dinsdag 10 mei 2016

Tàu chiến Mỹ sáp gần Đá Chữ Thập (Trường Sa)

Tàu chiến Mỹ sáp gần Đá Chữ Thập

  • 10 tháng 5 2016

Image copyright US Navy
Image caption Khu trục hạm USS William P. Lawrence

Bắc Kinh phản ứng giận dữ trước việc tàu chiến Hoa Kỳ một lần nữa áp sát đảo nhân tạo mà Trung Quốc cơi nới.
Người phát ngôn Trung Quốc nói hành động này là bất hợp pháp, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.
Trước đó phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Bill Urban xác nhận khu trục hạm chở hỏa tiễn USS William P. Lawrence đã đi vào bên trong khu vực 12 hải lý của Đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử) mà nay Trung Quốc đã cơi nới, phát triển thành đảo nhân tạo.
Ông Urban cho hay hoạt động tuần tra của tàu Mỹ là nhằm bảo đảm quyền tự do lưu thông trên biển và "thách thức các tuyên bố chủ quyền quá đáng" của các nước đang tìm cách hạn chế đi lại ở Biển Đông như Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam.
Thông cáo của người phát ngôn Hoa Kỳ có đoạn: "Các tuyên bố chủ quyền quá đáng này không phù hợp với luật pháp quốc tế như đã ghi trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển vì chúng hạn chế quyền lưu thông mà Hoa Kỳ cũng như tất cả các quốc gia khác phải được hưởng".
Đây không phải lần đầu tiên Hoa Kỳ đi vào vùng 12 hải lý của các đảo mà Trung Quốc chiếm dụng và cải tạo, gây phản ứng tức giận từ Trung Quốc.
Bắc Kinh và Washington đã nhiều lần cáo buộc nhau quân sự hóa Biển Đông sau khi Trung Quốc tăng cường cải tạo đảo còn Hoa Kỳ tăng cường tuần tra và diễn tập trong khu vực.

Quân sự hóa


Image copyright Reuters
Image caption Đá Chữ Thập đã được Trung Quốc xây dựng kiên cố
Đá Chữ Thập là nơi Trung Quốc đã phát triển cơ sở hạ tầng khá kiên cố, xây đường băng quy mô và Hoa Kỳ lo rằng nó sẽ được sử dụng làm bàn đạp trong chiến lược bành trướng chủ quyền Biển Đông của Bắc Kinh.
Tháng trước Trung Quốc đã dùng máy bay quân sự cấp cứu công nhân bị bệnh từ Đá Chữ Thập, khiến Lầu Năm Góc lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh bảo đảm không điều chiến đấu cơ tới Biển Đông.
Về chuyến tuần tra mới nhất của khu trục hạm USS William P. Lawrence, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói tàu Mỹ đã xâm nhập trái phép vùng biển của Trung Quốc nên bị theo dõi và cảnh báo.
Ông Lục nói trong cuộc họp báo hàng ngày ở Bắc Kinh: "Hành động này của phía Hoa Kỳ đe dọa chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc, gây hại cho con người và cơ sở vật chất trên đảo cũng như ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định trong khu vực".
Có chuyên gia bình luận rằng việc Hoa Kỳ tuần tra vài tuần trước chuyến công du của Tổng thổng Barack Obama tới châu Á trong đó có Việt Nam cho thấy quyết tâm của Washington về quyền tự do lưu thông hàng hải.

Image copyright IEAS

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/05/160510_us_fonop_scs

Thứ Tư, 11/05/2016

Chiến hạm Mỹ tiến gần Đá Chữ Thập

Tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn đường USS William P. Lawrence (Ảnh: Hải quân Mỹ).
Tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn đường USS William P. Lawrence (Ảnh: Hải quân Mỹ).
Bộ Quốc phòng Mỹ phái một chiến hạm thực hiện một cuộc hành quân vì tự do hàng hải ở Biển Đông có nhiều tranh chấp hôm 10/5.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Bill Urban nói tàu USS William P. Lawrence đã đi bên trong vùng 12 hải lý quanh Đá Chữ Thập hiện bị Trung Quốc chiếm đóng để "thách thức những tuyên bố chủ quyền biển thái quá của một số bên tranh chấp ở Biển Đông".
Trong một tuyên bố qua email, ông Urban cho hay: "Các tuyên bố chủ quyền biển thái quá là điều không phù hợp với luật pháp quốc tế như đã được phản ánh trong Công ước về Luật Biển vì chúng có ý hạn chế các quyền hàng hải mà Mỹ và tất cả các nước được quyền thực hiện".
Trung Quốc đã giận dữ đáp trả vào sáng 10/5, thông qua phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lục Khảng, khi ông này nói tại một cuộc họp báo hàng ngày rằng tàu Mỹ đã đi vào vùng biển của Trung Quốc bất hợp pháp và động thái đó đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.
Trung Quốc đã xây một đường băng dài hơn 3.000 mét và các cơ sở quân sự khác trên đảo đá có tranh chấp đó.
Cuộc hành quân này là lần thứ ba trong vòng chưa đầy một năm do Mỹ thực hiện, và Mỹ gọi đó là cuộc hành quân vì tự do hàng hải để thách thức những tuyên bổ về lãnh thổ gây tranh cãi mà Trung Quốc đưa ra đối với các đảo ở Biển Đông.
Bắc Kinh chống lại các cuộc hành quân này và tuyên bố rằng các vụ tranh chấp đã bị phóng đại.
Mặc dù Mỹ không phải là một bên có tuyên bố chủ quyền đối với các đảo tranh chấp ở Biển Đông, song các quan chức cấp cao của Mỹ nói việc các bên tranh chấp khác nhau tìm cách khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế là điều tối quan trọng đối với lợi ích của Mỹ.
Hàng năm, lượng hàng được vận chuyển bằng tàu biển lên đến 5 nghìn tỷ đôla đi qua Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền về phần lớn vùng biển này. Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng có tuyên bố về các nhiều khu vực chồng lấn lên nhau ở Biển Đông.
X
10.05.2016
Công an Việt Nam giải tán các cuộc biểu tình vì môi trường ở Việt Nam; Tổng thống Mỹ sẽ thăm Việt Nam từ ngày 22/5; Tàu du lịch neo ở Vịnh Hạ Long bốc cháy buộc du khách phải nhảy xuống biển; Ông 'Trump của châu Á' dự kiến sẽ trở thành tổng thống kế tiếp của Philipines...

http://www.voatiengviet.com/content/chien-ham-my-tien-gan-da-chu-thap/3323139.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten