết mới

Việt Nam: Nông nghiệp phải thích ứng với điều kiện thời tiết mới
Nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long phải thích ứng với tình trạng khô hạn và ngập mặn, không cần trồng nhiều lúa.Reuters

    Việt Nam đang trải qua một cơn hạn hán kỷ lục, ảnh hưởng nặng nề đến mùa màng và đời sống của hàng triệu người. Khoảng 1,8 triệu người dân Việt Nam hiện đang bị thiếu nước và theo các số liệu của chính phủ, khoảng 230 ngàn hectare ruộng lúa đã bị hư hại do hạn hán và ngập mặn ở miền trung và miền nam trong năm nay. Theo dự báo, tổng cộng sẽ có thêm 500 ngàn hectare ruộng lúa bị hư hại trong 6 tháng đầu năm nay, một phần tuy nhỏ nhưng cũng khá đáng kể của vụ mùa năm nay.

    Cho nên, một số chuyên gia như giáo sư Võ Tòng Xuân, Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, một trong những chuyên gia nông nghiệp hàng đầu của Việt Nam, nông nghiệp Việt Nam nay phải đa dạng hóa hơn để thích ứng với tình trạng khô hạn và ngập mặn ngày càng nặng, thay vì chỉ chú tâm đến cây lúa.
    GS Võ Tòng Xuân 15/04/2016 Nghe

    Mực nước sông Mekong xuống thấp kỷ lục
    Cho tới nay, Việt Nam vẫn nhận được hai nguồn nước, một là từ mưa và hai là nước từ thượng nguồn ở Trung Quốc chảy xuống. Bình thường mỗi năm, cứ vào tháng tư, tuyết trên các núi phía Bắc tan chảy và những cơn mưa mùa Xuân làm dâng cao mực nước các con sông như Mekong. Mối quan ngại chủ yếu hiện nay là về con sông Mekong. Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, kể từ cuối năm 2015, mực nước hạ nguồn sông Mekong đã xuống đến mức thấp nhất kể từ mức thấp kỷ lục cách đây gần 100 năm. Liên Hiệp Quốc thẩm định rằng mực nước sông Mekong và các phụ lưu vào tháng trước đã xuống đến mức thấp hơn từ 30 đến 50% so với mức trung bình của tháng 3.
    Không chỉ làm thiếu nguồn nước tưới, mực nước sông Mêkông thấp càng khiến cho tình trạng ngập mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thêm tồi tệ. Bình thường, vào mùa khô thì mực nước sông xuống thấp, nên nước mặn từ Biển Đông tràn vào. Nhưng năm ngoái, do mưa ít một cách bất thường, tình trạng ngập mặn đã bắt đầu sớm hơn hai tháng, có chổ ngập mặn sâu vào đến 90 km.
    Do vẫn bị chỉ trích vì đã xây các đập thủy điện trên thượng nguồn góp phần làm giảm lượng nước ở hạ nguồn, Trung Quốc đã hai lần (vào tháng trước và vào tuần trước) xả nước từ các đập thượng nguồn để giúp các nước hạ nguồn Việt Nam, Cam Bốt, Lào, Thái Lan chống hạn . Theo lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, nước từ thượng nguồn sẽ được xả cho đến hết mùa nước thấp.
    Tác động kép của El Nino và biến đổi khí hậu
    Nhưng theo các chuyên gia, các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn không phải là nguyên nhân chính khiến mực nước sông Mekong xuống thấp như vậy. Theo lời ông Leocadio Sebastian, thuộc văn phòng Hà Nội của Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo Quốc tế ( IRRI ), hạn hán năm nay chính là do tác động của hiện tượng El Nino khiến mưa ít đi và nhiệt độ tăng thêm. Biến đổi khí hậu cũng đã góp phần khiến thiên tai này trầm trọng thêm.
    Đến mức mà ông Clément Bourgoin, thuộc Trung Tâm Quốc Tế về Nông Nghiệp Nhiệt Đới ( CIAT ), trụ sở ở Cali, Colombia, đã dự đoán rằng những vùng ven biển của đồng bằng Cửu Long có thể sẽ không còn thích hợp với một số cây trồng, đặc biệt là lúa, do tình trạng ngập mặn nặng nề thêm. Còn theo lời ông Leocadio Sebastian, các giống lúa gọi là “chịu mặn và chịu hạn” chưa chắc là sẽ có thể giúp nông dân duy trì canh tác ở những vùng này.

    1. 3
    2. 4
    3. 5
    4. ...
    5. trang sau >
    6. trang cuối >                 
    http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160418-nong-nghiep-phai-thich-ung-voi-dieu-kien-thoi-tiet-moi

    Biến đổi khí hậu: Nông dân đồng bằng Cửu Long phải thay đổi cây trồng

    Biến đổi khí hậu: Nông dân đồng bằng Cửu Long phải thay đổi cây trồng
     
    Để thích ứng với biến đổi khí hậu, nông dân đồng bằng sông Cửu Long có thể chuyển sang trồng các loại cây khác, chỉ giữ một vụ lúa.Reuters

      Việt Nam được xem là một trong những quốc gia bị tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu và trong số các vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất ở Việt Nam có vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa chính của nước ta. Lý do là vì, với việc nước biển dâng cao, diện tích đồng lúa bị ngập mặn ỏ vùng sẽ ngày càng lớn.

      Để thích ứng với những tác động đó, nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể chuyển đổi cây trồng từ lúa sang các loại cây ăn trái hoặc chuyển sang nuôi tôm, nuôi cá nước mặn, khi các đồng lúa bị ngập mặn. Vấn đề là phải bảo đảm làm sao cho các nông phẩm mới có nơi tiêu thụ ổn định để cuộc sống nông dân được khá hơn hiện nay, tránh tình trạng ứ đọng hàng hóa. Đó là nội dung chính của bài phỏng vấn với giáo sư Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ, được thực hiện ngày 25/11 vừa qua.
      Giáo sư Võ Tòng Xuân 04/12/2015 Nghe

      Geen opmerkingen:

      Een reactie posten