Tin tức / Việt Nam
Tân chính phủ Việt Nam đối mặt với thách thức lớn từ cuộc biểu tình do cá chết
Người biểu tình cầm biểu ngữ phản đối doanh nghiệp Đài Loan Formosa và các thông điệp về môi trường, Hà Nội, Việt Nam, ngày 1 tháng 5 năm 2016.
03.05.2016
Hàng triệu con cá chết trải dài hơn 200km dọc bãi biển miền trung Việt Nam đang đặt ra những thử thách lớn nhất cho đến nay đối với tân chính phủ.
Chính quyền Cộng sản do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu đã bị chỉ trích trên các phương tiện truyền thông xã hội vì sự thiếu minh bạch và phản ứng chậm chạp, với hàng ngàn người biểu tình ở những thành phố lớn và các tỉnh lân cận hôm Chủ Nhật.
Chính phủ cho biết họ không biết lý do vì sao những con cá bị chết trên bờ biển của 4 tỉnh từ ngày 6 tháng 4 đến ngày 18 tháng 4. Tuyên bố của chính phủ ngày 28 tháng 4 cho biết, hiện tượng “gây thiệt hại kinh tế và môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp thủy sản, và đặc biệt dẫn đến hoang mang tâm lý người dân”.
Ở một đất nước hiếm có những cuộc biểu tình, sự tức giận trước việc cá chết hàng loạt đã tạo ra một thách thức cho phản ứng của các giới chức: Trong khi một chi nhánh của Formosa đã bị chất vấn về vụ việc và đã thu hút sự tức giận trên phương tiện truyền thông xã hội, chính phủ cũng phải đảm bảo các công ty nước ngoài được hoan nghênh tập trung đầu tư để thúc đẩy nền kinh tế.
“Đó là cuộc khủng hoảng đầu tiên của họ và nó thực sự nhạy cảm. Hàng triệu sinh kế gặp rủi ro. Người dân thì bất mãn”, ông Fred Burke, đối tác quản lý tại công ty luật Baker & McKenzie (Việt Nam) nói. Ông Burke là một thành viên của hội đồng chính phủ và tư vấn cho các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Với rất ít thông tin, vụ việc đã làm dấy lên những quan ngại về thiệt hại đối với môi trường, an toàn thực phẩm và làm thế nào để quản lý các doanh nghiệp. Truyền thông nhà nước đã đặt ra nhiều câu hỏi về đường ống xả thải chạy xuống biển từ nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh.
Chính phủ cho biết hiện không có bằng chứng cho thấy trách nhiệm là do Formosa gây ra. Cá có thể bị chết bởi chất độc thải ra từ các hoạt động của con người hoặc do hiện tượng tảo nở hoa hay còn gọi là thủy triều đỏ.
Mặc dù vậy, hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình ở nhiều khu vực hôm Chủ Nhật 1/5, bao gồm cả thủ đô Hà Nội. Ở Tp. Hồ Chí Minh, đám đông khoảng 1,000 người đã mang các biểu ngữ “hãy trả lại biển sạch cho chúng tôi” và “ngừng xả nước thải vào biển”.
Truyền hình Việt Nam đưa tin hôm Chủ Nhật, dẫn lời các quan chức cấp tỉnh cho biết cảnh sát đã bắt giữ hai người vì cho rằng họ đã thu thập và phân tán thông tin trên mạng để kích động biểu tình qua vụ cá chết, và một người bị tình nghi đột nhập khu vực nhà máy Formosa tháng trước để quay phim và phỏng vấn người dân địa phương.
Tuy nhiên, truyền thông Việt Nam đã không đưa tin về các cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật.
Ông Trịnh Hữu Long, một nhà hoạt động nhân quyền hiện đang sống ở Philippines nói: “Điều đó không gì khác là có chỉ thị từ Ban Tuyên giáo xuống là không được đưa tin. Có một cái định hướng nào đó. Điều này tôi biết chắc vì có nhà báo ở trong nước thông báo cho tôi. Và báo chí trong nước chắc chắn là không được đưa cái tin đó”.
