Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc nợ hơn cả Hy Lạp
Việc mở thêm các tuyến đường sắt cao tốc sẽ làm tăng thêm nợ nần của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc năm 2016.REUTERS/Jason Lee
Theo tin của AFP ngày 05/05/2016, báo cáo tài chính của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc cho biết tập đoàn này đang nợ khoảng 600 tỉ đô la, gần gấp đôi số nợ của Hy Lạp.
Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CRC) vận hành hệ thống tàu lửa của nước này, bao gồm cả 19.000 km đường sắt tốc độ cao, và khoảng 11.000 km trong kế hoạch. Tuy nhiên trong báo cáo tài chính gần đây, đến cuối tháng Tư, nợ của tập đoàn này lên đến 614 tỉ đô la.
Hy Lạp với khoản nợ 356 tỉ đô la đã làm châu Âu lao đao, thì khoản nợ của riêng tập đoàn nhà nước này của Trung Quốc gần gấp đôi.
Các khoản vay của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc tăng đều hơn 8% mỗi năm, để đáp ứng cơn sốt mở rộng hệ thống tàu lửa cao tốc, một trong những niềm tự hào của Trung Quốc. Nhưng nhu cầu vận tải bằng đường sắt, một nguồn thu quan trọng của CRC, đã giảm liên tục.
Con số nợ đang tiếp tục tăng, và cho thấy mô hình kinh doanh của tập đoàn này không bền vững. Thua lỗ của tập đoàn tăng 35% so với năm trước, riêng quý một năm nay đã lỗ 1,34 tỉ đô la.
Hãng tin Reuteurs hôm nay cũng cho biết tin xấu của CRC sẽ khởi đầu cho các cuộc thanh tra các tập đoàn nhà nước khác. Giới đầu tư tin rằng Bắc Kinh sẽ giải cứu các tập đoàn nhà nước lớn nếu cần, nhưng họ cũng rất lo ngại những rủi ro của các trái phiếu của các tập đoàn nhà nước.
Trung Quốc đang cố gắng chuyển nền kinh tế sang hướng giảm phụ thuộc tăng trưởng vào các dự án xây dựng lớn và xuất khẩu. Nhưng Bắc Kinh khó mà kiềm chế được cơn nghiện tăng trưởng GDP của mình, với thuốc chích là các dự án hạ tầng lớn. Điển hình là ngành đường sắt, được Bắc Kinh cấp nhiều vốn để phát triển hệ thống đường sắt hiện đại nhằm kết nối với các vùng phía Tây.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160506-tap-doan-duong-sat-trung-quoc-no-hon-ca-hy-lap
Hy Lạp với khoản nợ 356 tỉ đô la đã làm châu Âu lao đao, thì khoản nợ của riêng tập đoàn nhà nước này của Trung Quốc gần gấp đôi.
Các khoản vay của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc tăng đều hơn 8% mỗi năm, để đáp ứng cơn sốt mở rộng hệ thống tàu lửa cao tốc, một trong những niềm tự hào của Trung Quốc. Nhưng nhu cầu vận tải bằng đường sắt, một nguồn thu quan trọng của CRC, đã giảm liên tục.
Con số nợ đang tiếp tục tăng, và cho thấy mô hình kinh doanh của tập đoàn này không bền vững. Thua lỗ của tập đoàn tăng 35% so với năm trước, riêng quý một năm nay đã lỗ 1,34 tỉ đô la.
Trung Quốc đang cố gắng chuyển nền kinh tế sang hướng giảm phụ thuộc tăng trưởng vào các dự án xây dựng lớn và xuất khẩu. Nhưng Bắc Kinh khó mà kiềm chế được cơn nghiện tăng trưởng GDP của mình, với thuốc chích là các dự án hạ tầng lớn. Điển hình là ngành đường sắt, được Bắc Kinh cấp nhiều vốn để phát triển hệ thống đường sắt hiện đại nhằm kết nối với các vùng phía Tây.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160506-tap-doan-duong-sat-trung-quoc-no-hon-ca-hy-lap
Trung Quốc khai trương tuyến tàu cao tốc đến Tân Cương
Tàu cao tốc Trung Quốc tại nhà ga Thượng Hải, ngày 04/12/2014REUTERS
Trung Quốc hôm nay 26/12/2014 khai trương tuyến tàu cao tốc (TGV) đầu tiên đi đến Tân Cương, miền đất được xem là « Viễn Tây » của nước này, thường xuyên bị xáo trộn vì các vụ bạo động.
Tuyến tàu cao tốc mới được đặt tên là « Lan Tân - Lanxin » có chiều dài 1.800 km, nổi liền Urumqi, thủ phủ Tân Cương với Lan Châu (Lanzhou), thủ phủ tỉnh Cam Túc (Gansu) láng giềng trong không đầy 12 tiếng đồng hồ, giảm phân nửa số giờ chạy tàu.
Truyền hình Trung Quốc chiếu trực tiếp cảnh các đoàn tàu cao tốc rời nhà ga Lan Châu vào 10 giờ 49 (2 giờ 49 GMT) chở theo 622 hành khách cùng với những người phục vụ mặc trang phục truyền thống Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc thiểu số khác ở Tân Cương. Vùng đất rộng lớn này có diện tích lớn gấp ba nước Pháp, và giáp giới với tám nước Trung Á.
Được xây dựng rất nhanh, chỉ trong vòng năm năm, tuyến TGV đầu tiên trong vùng đi ngang qua dãy núi Kỳ Liên (Qilian) cao trên 5.500 m, chạy dọc theo một phần Vạn Lý Trường Thành rồi đi qua năm vùng đất thường bị những trận gió lộng hoành hành.
Bắc Kinh muốn thúc đẩy hội nhập và phát triển kinh tế Tân Cương thông qua một « Con đường tơ lụa » mới nối liền với các nước Trung Á. Đến năm 2017, một tuyến TGV mới sẽ nối Bắc Kinh với Lan Châu, giảm thời gian đi từ thủ đô Trung Quốc đến Urumqi từ 41 giờ xuống còn 16 giờ. Bên cạnh đó, còn có các tuyến tàu cao tốc khác đã được khai trương trong tháng này, trong đó có một tuyến nối Thượng Hải với Quảng Đông, rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai đại đô thị từ 16 giờ xuống 7 giờ.
Tiến hành từ năm 1999, việc xây dựng mạng lưới tàu cao tốc Trung Quốc giúp nước này có được 11.000 km đường tàu hoạt động trong năm 2013. Đây là mạng lưới đường sắt dài nhất thế giới, và đến năm 2020 sẽ đạt chiều dài 16.000 km.
Tuy vậy thành tích này bị vấy bẩn với rất nhiều xì-căng-đan tham nhũng, được phát hiện sau khi xảy ra tai nạn trầm trọng vào tháng 7/2011 làm cho khoảng 40 người chết.
« Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương » là nơi sinh sống từ nhiều đời của người Duy Ngô Nhĩ hầu hết theo đạo Hồi và nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, và các sắc tộc khác như người Kazashstan, Tajikistan. Trong những thập kỷ vừa qua, hàng triệu người Hán đã di dân đến, có vị trí thống trị cả về chính trị lẫn kinh tế, là nguyên nhân của các vụ xung đột chủng tộc và tín ngưỡng, làm cho hàng trăm người chết từ năm ngoái. Chính quyền Bắc Kinh mùa hè qua đã tung ra một chiến dịch đàn áp tàn bạo, với hàng mấy chục vụ kết án tử hình và hành quyết, nhân danh « chống ly khai và khủng bố ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141226-trung-quoc-khai-truong-tuyen-tau-cao-toc-den-tan-cuong
Truyền hình Trung Quốc chiếu trực tiếp cảnh các đoàn tàu cao tốc rời nhà ga Lan Châu vào 10 giờ 49 (2 giờ 49 GMT) chở theo 622 hành khách cùng với những người phục vụ mặc trang phục truyền thống Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc thiểu số khác ở Tân Cương. Vùng đất rộng lớn này có diện tích lớn gấp ba nước Pháp, và giáp giới với tám nước Trung Á.
Được xây dựng rất nhanh, chỉ trong vòng năm năm, tuyến TGV đầu tiên trong vùng đi ngang qua dãy núi Kỳ Liên (Qilian) cao trên 5.500 m, chạy dọc theo một phần Vạn Lý Trường Thành rồi đi qua năm vùng đất thường bị những trận gió lộng hoành hành.
Bắc Kinh muốn thúc đẩy hội nhập và phát triển kinh tế Tân Cương thông qua một « Con đường tơ lụa » mới nối liền với các nước Trung Á. Đến năm 2017, một tuyến TGV mới sẽ nối Bắc Kinh với Lan Châu, giảm thời gian đi từ thủ đô Trung Quốc đến Urumqi từ 41 giờ xuống còn 16 giờ. Bên cạnh đó, còn có các tuyến tàu cao tốc khác đã được khai trương trong tháng này, trong đó có một tuyến nối Thượng Hải với Quảng Đông, rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai đại đô thị từ 16 giờ xuống 7 giờ.
Tuy vậy thành tích này bị vấy bẩn với rất nhiều xì-căng-đan tham nhũng, được phát hiện sau khi xảy ra tai nạn trầm trọng vào tháng 7/2011 làm cho khoảng 40 người chết.
« Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương » là nơi sinh sống từ nhiều đời của người Duy Ngô Nhĩ hầu hết theo đạo Hồi và nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, và các sắc tộc khác như người Kazashstan, Tajikistan. Trong những thập kỷ vừa qua, hàng triệu người Hán đã di dân đến, có vị trí thống trị cả về chính trị lẫn kinh tế, là nguyên nhân của các vụ xung đột chủng tộc và tín ngưỡng, làm cho hàng trăm người chết từ năm ngoái. Chính quyền Bắc Kinh mùa hè qua đã tung ra một chiến dịch đàn áp tàn bạo, với hàng mấy chục vụ kết án tử hình và hành quyết, nhân danh « chống ly khai và khủng bố ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141226-trung-quoc-khai-truong-tuyen-tau-cao-toc-den-tan-cuong
Trung Quốc kéo dài tuyến đường xe lửa từ Tây Tạng đến biên giới Ấn Độ
Công trình xây cầu đường xe lửa ở vùng sa mạc Kumtag, Cam Túc. Ảnh 11/07/2014Reuters
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay (24/07/2014) thông báo mở rộng hệ thống đường sắt đến biên giới Nepal, Bhoutan và Ấn Độ. Dự án sẽ hoàn tất vào năm 2020. New Delhi và Bắc Kinh cùng khẳng định chủ quyền tại bang Arunachal Pradesh, dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn/ Hymalaya.
Thông báo nói trên của Trung Quốc được đưa ra 1 ngày trước khi tân Ngoại trưởng Ấn Độ đến Bắc Kinh. Bắc Kinh là chặng đầu trong vòng công tác của bà Sushma Swaraj nhằm củng cố quan hệ giữ New Delhi với các quốc gia lân cận trong vùng núi Hymalaya.
Về phần mình, sau khi đắc cử, thủ tướng Modi đã dành chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến Bhoutan và vào tháng tới ông sẽ viếng thăm Nepal.
Từ năm 2006 Trung Quốc đã khánh thành một tuyến đường sắt nối liền Bắc Kinh với thủ phủ Lhassa -Tây Tạng. Đây là một kỳ công khi biết rằng, con đường xe lửa đó được xây dựng ở một đô cao đôi khi lên tới 5000 mét. Vào tháng tới Trung Quốc sẽ khánh thành đoạn nối tiếp của hệ thống đường sắt này, đi từ Lhassa đến Shigatse, vẫn thuộc vùng tự trị Tây Tạng. Đây là nơi nhân vật chức sắc thứ nhì trong hàng ngũ các lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Ban Thiền Lạt Ma cư ngụ.
Theo kế hoạch, từ năm 2016 đến 2020, tuyến đường này sẽ được mở rộng thêm và chia ra làm hai nhánh. Nhánh thứ nhất đi tới sát biên giới Nepal. Còn nhánh thứ nhì được mở rộng tới đến tận cửa ngõ của Ấn Độ và Bhoutan.
Bản tin của AFP nhắc lại vào năm 1962 xung đột đã xảy ra giữa Ấn Độ và Trung Quốc do tranh chấp chủ quyền đối với vùng đất mà New Delhi gọi là thuộc bang Arunachal Pradesh, còn Trung Quốc thì coi đó là phía Nam Tây Tạng.
Từ tháng 10/2013 New Delhi và Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận nhằm tránh để hiềm khích nói trên dẫn tới xung đột. Ấn Độ và Trung Quốc là hai cường quốc hạt nhân.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140724-trung-quoc-keo-dai-tuyen-duong-xe-lua-tu-tay-tang-den-bien-gioi-an-do
Về phần mình, sau khi đắc cử, thủ tướng Modi đã dành chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến Bhoutan và vào tháng tới ông sẽ viếng thăm Nepal.
Từ năm 2006 Trung Quốc đã khánh thành một tuyến đường sắt nối liền Bắc Kinh với thủ phủ Lhassa -Tây Tạng. Đây là một kỳ công khi biết rằng, con đường xe lửa đó được xây dựng ở một đô cao đôi khi lên tới 5000 mét. Vào tháng tới Trung Quốc sẽ khánh thành đoạn nối tiếp của hệ thống đường sắt này, đi từ Lhassa đến Shigatse, vẫn thuộc vùng tự trị Tây Tạng. Đây là nơi nhân vật chức sắc thứ nhì trong hàng ngũ các lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Ban Thiền Lạt Ma cư ngụ.
Theo kế hoạch, từ năm 2016 đến 2020, tuyến đường này sẽ được mở rộng thêm và chia ra làm hai nhánh. Nhánh thứ nhất đi tới sát biên giới Nepal. Còn nhánh thứ nhì được mở rộng tới đến tận cửa ngõ của Ấn Độ và Bhoutan.
Từ tháng 10/2013 New Delhi và Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận nhằm tránh để hiềm khích nói trên dẫn tới xung đột. Ấn Độ và Trung Quốc là hai cường quốc hạt nhân.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20140724-trung-quoc-keo-dai-tuyen-duong-xe-lua-tu-tay-tang-den-bien-gioi-an-do
Geen opmerkingen:
Een reactie posten