Rodrigo Duterte đắc cử tổng thống Philippines với 40% phiếu
Luật sư Rodrigo Duterte, người đắc cử tổng thống Philippines. Ảnh chụp lúc vận động tranh cử ngày 07/05/2016.REUTERS/Erik De Castro
Ứng cử viên nổi tiếng mị dân, luật sư Rodrigo Duterte đã chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Philippines, theo Cơ quan kiểm soát bầu cử của Giáo Hội Công Giáo được chính phủ ủy nhiệm. Khi dồn phiếu cho thị trưởng Davao, thành phố ở miền nam, dân chúng đã bày tỏ bất bình đối với giai tầng chính trị gia thủ đô. Tổng thống mới đắc cử cam kết sẽ triệt để bài trừ tham nhũng và cải cách sâu rộng hệ thống chính trị.
Từ Manila, thông tín viên Marianne Dardard tường thuật.
" Chiến thắng áp đảo của Rodrigo Duterte. Đây là tựa của The Daily Inquirer, nhật báo lâu đời nhất của Philippines và không hề có tiếng ủng hộ thị trưởng Davao. Tổng thống mãn nhiệm Aquino cũng tuyên bố « nhìn nhận » kết quả.
Sự kiện đập vào mắt là tỷ lệ cử tri giành cho người chiến thắng trong cuộc bầu cử một vòng : gần 40%, một tỷ lệ cao hơn dự báo của các viện thăm dò dư luận.
Lần bầu cử sau cùng mà người đắc cử được kết quả rõ nét là khi bầu tổng thống Joseph Estrada, một tài tử điện ảnh nổi tiếng. Ở Philippines, có tên tuổi là điều kiện then chốt để họat động chính trị.
Tổng thống đắc cử tuyên bố ông nhận lãnh « sự ủy nhiệm của dân chúng với lòng khiêm tốn ».
Nhiệm kỳ của Rodrigo Duterte được thông báo sẽ bắt đầu một cách mạnh mẽ. Người phát ngôn cho biết sẽ có tu chính Hiến pháp và đề nghị cải tổ thể chế thành một chế độ đại nghị."
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160510-rodrigo-duterte-dac-cu-tong-thong-philippines-voi-40-phieu
" Chiến thắng áp đảo của Rodrigo Duterte. Đây là tựa của The Daily Inquirer, nhật báo lâu đời nhất của Philippines và không hề có tiếng ủng hộ thị trưởng Davao. Tổng thống mãn nhiệm Aquino cũng tuyên bố « nhìn nhận » kết quả.
Sự kiện đập vào mắt là tỷ lệ cử tri giành cho người chiến thắng trong cuộc bầu cử một vòng : gần 40%, một tỷ lệ cao hơn dự báo của các viện thăm dò dư luận.
Lần bầu cử sau cùng mà người đắc cử được kết quả rõ nét là khi bầu tổng thống Joseph Estrada, một tài tử điện ảnh nổi tiếng. Ở Philippines, có tên tuổi là điều kiện then chốt để họat động chính trị.
Nhiệm kỳ của Rodrigo Duterte được thông báo sẽ bắt đầu một cách mạnh mẽ. Người phát ngôn cho biết sẽ có tu chính Hiến pháp và đề nghị cải tổ thể chế thành một chế độ đại nghị."
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160510-rodrigo-duterte-dac-cu-tong-thong-philippines-voi-40-phieu
Rodrigo Duterte, một « Donald Trump » Philippines ?
Ứng viên tranh cử tổng thống, Rodrigo Duterte.REUTERS/Romeo Ranoco
Bầu cử tổng thống tại Philippines thu hút sự quan tâm của ba nhật báo Pháp La Croix, Les Echos và Libération ngày 09/05/2016. Cả ba nhật báo đặc biệt chú ý đến ứng viên « Duterte Harry », như cách gọi của báo chí Philippines, đang làm đảo lộn ván cờ chính trị tại nước này, một nhân vật mà ba tờ báo Pháp đều cùng có chung nhận xét là « phản hệ thống », một kiểu « Donald Trump » của Philippines.