Xin lỗi công khai
Trong một phản ứng thẳng thắn bất thường, chính phủ thừa nhận đã phản ứng chậm chạp, và tân Bộ trưởng Môi trường Trần Hồng Hà đã xin lỗi công khai. Chính quyền nói trong một tuyên bố ngày 28 tháng 4: “Quá trình xử lý ban đầu là thụ động”.
Sự giận dữ lan truyền trên mạng xã hội sau khi một quan chức của Formosa Hà Tĩnh nói Việt Nam nên lựa chọn giữa ngành hải sản hoặc nhà máy thép. Theo truyền thông địa phương, Formosa sau đó đã xin lỗi về bình luận này.
Hơn 100.000 người đã ký vào thỉnh nguyện thư kêu gọi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nêu ra vấn đề với Việt Nam trong chuyến thăm vào tháng này.
Thi Nguyen, một nhà tư vấn môi trường độc lập ở Tp. Hồ Chí Minh cho biết: “Đầu tư nước ngoài là quan trọng, nhưng chính phủ Việt Nam không nên thu hút đầu tư nước ngoài bằng bất cứ giá nào, và thảm họa này đã chứng minh điều đó”.
Chính phủ Việt Nam đã tìm kiếm đầu tư nước ngoài để giúp đạt mục tiêu tăng trưởng 6.7% năm nay. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5.46% trong quý đầu năm nay so với 7.01% trong quý cuối của năm ngoái khi thu nhập từ sản xuất dầu thô và sản phẩm nông nghiệp sụt giảm.
Theo số liệu của chính phủ, Đài Loan là nhà đầu tư lớn thứ 3 vào Việt Nam trong quý đầu với 465.6 triệu đôla, đứng sau Hàn Quốc và Singapore.
Formosa từng là tâm điểm giận dữ của người dân Việt Nam trước đây. Vào tháng 5 năm 2014, công ty này và các doanh nghiệp khác của Đài Loan đã bị tấn công bởi những người biểu tình sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển tranh chấp ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Formosa cho biết, vụ bạo loạn đã khiến một công nhân Trung Quốc thiệt mạng vì đột quỵ, gây thua lỗ 3 triệu đôla. Công ty này sau đó đã nhận được 30 tỉ đồng tiền bồi thường.
Theo Bloomberg, VOA
http://www.voatiengviet.com/content/tan-chinh-phu-viet-nam-doi-mat-voi-thach-thuc-lon-tu-cuoc-bieu-tinh-do-ca-chet/3312266.html
Chính quyền Cộng sản do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu đã bị chỉ trích trên các phương tiện truyền thông xã hội vì sự thiếu minh bạch và phản ứng chậm chạp, với hàng ngàn người biểu tình ở những thành phố lớn và các tỉnh lân cận hôm Chủ Nhật.
Chính phủ cho biết họ không biết lý do vì sao những con cá bị chết trên bờ biển của 4 tỉnh từ ngày 6 tháng 4 đến ngày 18 tháng 4. Tuyên bố của chính phủ ngày 28 tháng 4 cho biết, hiện tượng “gây thiệt hại kinh tế và môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp thủy sản, và đặc biệt dẫn đến hoang mang tâm lý người dân”.
Ở một đất nước hiếm có những cuộc biểu tình, sự tức giận trước việc cá chết hàng loạt đã tạo ra một thách thức cho phản ứng của các giới chức: Trong khi một chi nhánh của Formosa đã bị chất vấn về vụ việc và đã thu hút sự tức giận trên phương tiện truyền thông xã hội, chính phủ cũng phải đảm bảo các công ty nước ngoài được hoan nghênh tập trung đầu tư để thúc đẩy nền kinh tế.
“Đó là cuộc khủng hoảng đầu tiên của họ và nó thực sự nhạy cảm. Hàng triệu sinh kế gặp rủi ro. Người dân thì bất mãn”, ông Fred Burke, đối tác quản lý tại công ty luật Baker & McKenzie (Việt Nam) nói. Ông Burke là một thành viên của hội đồng chính phủ và tư vấn cho các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Với rất ít thông tin, vụ việc đã làm dấy lên những quan ngại về thiệt hại đối với môi trường, an toàn thực phẩm và làm thế nào để quản lý các doanh nghiệp. Truyền thông nhà nước đã đặt ra nhiều câu hỏi về đường ống xả thải chạy xuống biển từ nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh.