Bởi vì cách đây ba tháng ông Duterte vẫn còn là một nhân vật không có tiếng tăm. Nếu như trước đây ông chỉ nhận được 33% ý định bỏ phiếu cho ông, thì theo một thăm dò mới nhất, ông đang dẫn trước bà nghị sĩ Grace Poe, được cho là người nghiêm túc và có tư cách, đến 11 điểm.
Tên thật Rodrigo Duterte, luật gia 71 tuổi, một vợ, bốn con và có hai tình nhân, một ứng viên có giọng điệu khiêu khích, như mô tả của Libération, giờ đang ở ngay « trước cửa dinh tổng thống ». Từ nhiều tháng nay, nhân vật này không ngừng lên tiếng tố cáo « thái độ khinh miệt » người dân của những « phe phái » và những gia đình « cầm quyền » tại Philippines từ nhiều thập niên nay.
Giống Donald Trump, là vì ông Duterte cũng có những lời lẽ, ngôn từ quá đáng, không mấy «lịch sự» trong suốt quá trình vận động tranh cử : cam kết « quét sạch » các tên tội phạm, trộm cắp khỏi đất nước, tuyên bố sẵn sàng tử hình những đứa con nào của ông có dính dáng đến ma túy, hay quá đáng hơn ông lấy làm tiếc là đã không tham gia một vụ hiếp dâm tập thể một nhà truyền giáo người Úc mà ông cho là quá « sexy » hay như còn xem đức giáo hoàng Phanxicô là « con của đĩ »…
Theo tường thuật của thông tín viên Libération tại Manila, sở dĩ ông Duterte thu hút được cảm tình của đông đảo người dân đó là do những đời chính phủ trước đã không giải tỏa được mối bất an về tình trạng tội phạm và bất công. Dưới thời tổng thống Aquino III, tuy kinh tế có khá hơn, nhưng những người dân thuộc tầng lớp thấp trong xã hội lại không được hưởng thụ những thành quả kinh tế đó. Nắm bắt được yếu tố tâm lý này, ông Duterte đã có những dấu ấn khác biệt so với các ứng viên khác.
Những vấn đề gai góc chờ đợi tân tổng thống
Bên cạnh đó, Libération cũng có bài viết khác liệt kê những vấn đề được cho là « rất nhạy cảm » đang chờ đợi vị tổng thống tân cử sắp tới. Bài viết đề tựa « Chương trình quá tải dành cho người kế nhiệm Aquino III ».
Hồ sơ đầu tiên tờ báo đề cập đến chính là mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc do các tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông. Những căng thẳng đó không chỉ là mới đây, mà đã có từ những năm 1980, nhưng đã thật sự trở nên tồi tệ hơn kể từ năm 2012, sau khi Trung Quốc chiếm lấy bãi đá ngầm Scarborough, vùng đánh bắt truyền thống của người Philippines và bắt đầu các công trình cải tạo. Manila nhiều lần lên tiếng chỉ trích các hành động được cho là « gây hấn » của Trung Quốc và thậm chí đi đến việc kiện Bắc Kinh ra trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye, mà phán quyết sẽ được đưa ra trong thời gian sắp tới đây.
Tiếp đến là hồ sơ những người Hồi giáo đòi ly khai. Họ chính là hậu duệ của các thương nhân Ả Rập, khai sáng vùng Bangsamoro, ở đảo Mindanao, phía nam Philippines, từ thế kỷ XIV. Gần đây, chính quyền ông Aquino III đã đạt được một thỏa thuận với Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia Hồi Giáo để chấm dứt cuộc chiến tranh du kích kéo dài từ gần nửa thế kỷ nay, cướp đi sinh mạng của hơn 150.000 người.