Chính phủ cho biết hiện không có bằng chứng cho thấy trách nhiệm là do Formosa gây ra. Cá có thể bị chết bởi chất độc thải ra từ các hoạt động của con người hoặc do hiện tượng tảo nở hoa hay còn gọi là thủy triều đỏ.
Mặc dù vậy, hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình ở nhiều khu vực hôm Chủ Nhật 1/5, bao gồm cả thủ đô Hà Nội. Ở Tp. Hồ Chí Minh, đám đông khoảng 1,000 người đã mang các biểu ngữ “hãy trả lại biển sạch cho chúng tôi” và “ngừng xả nước thải vào biển”.
Truyền hình Việt Nam đưa tin hôm Chủ Nhật, dẫn lời các quan chức cấp tỉnh cho biết cảnh sát đã bắt giữ hai người vì cho rằng họ đã thu thập và phân tán thông tin trên mạng để kích động biểu tình qua vụ cá chết, và một người bị tình nghi đột nhập khu vực nhà máy Formosa tháng trước để quay phim và phỏng vấn người dân địa phương.
Tuy nhiên, truyền thông Việt Nam đã không đưa tin về các cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật.
Ông Trịnh Hữu Long, một nhà hoạt động nhân quyền hiện đang sống ở Philippines nói: “Điều đó không gì khác là có chỉ thị từ Ban Tuyên giáo xuống là không được đưa tin. Có một cái định hướng nào đó. Điều này tôi biết chắc vì có nhà báo ở trong nước thông báo cho tôi. Và báo chí trong nước chắc chắn là không được đưa cái tin đó”.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà (phải) và Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân (trái) trong một cuộc họp nội bộ về vụ cá chết hàng loạt trong thời gian gần đây.
Xin lỗi công khai
Trong một phản ứng thẳng thắn bất thường, chính phủ thừa nhận đã phản ứng chậm chạp, và tân Bộ trưởng Môi trường Trần Hồng Hà đã xin lỗi công khai. Chính quyền nói trong một tuyên bố ngày 28 tháng 4: “Quá trình xử lý ban đầu là thụ động”.
Sự giận dữ lan truyền trên mạng xã hội sau khi một quan chức của Formosa Hà Tĩnh nói Việt Nam nên lựa chọn giữa ngành hải sản hoặc nhà máy thép. Theo truyền thông địa phương, Formosa sau đó đã xin lỗi về bình luận này.
Hơn 100.000 người đã ký vào thỉnh nguyện thư kêu gọi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nêu ra vấn đề với Việt Nam trong chuyến thăm vào tháng này.
Thi Nguyen, một nhà tư vấn môi trường độc lập ở Tp. Hồ Chí Minh cho biết: “Đầu tư nước ngoài là quan trọng, nhưng chính phủ Việt Nam không nên thu hút đầu tư nước ngoài bằng bất cứ giá nào, và thảm họa này đã chứng minh điều đó”.
Chính phủ Việt Nam đã tìm kiếm đầu tư nước ngoài để giúp đạt mục tiêu tăng trưởng 6.7% năm nay. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5.46% trong quý đầu năm nay so với 7.01% trong quý cuối của năm ngoái khi thu nhập từ sản xuất dầu thô và sản phẩm nông nghiệp sụt giảm.
Theo số liệu của chính phủ, Đài Loan là nhà đầu tư lớn thứ 3 vào Việt Nam trong quý đầu với 465.6 triệu đôla, đứng sau Hàn Quốc và Singapore.
Formosa từng là tâm điểm giận dữ của người dân Việt Nam trước đây. Vào tháng 5 năm 2014, công ty này và các doanh nghiệp khác của Đài Loan đã bị tấn công bởi những người biểu tình sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển tranh chấp ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Formosa cho biết, vụ bạo loạn đã khiến một công nhân Trung Quốc thiệt mạng vì đột quỵ, gây thua lỗ 3 triệu đôla. Công ty này sau đó đã nhận được 30 tỉ đồng tiền bồi thường.
Theo Bloomberg, VOA
http://www.voatiengviet.com/content/tan-chinh-phu-viet-nam-doi-mat-voi-thach-thuc-lon-tu-cuoc-bieu-tinh-do-ca-chet/3312266.html
Tin tức / Việt Nam
Truyền thông Việt Nam không đưa tin về các cuộc biểu tình vụ cá chết
Người biểu tình ở Hà Nội cầm băng rôn và biểu ngữ phản đối vụ cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung, ngày 1/5/2016.
02.05.2016
Các cuộc biểu tình đã diễn ra ở các thành phố chính của Việt Nam trong ngày Chủ Nhật 1/5 khi hàng ngàn người xuống đường phản đối tình trạng biển bị ô nhiễm làm cá chết hàng loạt ở miền trung đất nước.
Những người biểu tình và truyền thông xã hội nghi ngờ rằng Tập Đoàn Formosa Plastics của Đài Loan đã xả chất thải độc hại ra biển tại Hà Tĩnh, đồng thời chỉ trích chính phủ về sự chậm trễ trong việc điều tra và công bố nguyên nhân của tình trạng cá chết dọc theo 200 kilomet bờ biển miền trung Việt Nam.
Hầu hết các cuộc biểu tình tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số tỉnh miền trung đã diễn ra ôn hòa. Cũng trên truyền thông xã hội, cuối ngày 1/5 đã xuất hiện nhiều bức ảnh cho thấy có ít nhất một người đàn ông và một phụ nữ bị hành hung ở thành phố Hồ Chí Minh.
Báo chí do nhà nước kiểm soát ở Việt Nam không có bất cứ tin tức gì về các cuộc biểu tình. Trong khi đó, bản tin thời sự lúc 8 giờ tối ngày 1/5 của đài truyền hình Việt Nam, VTV, phát đi thông tin 2 người hoạt động nhân quyền là Trương Minh Tâm và Chu Mạnh Sơn bị bắt giữ khi đi về các tỉnh bị thiệt hại vì đợt cá chết để tìm hiểu thông tin.
VTV nói ông Tâm là thành viên của phong trào Con đường Việt Nam và ông Chu Mạnh Sơn có liên hệ với Việt Tân, một tổ chức mà lâu nay nhà nước Việt Nam vẫn gọi là “thù địch” và “khủng bố”. Đảng Việt Tân, có bản doanh ở Mỹ, đã nhiều lần bác bỏ tố cáo của chính quyền Hà Nội.
Đài VTV dẫn lời cơ quan an ninh cáo buộc 2 người hoạt động nhân quyền này nhận tiền của các tổ chức nước ngoài đến những nơi thiệt hại để ghi hình nhằm phát tán trên các trang mạng để kích động người dân.
Bình luận về sự im hơi lặng tiếng của truyền thông nhà nước Việt Nam đối với các cuộc biểu tình hôm 1/5, ông Trịnh Hữu Long, một nhà hoạt động nhân quyền hiện đang sống ở Manila, Philippines, nói:
“Không những cuộc biểu tình ngày hôm qua của dân ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng,Vũng Tàu không được báo chí Việt Nam đưa tin, mà thậm chí các cuộc biểu tình của bà con ngư dân ở các vùng bị ảnh hưởng cũng không được báo chí Việt Nam đưa tin nốt, thì tôi nghĩ rằng đây là một thiếu sót của báo chí trong nước. Điều đó không gì khác là có chỉ thị từ Ban Tuyên giáo xuống là không được đưa tin. Có một cái định hướng nào đó. Điều này tôi biết chắc vì có nhà báo ở trong nước thông báo cho tôi. Và báo chí trong nước chắc chắn là không được đưa cái tin đó”.
Từ góc độ của một cựu nhà báo cũng như là người theo dõi sát các diễn biến chính trị, xã hội ở Việt Nam trong những năm qua, nhà hoạt động Trịnh Hữu Long nhận xét chính quyền Việt Nam đã lúng túng trong việc xử lý cuộc khủng hoảng môi trường biển hiện nay. Ông Long cho rằng trong tình hình Việt Nam vừa có chính phủ mới, nhân sự cấp cao mới nên chính quyền đã chọn “phương án an toàn”. Ông Long nói:
“Trong mọi tình huống mà chính quyền lúng túng không biết xử lý như thế nào, không biết làm gì thì họ sẽ lựa chọn phương án an toàn là phương án mà lâu nay họ vẫn dùng là kiểm soát thông tin. Và thông qua kiểm soát thông tin thì họ một kiểm soát lại toàn bộ xã hội, đưa xã hội về guồng quay bình thường của nó”.