Theo thỏa thuận, chính phủ cam kết trao quyền tự trị cho khu vực, bao gồm cả Nghị viện và cảnh sát. Nhưng đạo luật đã bị chận lại ở Nghị viện Manila từ nhiều tháng nay. Ông Yves Boquet, giáo sư về địa lý và chuyên gia về Trung Quốc và Philippines, trường đại học Bourgogne-Franche-Comté, giải thích là người Philippines công giáo « vẫn còn nhiều ngờ vực về cộng đồng người Hồi giáo. Do đó người kế nhiệm sẽ phải đối phó với vấn đề gai góc này ».
Cuối cùng là vấn đề xóa nạn nghèo đói. Philippines là một trong những quốc gia Châu Á có tỷ lệ bất bình đẳng cao nhất. Tỷ lệ tăng trưởng tuy khá cao (5,8% trong năm 2015), nhưng «5% dân số sống dưới ngưỡng nghèo đói, 15% chỉ vừa đủ mau nhu yếu phẩm và trong khi gạo là nguồn thực phẩm chính thì mức giá vẫn tăng đều. Ông Aquino đã không xóa bỏ được tình trạng này», ông Yves Boquet lưu ý.
Trong khi đó, tỷ lệ lao động tạm bợ và thất nghiệp vẫn cao ở giới trẻ (khoảng 25%). Nền kinh tế Philippines vẫn sống dựa vào nguồn ngoại tệ gởi từ lực lượng lao động xuất khẩu khắp toàn cầu. Đó là còn chưa kể đến đảo quốc này luôn phải đối phó với các thiên tai. Do đó, theo như khẳng định của ông Yves Boquet, « tổng thống tương lai sẽ phải chuẩn bị cho việc giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương của đất nước trước những biến đổi của khí hậu có nguy cơ gia tăng trong tương lai ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160509-rodrigo-duterte-mot-%C2%AB-donald-trump-%C2%BB-philippines
Tên thật Rodrigo Duterte, luật gia 71 tuổi, một vợ, bốn con và có hai tình nhân, một ứng viên có giọng điệu khiêu khích, như mô tả của Libération, giờ đang ở ngay « trước cửa dinh tổng thống ». Từ nhiều tháng nay, nhân vật này không ngừng lên tiếng tố cáo « thái độ khinh miệt » người dân của những « phe phái » và những gia đình « cầm quyền » tại Philippines từ nhiều thập niên nay.
Giống Donald Trump, là vì ông Duterte cũng có những lời lẽ, ngôn từ quá đáng, không mấy «lịch sự» trong suốt quá trình vận động tranh cử : cam kết « quét sạch » các tên tội phạm, trộm cắp khỏi đất nước, tuyên bố sẵn sàng tử hình những đứa con nào của ông có dính dáng đến ma túy, hay quá đáng hơn ông lấy làm tiếc là đã không tham gia một vụ hiếp dâm tập thể một nhà truyền giáo người Úc mà ông cho là quá « sexy » hay như còn xem đức giáo hoàng Phanxicô là « con của đĩ »…
Theo tường thuật của thông tín viên Libération tại Manila, sở dĩ ông Duterte thu hút được cảm tình của đông đảo người dân đó là do những đời chính phủ trước đã không giải tỏa được mối bất an về tình trạng tội phạm và bất công. Dưới thời tổng thống Aquino III, tuy kinh tế có khá hơn, nhưng những người dân thuộc tầng lớp thấp trong xã hội lại không được hưởng thụ những thành quả kinh tế đó. Nắm bắt được yếu tố tâm lý này, ông Duterte đã có những dấu ấn khác biệt so với các ứng viên khác.
Bên cạnh đó, Libération cũng có bài viết khác liệt kê những vấn đề được cho là « rất nhạy cảm » đang chờ đợi vị tổng thống tân cử sắp tới. Bài viết đề tựa « Chương trình quá tải dành cho người kế nhiệm Aquino III ».
Hồ sơ đầu tiên tờ báo đề cập đến chính là mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc do các tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông. Những căng thẳng đó không chỉ là mới đây, mà đã có từ những năm 1980, nhưng đã thật sự trở nên tồi tệ hơn kể từ năm 2012, sau khi Trung Quốc chiếm lấy bãi đá ngầm Scarborough, vùng đánh bắt truyền thống của người Philippines và bắt đầu các công trình cải tạo. Manila nhiều lần lên tiếng chỉ trích các hành động được cho là « gây hấn » của Trung Quốc và thậm chí đi đến việc kiện Bắc Kinh ra trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye, mà phán quyết sẽ được đưa ra trong thời gian sắp tới đây.
Tiếp đến là hồ sơ những người Hồi giáo đòi ly khai. Họ chính là hậu duệ của các thương nhân Ả Rập, khai sáng vùng Bangsamoro, ở đảo Mindanao, phía nam Philippines, từ thế kỷ XIV. Gần đây, chính quyền ông Aquino III đã đạt được một thỏa thuận với Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia Hồi Giáo để chấm dứt cuộc chiến tranh du kích kéo dài từ gần nửa thế kỷ nay, cướp đi sinh mạng của hơn 150.000 người.
Theo thỏa thuận, chính phủ cam kết trao quyền tự trị cho khu vực, bao gồm cả Nghị viện và cảnh sát. Nhưng đạo luật đã bị chận lại ở Nghị viện Manila từ nhiều tháng nay. Ông Yves Boquet, giáo sư về địa lý và chuyên gia về Trung Quốc và Philippines, trường đại học Bourgogne-Franche-Comté, giải thích là người Philippines công giáo « vẫn còn nhiều ngờ vực về cộng đồng người Hồi giáo. Do đó người kế nhiệm sẽ phải đối phó với vấn đề gai góc này ».
Cuối cùng là vấn đề xóa nạn nghèo đói. Philippines là một trong những quốc gia Châu Á có tỷ lệ bất bình đẳng cao nhất. Tỷ lệ tăng trưởng tuy khá cao (5,8% trong năm 2015), nhưng «5% dân số sống dưới ngưỡng nghèo đói, 15% chỉ vừa đủ mau nhu yếu phẩm và trong khi gạo là nguồn thực phẩm chính thì mức giá vẫn tăng đều. Ông Aquino đã không xóa bỏ được tình trạng này», ông Yves Boquet lưu ý.
Trong khi đó, tỷ lệ lao động tạm bợ và thất nghiệp vẫn cao ở giới trẻ (khoảng 25%). Nền kinh tế Philippines vẫn sống dựa vào nguồn ngoại tệ gởi từ lực lượng lao động xuất khẩu khắp toàn cầu. Đó là còn chưa kể đến đảo quốc này luôn phải đối phó với các thiên tai. Do đó, theo như khẳng định của ông Yves Boquet, « tổng thống tương lai sẽ phải chuẩn bị cho việc giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương của đất nước trước những biến đổi của khí hậu có nguy cơ gia tăng trong tương lai ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160509-rodrigo-duterte-mot-%C2%AB-donald-trump-%C2%BB-philippines
Tổng thống mới của Philippines sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc ?
Luật sư Rodrigo Duterte hôn lá cờ Philippines trong cuộc vận động tranh cử ở Manila, ngày 7/05/2016.REUTERS/Romeo Ranoco/File Photo
Hồ sơ biển Đông sẽ được giải quyết qua « đàm phán đa phương », trong đó có đồng minh Hoa Kỳ, Nhật, Úc và các quốc gia tranh chấp. Trên đây là tuyên bố của ông Rodrigo Duterte, tổng thống Philippines mới đắc cử về quan hệ với Trung Quốc, hoàn toàn khác hẳn với những phát biểu gây lo ngại của ứng cử viên Rodrigo Duterte trước bầu cử.
Ngày thứ hai 09/05/2016, vào lúc cử tri Philippines bỏ phiếu chọn lựa người lãnh đạo vận mệnh quốc gia cho 6 năm tới, thì từ Davao, ứng cử viên Rodrigo Duterte tuyên bố với báo chí quốc tế : "Nếu đắc cử tổng thống thì tôi sẽ giải quyết tranh chấp ở biển Đông với Trung Quốc bằng « đàm phán đa phương » trong đó các đồng minh của Philippines là Mỹ, Nhật, Úc và các nước tranh chấp tham gia."
Bác bỏ lập trường của Bắc Kinh, tuyên bố chủ quyền trên 80% diện tích biển Đông, ông Rodrigo Duterte nhấn mạnh là Trung Quốc phải tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước ven biển theo quy định của công pháp quốc tế. Bắc Kinh không có quyền đòi hỏi gì cả mà nên hợp tác khai thác dầu khí với Manila.
Vài giờ sau, kết quả kiểm phiếu xác nhận Rodrigo Duterte đắc cử tổng thống Philippines.
Theo Reuters, giới ngoại giao quốc tế thắc mắc về lập trường mâu thuẩn của ông Rodrigo Duterte. Lúc thì thế này khi thì thế nọ. Lúc đầu chiến dịch tranh cử, trong một cuộc tranh luận với các đối thủ, ông tuyên bố sẽ « một mình ra Trường Sa cấm cờ Philippines trên các đảo bị Trung Quốc lấn chiếm xây căn cứ quân sự và sẵn sàng chết như một anh hùng ».
Thế rồi, sau đó, nhân vật có lối tuyên bố bốc đồng này lại nói « nếu trong hai năm tới đây chiến lược tìm kiếm một giải pháp đa phương như hiện nay không mang lại kết quả thì, nếu là tổng thống, tôi sẽ đàm phán song phương với Trung Quốc ». Lập trường này bị giới phân tích chiến lược gọi là "ngây thơ và nguy hiểm".
Trên báo mạng The Diplomat, John Ford, một luật gia của hải quân Mỹ cho biết, trong quá trình hoạt động, nhà chính trị 71 tuổi này đã nhiều lần chứng tỏ ông ngây thơ, không biết gì về thủ đoạn của Bắc Kinh.
Đem biển Đông ra xử lý tay đôi với Trung Quốc là trúng kế đối phương và cầm bằng từ thua đến thua. Một khi ngồi vào bàn đàm phán song phương với Trung Quốc, Manila bị trói tay, lấy sức ở đâu để mặc cả với Bắc Kinh. Hành động khôn ngoan nhất là phải tay trong tay với các đối tác khác trong ASEAN cùng bị Trung Quốc lấn hiếp. Thêm vào đó, khi ông Duterte đàm phán song phương với Bắc Kinh, thì mặt trận ngoại giao thống nhất đương đầu với tham vọng của Trung Quốc sẽ tan vỡ.
Sự kiện mới nhất gây tiếng vang hôm chủ nhật 08/05 là phe ông Duterte đe dọa kiện tổng thống mãn nhiệm Aquino và thượng nghị sĩ Antonio Trillannes ra toà về tội phản quốc, do đã làm mất đảo Scarborough. Họ tố Thượng nghị sĩ Antonio Trillannes, nhận lệnh của tổng thống Aquino, « mật đàm » với Bắc Kinh 16 lần và thổ lộ với phía Trung Quốc là Philippines « không đủ sức » bảo vệ biển đảo.
Bình luận về những lời tuyên bố bốc lửa về chính trị, ngoại giao và nhân quyền của thị trưởng Davao, nhà phân tích chính trị Earl Parreno, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Cải cách Chính trị và Kinh tế ở Manila, cho rằng Duterte không dại gì gây thêm bất ổn cho Philippines. Vận động tranh cử là diễn kịch, phải phóng đại để loan tải thông điệp. Một khi làm tổng thống, ông ấy sẽ xuống thang.
Một nhân vật từng trải chính trường ở Mindanao vừa đánh bại các đối thủ của tầng lớp ưu tú tại Manila khó có thể là một kẻ ngây thơ và bốc đồng, cho dù có những lời tuyên bố « văng mạng » theo kiểu « Donald Trump ».
Tuy nhiên, còn quá sớm để có thể kết luận là tổng thống tương lai của Philippines sẽ là người góp phần củng cố hay trái lại phá thế liên kết đối phó với tham vọng của Trung Quốc tại vùng biển của Đông Nam Á hay không.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160510-tong-thong-moi-cua-philippines-se-cung-ran-hon-voi-trung-quoc
Bác bỏ lập trường của Bắc Kinh, tuyên bố chủ quyền trên 80% diện tích biển Đông, ông Rodrigo Duterte nhấn mạnh là Trung Quốc phải tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước ven biển theo quy định của công pháp quốc tế. Bắc Kinh không có quyền đòi hỏi gì cả mà nên hợp tác khai thác dầu khí với Manila.
Vài giờ sau, kết quả kiểm phiếu xác nhận Rodrigo Duterte đắc cử tổng thống Philippines.
Theo Reuters, giới ngoại giao quốc tế thắc mắc về lập trường mâu thuẩn của ông Rodrigo Duterte. Lúc thì thế này khi thì thế nọ. Lúc đầu chiến dịch tranh cử, trong một cuộc tranh luận với các đối thủ, ông tuyên bố sẽ « một mình ra Trường Sa cấm cờ Philippines trên các đảo bị Trung Quốc lấn chiếm xây căn cứ quân sự và sẵn sàng chết như một anh hùng ».
Trên báo mạng The Diplomat, John Ford, một luật gia của hải quân Mỹ cho biết, trong quá trình hoạt động, nhà chính trị 71 tuổi này đã nhiều lần chứng tỏ ông ngây thơ, không biết gì về thủ đoạn của Bắc Kinh.
Đem biển Đông ra xử lý tay đôi với Trung Quốc là trúng kế đối phương và cầm bằng từ thua đến thua. Một khi ngồi vào bàn đàm phán song phương với Trung Quốc, Manila bị trói tay, lấy sức ở đâu để mặc cả với Bắc Kinh. Hành động khôn ngoan nhất là phải tay trong tay với các đối tác khác trong ASEAN cùng bị Trung Quốc lấn hiếp. Thêm vào đó, khi ông Duterte đàm phán song phương với Bắc Kinh, thì mặt trận ngoại giao thống nhất đương đầu với tham vọng của Trung Quốc sẽ tan vỡ.
Sự kiện mới nhất gây tiếng vang hôm chủ nhật 08/05 là phe ông Duterte đe dọa kiện tổng thống mãn nhiệm Aquino và thượng nghị sĩ Antonio Trillannes ra toà về tội phản quốc, do đã làm mất đảo Scarborough. Họ tố Thượng nghị sĩ Antonio Trillannes, nhận lệnh của tổng thống Aquino, « mật đàm » với Bắc Kinh 16 lần và thổ lộ với phía Trung Quốc là Philippines « không đủ sức » bảo vệ biển đảo.
Bình luận về những lời tuyên bố bốc lửa về chính trị, ngoại giao và nhân quyền của thị trưởng Davao, nhà phân tích chính trị Earl Parreno, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Cải cách Chính trị và Kinh tế ở Manila, cho rằng Duterte không dại gì gây thêm bất ổn cho Philippines. Vận động tranh cử là diễn kịch, phải phóng đại để loan tải thông điệp. Một khi làm tổng thống, ông ấy sẽ xuống thang.
Một nhân vật từng trải chính trường ở Mindanao vừa đánh bại các đối thủ của tầng lớp ưu tú tại Manila khó có thể là một kẻ ngây thơ và bốc đồng, cho dù có những lời tuyên bố « văng mạng » theo kiểu « Donald Trump ».
Tuy nhiên, còn quá sớm để có thể kết luận là tổng thống tương lai của Philippines sẽ là người góp phần củng cố hay trái lại phá thế liên kết đối phó với tham vọng của Trung Quốc tại vùng biển của Đông Nam Á hay không.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160510-tong-thong-moi-cua-philippines-se-cung-ran-hon-voi-trung-quoc
Geen opmerkingen:
Een reactie posten