Nhà hoạt động Trịnh Hữu Long nhận định rằng chính quyền hiện nay đã rút ra bài học từ những cuộc biểu tình do phẫn nộ về chủ quyền biển hồi giữa năm 2014 đã dẫn đến bạo loạn. Ông nói:
“Trong thời điểm năm 2014, khi thông tin về giàn khoan 981 được báo chí trong nước đưa tin rất nhiều đã biến thành biểu tình rầm rộ ở khắp cả nước và chắc chắn là chính quyền không muốn xảy ra nữa”.
Những người biểu tình và truyền thông xã hội nghi ngờ rằng Tập Đoàn Formosa Plastics của Đài Loan đã xả chất thải độc hại ra biển tại Hà Tĩnh, đồng thời chỉ trích chính phủ về sự chậm trễ trong việc điều tra và công bố nguyên nhân của tình trạng cá chết dọc theo 200 kilomet bờ biển miền trung Việt Nam.
Hầu hết các cuộc biểu tình tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số tỉnh miền trung đã diễn ra ôn hòa. Cũng trên truyền thông xã hội, cuối ngày 1/5 đã xuất hiện nhiều bức ảnh cho thấy có ít nhất một người đàn ông và một phụ nữ bị hành hung ở thành phố Hồ Chí Minh.
Báo chí do nhà nước kiểm soát ở Việt Nam không có bất cứ tin tức gì về các cuộc biểu tình. Trong khi đó, bản tin thời sự lúc 8 giờ tối ngày 1/5 của đài truyền hình Việt Nam, VTV, phát đi thông tin 2 người hoạt động nhân quyền là Trương Minh Tâm và Chu Mạnh Sơn bị bắt giữ khi đi về các tỉnh bị thiệt hại vì đợt cá chết để tìm hiểu thông tin.
Không những cuộc biểu tình ngày hôm qua của dân ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng,Vũng Tàu không được báo chí Việt Nam đưa tin, mà thậm chí các cuộc biểu tình của bà con ngư dân ở các vùng bị ảnh hưởng cũng không được báo chí Việt Nam đưa tin nốt, thì tôi nghĩ rằng đây là một thiếu sót của báo chí trong nước. Điều đó không gì khác là có chỉ thị từ Ban Tuyên giáo xuống là không được đưa tin...
Đài VTV dẫn lời cơ quan an ninh cáo buộc 2 người hoạt động nhân quyền này nhận tiền của các tổ chức nước ngoài đến những nơi thiệt hại để ghi hình nhằm phát tán trên các trang mạng để kích động người dân.
Bình luận về sự im hơi lặng tiếng của truyền thông nhà nước Việt Nam đối với các cuộc biểu tình hôm 1/5, ông Trịnh Hữu Long, một nhà hoạt động nhân quyền hiện đang sống ở Manila, Philippines, nói:
“Không những cuộc biểu tình ngày hôm qua của dân ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng,Vũng Tàu không được báo chí Việt Nam đưa tin, mà thậm chí các cuộc biểu tình của bà con ngư dân ở các vùng bị ảnh hưởng cũng không được báo chí Việt Nam đưa tin nốt, thì tôi nghĩ rằng đây là một thiếu sót của báo chí trong nước. Điều đó không gì khác là có chỉ thị từ Ban Tuyên giáo xuống là không được đưa tin. Có một cái định hướng nào đó. Điều này tôi biết chắc vì có nhà báo ở trong nước thông báo cho tôi. Và báo chí trong nước chắc chắn là không được đưa cái tin đó”.
Từ góc độ của một cựu nhà báo cũng như là người theo dõi sát các diễn biến chính trị, xã hội ở Việt Nam trong những năm qua, nhà hoạt động Trịnh Hữu Long nhận xét chính quyền Việt Nam đã lúng túng trong việc xử lý cuộc khủng hoảng môi trường biển hiện nay. Ông Long cho rằng trong tình hình Việt Nam vừa có chính phủ mới, nhân sự cấp cao mới nên chính quyền đã chọn “phương án an toàn”. Ông Long nói:
“Trong mọi tình huống mà chính quyền lúng túng không biết xử lý như thế nào, không biết làm gì thì họ sẽ lựa chọn phương án an toàn là phương án mà lâu nay họ vẫn dùng là kiểm soát thông tin. Và thông qua kiểm soát thông tin thì họ một kiểm soát lại toàn bộ xã hội, đưa xã hội về guồng quay bình thường của nó”.
Nhà hoạt động Trịnh Hữu Long nhận định rằng chính quyền hiện nay đã rút ra bài học từ những cuộc biểu tình do phẫn nộ về chủ quyền biển hồi giữa năm 2014 đã dẫn đến bạo loạn. Ông nói:
“Trong thời điểm năm 2014, khi thông tin về giàn khoan 981 được báo chí trong nước đưa tin rất nhiều đã biến thành biểu tình rầm rộ ở khắp cả nước và chắc chắn là chính quyền không muốn xảy ra nữa”.
- Người biểu tình xuống đường với biểu ngữ "Chúng tôi yêu biển, cá và tôm. Formosa hãy cút khỏi Việt Nam" trong cuộc biểu tình phản đối vụ cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung, ngày 1/5/2016.
- Người biểu tình xuống đường tại Hà Nội với biểu ngữ phản đối công ty Đài Loan Formosa Plastics huỷ hoại môi trường biển gây ra vụ cá chết hàng loạt tại tỉnh miền Trung, ngày 1/5/2016.
- Người biểu tình xuống đường tại Hà Nội với biểu ngữ phản đối công ty Formosa, đòi trả lại Vũng áng cho người dân trong cuộc biểu tình tố cáo công ty Formosa hủy hoại môi trường, gây ra vụ cá chết hàng loạt tại tỉnh miền Trung Việt Nam, ngày 1/5/2016.
- Người biểu tình cầm biểu ngữ phản đối công ty Đài Loan Formosa Plastic huỷ hoại môi trường, gây ra vụ cá chết, đòi trả lại nước sạch cho người dân.
- Người biểu tình xuống đường tại Hà Nội với biểu ngữ phản đối công ty Đài Loan Formosa Plastic thải chất độc ra biển làm cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung, ngày 1/5/2016.
- Người Việt ở Hà Nội xuống đường phản đối vụ cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, ngày 1//5/2016.
- Người biểu tình cầm biểu ngữ "Ai đầu độc biển miền Trung" trong cuộc biểu tình phản đối vụ cá chết hàng loạt tại Hà Nội, ngày 1/5/2016.
- Bé trai tại Hà Nội cầm biểu ngữ kêu gọi bảo vệ môi trường cho tương lai trong cuộc biểu tình phản đối vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung, ngày 1/5/2016.
- Người dân xuống đường biểu tình phản đối vụ cá chết với biểu ngữ "Chúng tôi muốn sống" tại Hà Nội, ngày 1/5/2016.
- Người biểu tình xuống đường tại Hà Nội mang theo những biểu ngữ như “Tôi yêu môi trường biển”, Toàn dân Việt Nam cứu biển”...phản đối vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung, ngày 1//5/2016.
- Người biểu tình xuống đường tại Sài Gòn mang theo các băng rôn và biểu ngữ phản đối vụ cá chết ở miền Trung, ngày 1//5/2016.
- Giới hữu trách huy động lực lượng công an, cảnh sát rất đông đảo để ngăn rối loạn.
- Người biểu tình ở Hà Nội cầm băng rôn và biểu ngữ phản đối vụ cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung, ngày 1/5/2016.
- Lực lượng an ninh ngăn chặn người biểu tình tại Hà Nội, ngày 1/5/2016.
◀
http://www.voatiengviet.com/content/truyen-thong-vietnam-khong-dua-tin-ve-bieu-tinh-ca-chet/3311439.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten