Căn cứ Cam Ranh sẽ quyết định số phận Biển Đông
Vịnh Cam Ranh từng là nơi Nga đóng căn cứ Hải Quân (1979-2001). Ảnh chụp trong chuyến thăm vịnh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày 03/06/ 2012.REUTERS/Jim Watson/Pool
Sự kiện ngày càng có nhiều chiến hạm quốc tế trở lại thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam trong thời gian gần đây đã thu hút sự chú ý của giới quan sát. Trong một bài phân tích mới công bố hôm 08/05/2016, chuyên san Mỹ The National Interest đã không ngần ngại cho rằng hải cảng này của Việt Nam có giá trị quyết định cho việc kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Việt Nam hiện đang thận trọng trong việc ưu tiên mở cửa cảng cho một cường quốc cụ thể, nhưng vấn đề có thể khác đi nếu tình hình Biển Đông xấu đi vì Trung Quốc làm quá !
Theo tác giả bài báo Yevgen Sautin, từng nghiên cứu tại Đại Học Quốc Gia Đài Loan và trung tâm nghiên cứu Mỹ Carnegie Endowment for International Peace, vào lúc Trung Quốc đang ngày càng tăng cường hoạt động lấn chiếm Biển Đông, vấn đề cần biết là nước nào trong khu vực sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh.
Câu trả lời của chuyên gia này rất rõ : « Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á có nhiều năng lực và quyết tâm nhất để thách thức các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông ».
Đối với chuyên gia này, với một lực lượng đã từng nhiều lần xung trận chống Trung Quốc và đang tìm cách phối hợp với các nước khác để cùng hoạt động gần các đảo tranh chấp, Hải Quân Việt Nam cũng đã quen với những hành động táo bạo.
Giới lãnh đạo Việt Nam hiện đang cho thấy là họ ít có khả năng nhất trong việc nhượng bộ Trung Quốc để thương thuyết tay đôi và từ bỏ nỗ lực tìm giải pháp đa phương cho cuộc tranh chấp.
Điều quan trọng hơn cả, theo tác giả bài phân tích là Việt Nam có trong tay một chủ bài hay là một vũ khí lợi hại là căn cứ Hải Quân Cam Ranh, được coi là một trong những cảng nước sâu tốt nhất trong toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Giá trị chiến lược của cảng này lại được tăng cường nhờ một sân bay lân cận có khả năng tiếp nhận các loại vận tải cơ hạng nặng và oanh tạc cơ chiến lược.
Đối với nhà nghiên cứu Sautin, nếu Hải Quân một cường quốc lớn được quyền thường xuyên sử dụng Cam Ranh, lực lượng của bất kỳ nước nào khác sẽ khó có thể độc quyền tung hoành trên Biển Đông, ngay cả khi nước đó nắm được quyền kiểm soát hầu hết các đảo đang tranh chấp.
Vấn đề được nêu lên là trong bối cảnh hiện nay, Hải Quân nước nào sẽ được Việt Nam ưu tiên mở cửa cảng Cam Ranh ? Theo Sautin, hiện có hai ứng viên hàng đầu là Mỹ và Nga, nhưng Mỹ được cho là nặng ký hơn trong bối cảnh Washington được Hà Nội đánh giá là một đối tác quốc phòng quan trọng nhất, có nhiều uy thế nhất để giúp Việt Nam kháng lại đà bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Lợi ích chiến lược về việc mời Mỹ vào Cam Ranh, theo ông Sautin, là sự hiện diện của Hải Quân Hoa Kỳ sẽ hóa giải các lợi thế quân sự mà Trung Quốc có được nhờ các cơ sở mà Bắc Kinh vừa xây dựng và củng cố trên Biển Đông. Thế nhưng, nếu Việt Nam làm như vậy thì sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho quan hệ với Trung Quốc, và Bắc Kinh hoàn toàn có thể dùng kinh tế để trừng phạt Hà Nội.
Theo Sautin, quyết tâm của Mỹ can dự vào Biển Đông chưa được rõ rệt lắm, nên vẫn còn khiến Hà Nội ngần ngại, sợ rằng cái lợi khi mở cảng Cam Ranh đón Mỹ không lớn bằng cái hại nẩy sinh.
Về phần Nga, cho dù nước này đã nhiều lần công khai ngỏ ý muốn trở lại Cam Ranh, nhưng xu hướng xích lại gần Bắc Kinh mà Mátxcơva cho thấy trong những ngày gần đây, đặc biệt là lập trường theo đuôi Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, đã khiến giới lãnh đạo Việt Nam hết sức thận trọng.
Dẫu sao thì cho đến nay, về mặt chính thức, Việt Nam vẫn khẳng định là không ưu tiên cho bất kỳ nước nào, mà sẵn sàng mở cảng Cam Ranh cho mọi đối tác quốc tế. Vấn đề, theo tác giả Sautin, lập trường này của Việt Nam hoàn toàn có thể thay đổi nếu tình hình ở Biển Đông xấu đi đáng kể.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160509-cam-ranh-can-cu-se-quyet-dinh-so-phan-bien-dong
Câu trả lời của chuyên gia này rất rõ : « Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á có nhiều năng lực và quyết tâm nhất để thách thức các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông ».
Đối với chuyên gia này, với một lực lượng đã từng nhiều lần xung trận chống Trung Quốc và đang tìm cách phối hợp với các nước khác để cùng hoạt động gần các đảo tranh chấp, Hải Quân Việt Nam cũng đã quen với những hành động táo bạo.
Giới lãnh đạo Việt Nam hiện đang cho thấy là họ ít có khả năng nhất trong việc nhượng bộ Trung Quốc để thương thuyết tay đôi và từ bỏ nỗ lực tìm giải pháp đa phương cho cuộc tranh chấp.
Đối với nhà nghiên cứu Sautin, nếu Hải Quân một cường quốc lớn được quyền thường xuyên sử dụng Cam Ranh, lực lượng của bất kỳ nước nào khác sẽ khó có thể độc quyền tung hoành trên Biển Đông, ngay cả khi nước đó nắm được quyền kiểm soát hầu hết các đảo đang tranh chấp.
Vấn đề được nêu lên là trong bối cảnh hiện nay, Hải Quân nước nào sẽ được Việt Nam ưu tiên mở cửa cảng Cam Ranh ? Theo Sautin, hiện có hai ứng viên hàng đầu là Mỹ và Nga, nhưng Mỹ được cho là nặng ký hơn trong bối cảnh Washington được Hà Nội đánh giá là một đối tác quốc phòng quan trọng nhất, có nhiều uy thế nhất để giúp Việt Nam kháng lại đà bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Lợi ích chiến lược về việc mời Mỹ vào Cam Ranh, theo ông Sautin, là sự hiện diện của Hải Quân Hoa Kỳ sẽ hóa giải các lợi thế quân sự mà Trung Quốc có được nhờ các cơ sở mà Bắc Kinh vừa xây dựng và củng cố trên Biển Đông. Thế nhưng, nếu Việt Nam làm như vậy thì sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho quan hệ với Trung Quốc, và Bắc Kinh hoàn toàn có thể dùng kinh tế để trừng phạt Hà Nội.
Theo Sautin, quyết tâm của Mỹ can dự vào Biển Đông chưa được rõ rệt lắm, nên vẫn còn khiến Hà Nội ngần ngại, sợ rằng cái lợi khi mở cảng Cam Ranh đón Mỹ không lớn bằng cái hại nẩy sinh.
Về phần Nga, cho dù nước này đã nhiều lần công khai ngỏ ý muốn trở lại Cam Ranh, nhưng xu hướng xích lại gần Bắc Kinh mà Mátxcơva cho thấy trong những ngày gần đây, đặc biệt là lập trường theo đuôi Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, đã khiến giới lãnh đạo Việt Nam hết sức thận trọng.
Dẫu sao thì cho đến nay, về mặt chính thức, Việt Nam vẫn khẳng định là không ưu tiên cho bất kỳ nước nào, mà sẵn sàng mở cảng Cam Ranh cho mọi đối tác quốc tế. Vấn đề, theo tác giả Sautin, lập trường này của Việt Nam hoàn toàn có thể thay đổi nếu tình hình ở Biển Đông xấu đi đáng kể.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160509-cam-ranh-can-cu-se-quyet-dinh-so-phan-bien-dong
Việt Nam : Ván cờ ngoại giao ở Vịnh Cam Ranh
Hai khu trục hạm Nhật Bản Ariake và Setogiri tại Vịnh Cam Ranh song không có tàu ngầm huấn luyện Oyashio đi theo.AFP/Ted Algibe
Tờ Nikkei Asian Review ngày 25/04/2016 có bài viết nhân sự kiện hai khu trục hạm của Nhật Bản viếng thăm Vịnh Cam Ranh ngày 12/04 vừa qua. Đây là lần đầu tiên các chiến hạm của Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản ghé thăm cảng này, chỉ nằm cách hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa khoảng 550 km.
Nikkei Asian Review nhận định, đối với Việt Nam, chuyến viếng thăm của chiến hạm Nhật đặt họ vào thế khó xử. Một mặt, chuyến đi này là lời cảnh báo gởi đến Trung Quốc, hiện đang xây dựng một căn cứ quân sự ở vùng biển tranh chấp. Mặt khác, việc này có thể gây bất bình cho láng giềng khổng lồ, vốn có quan hệ chính trị và kinh tế rất chặt chẽ với Việt Nam.
Chính vì vậy mà Hà Nội đã chọn giải pháp trung dung. Họ đã yêu cầu là khi hai khu trục hạm Ariake và Setogiri đi vào Vịnh Cam Ranh, sẽ không có tàu ngầm huấn luyện Oyashio đi theo. Cả ba chiếc tàu này trước đó đã ghé thăm Vịnh Subic của Philippines ngày 03/04.
Việt Nam chắc là đã rất muốn được tận mắt nhìn ngắm công nghệ tiên tế của tàu ngầm Nhật Bản, nhưng cuối cùng đã quyết định không để Oyashio đi vào cảng Cam Ranh, vì theo lời một quan chức Nhật Bản được Nikkei Asian Review trích dẫn, « tàu ngầm là vấn đề "nhạy cảm" nhất đối với Trung Quốc và Việt Nam đã không muốn làm Bắc Kinh giận dữ ».
Để đối đấu với Trung Quốc, năm 2015, Việt Nam đã tăng cường lực lượng tàu ngầm, triển khai 6 tàu ngầm hạng Kilo của Nga tại căn cứ ở Vịnh Cam Ranh. Về phần Trung Quốc thì đang có trong tay hơn 70 tàu ngầm.
Theo dự kiến ban đầu, một chỉ huy của Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản sẽ mở một cuộc họp báo trên đất liền sau khi tàu cập bến cảng Cam Ranh. Nhưng vào giờ chót, Việt Nam đã thay đổi chương trình, để cho viên chỉ huy này phát biểu với báo chí trên một chiến hạm Nhật, dường như là để cho cuộc họp báo không diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã từng tuyên bố là Vịnh Cam Ranh sẽ không bao giờ được sử dụng cho hợp tác quân sự với bất cứ quốc gia nào và cho tới nay vẫn giữ như vậy. Nhưng trước việc Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông, đặc biệt là xây các đảo nhân tạo ở Trường Sa và triển khai tên lửa ở Hoàng Sa, Việt Nam đang buộc phải xét lại chính sách này.
Cảng Cam Ranh nay được cả hai khu vực dân sự và quân sự sử dụng và được mở cửa đón tiếp chiến hạm của mọi quốc gia. Vào cuối tháng 03/2016, khi bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn thăm Việt Nam, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã tuyên bố là Hà Nội sẵn sàng tiếp đón các chiến hạm Trung Quốc đến thăm Vịnh Cam Ranh.
Cảng Quốc tế Cam Ranh đã được mở cửa một phần vào ngày 08/03/2016, mở đường cho chuyến viếng thăm của chiến hạm Nhật. Theo lẽ các chiến hạm của hải quân Nhật là những chiếc đầu tiên ghé cảng mới, nhưng vào giữa tháng 3, một chiến hạm của hải quân Singapore đã bất ngờ ghé thăm cảng này, thay vì ghé cảng Đà Nẵng như kế hoạch ban đầu.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160425-viet-nam-van-co-ngoai-giao-o-vinh-cam-ranh
Chính vì vậy mà Hà Nội đã chọn giải pháp trung dung. Họ đã yêu cầu là khi hai khu trục hạm Ariake và Setogiri đi vào Vịnh Cam Ranh, sẽ không có tàu ngầm huấn luyện Oyashio đi theo. Cả ba chiếc tàu này trước đó đã ghé thăm Vịnh Subic của Philippines ngày 03/04.
Việt Nam chắc là đã rất muốn được tận mắt nhìn ngắm công nghệ tiên tế của tàu ngầm Nhật Bản, nhưng cuối cùng đã quyết định không để Oyashio đi vào cảng Cam Ranh, vì theo lời một quan chức Nhật Bản được Nikkei Asian Review trích dẫn, « tàu ngầm là vấn đề "nhạy cảm" nhất đối với Trung Quốc và Việt Nam đã không muốn làm Bắc Kinh giận dữ ».
Để đối đấu với Trung Quốc, năm 2015, Việt Nam đã tăng cường lực lượng tàu ngầm, triển khai 6 tàu ngầm hạng Kilo của Nga tại căn cứ ở Vịnh Cam Ranh. Về phần Trung Quốc thì đang có trong tay hơn 70 tàu ngầm.
Cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã từng tuyên bố là Vịnh Cam Ranh sẽ không bao giờ được sử dụng cho hợp tác quân sự với bất cứ quốc gia nào và cho tới nay vẫn giữ như vậy. Nhưng trước việc Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông, đặc biệt là xây các đảo nhân tạo ở Trường Sa và triển khai tên lửa ở Hoàng Sa, Việt Nam đang buộc phải xét lại chính sách này.
Cảng Cam Ranh nay được cả hai khu vực dân sự và quân sự sử dụng và được mở cửa đón tiếp chiến hạm của mọi quốc gia. Vào cuối tháng 03/2016, khi bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn thăm Việt Nam, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã tuyên bố là Hà Nội sẵn sàng tiếp đón các chiến hạm Trung Quốc đến thăm Vịnh Cam Ranh.
Cảng Quốc tế Cam Ranh đã được mở cửa một phần vào ngày 08/03/2016, mở đường cho chuyến viếng thăm của chiến hạm Nhật. Theo lẽ các chiến hạm của hải quân Nhật là những chiếc đầu tiên ghé cảng mới, nhưng vào giữa tháng 3, một chiến hạm của hải quân Singapore đã bất ngờ ghé thăm cảng này, thay vì ghé cảng Đà Nẵng như kế hoạch ban đầu.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160425-viet-nam-van-co-ngoai-giao-o-vinh-cam-ranh
Nga không từ bỏ ý định sử dụng cảng Cam Ranh
Ảnh vẽ cảnh chiến hạm Liên Xô tại căn cứ Cam Ranh (vào năm 1985) trong kho tư liệu ảnh của Lầu Năm GócNguồn : Bộ Quốc phòng Mỹ
Matxcơva hôm qua 13/03/2015 đã mỉa mai những quan ngại của Hoa Kỳ, khi Washington yêu cầu chính quyền Việt Nam không để cho Nga sử dụng căn cứ quân sự ở vịnh Cam Ranh để tiếp liệu cho các oanh tạc cơ chiến lược.
Trong những tháng gần đây, Không quân Nga đã tăng cường các chuyến bay tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, gây lo ngại cho phía Mỹ.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố : « Thật kỳ lạ khi nghe những tuyên bố như thế từ người đại diện một quốc gia có quân đội trú đóng thường xuyên tại nhiều nước châu Á-Thái Bình Dương, và không ngừng củng cố các hoạt động quân sự trong khu vực ».
Matxcơva cho rằng « đáng ngạc nhiên » khi khẳng định việc các máy bay ném bom Nga được tiếp nhiên liệu tại Việt Nam có thể làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, các hoạt động của Không quân Nga và sự hợp tác với Việt Nam « hoàn toàn tôn trọng các quy định quốc tế và hiệp định song phương, không hề nhằm chống lại ai, không phải là mối đe dọa cho hòa bình và ổn định tại châu Á-Thái Bình Dương ».
Hôm qua, hãng thông tấn Tass đã dẫn lời đại sứ Nga tại Hà Nội, ông Konstantin Vnoukov, nhấn mạnh rằng Việt Nam và Nga là các Nhà nước có chủ quyền và « có thể làm ngơ trước các chỉ thị và khuyến cáo từ bất kỳ đâu ».
Được Reuters đặt câu hỏi, tướng Vincent Brooks, Tổng tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, đã lên án Nga « khiêu khích » khi tiến hành các phi vụ tại các khu vực nhạy cảm, chẳng hạn xung quanh đảo Guam, nơi có một căn cứ quân sự Mỹ quan trọng. Các phi cơ này có thể tiếp cận đảo Guam, nhờ vào các máy bay tiếp liệu Nga cất cánh từ phi cảng Cam Ranh.
Căn cứ Cam Ranh hiện là nơi neo đậu ba chiếc tàu ngầm do Hà Nội mua của Nga, nhằm đối phó với tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông. Hai tàu ngầm nữa cũng sẽ được đưa về vịnh Cam Ranh vào đầu năm 2016.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150314-nga-khong-co-y-dinh-tu-bo-can-cu-cam-ranh-cua-viet-nam
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố : « Thật kỳ lạ khi nghe những tuyên bố như thế từ người đại diện một quốc gia có quân đội trú đóng thường xuyên tại nhiều nước châu Á-Thái Bình Dương, và không ngừng củng cố các hoạt động quân sự trong khu vực ».
Matxcơva cho rằng « đáng ngạc nhiên » khi khẳng định việc các máy bay ném bom Nga được tiếp nhiên liệu tại Việt Nam có thể làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, các hoạt động của Không quân Nga và sự hợp tác với Việt Nam « hoàn toàn tôn trọng các quy định quốc tế và hiệp định song phương, không hề nhằm chống lại ai, không phải là mối đe dọa cho hòa bình và ổn định tại châu Á-Thái Bình Dương ».
Được Reuters đặt câu hỏi, tướng Vincent Brooks, Tổng tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, đã lên án Nga « khiêu khích » khi tiến hành các phi vụ tại các khu vực nhạy cảm, chẳng hạn xung quanh đảo Guam, nơi có một căn cứ quân sự Mỹ quan trọng. Các phi cơ này có thể tiếp cận đảo Guam, nhờ vào các máy bay tiếp liệu Nga cất cánh từ phi cảng Cam Ranh.
Căn cứ Cam Ranh hiện là nơi neo đậu ba chiếc tàu ngầm do Hà Nội mua của Nga, nhằm đối phó với tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông. Hai tàu ngầm nữa cũng sẽ được đưa về vịnh Cam Ranh vào đầu năm 2016.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150314-nga-khong-co-y-dinh-tu-bo-can-cu-cam-ranh-cua-viet-nam
Lần đầu tiên hai chiến hạm Nhật đến cảng Cam Ranh
Hai khu trục hạm Nhật Bản, hiện đang ở vịnh Cam Ranh, sẽ tham gia diễn tập chung với Hải quân Việt Nam.AFP/Ted Algibe
Báo chí Nhật ngày 12/04/2016 loan tin, lần đầu tiên kể từ khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc, hai khu trục hạm của Hải Quân Nhật Bản đã đến cảng chiến lược Cam Ranh của Việt Nam. Tờ Japan Times gọi đây là chuyến thăm lịch sử, còn Asahi Shimbun nhận định đây là dấu hiệu hợp tác chặt chẽ hơn của quốc phòng Việt-Nhật.
Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội khẳng định, đây là lần đầu tiên hai khu trục hạm được hỏa tiễn dẫn đường - chiếc Ariake và Setogiri - đến Việt Nam, trong chuyến thăm kéo dài bốn ngày. Hãng tin Kyodo cho biết, Hải Quân thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (MSDF) sẽ sử dụng hai khu trục hạm trên để diễn tập chung với Hải Quân Việt Nam, là một phần của chương trình huấn luyện các học viên sĩ quan Hải quân Nhật.
Asahi Shimbun dẫn nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản nhận xét : " Đây là một chuyến thăm lịch sử, vì sự chọn lựa cảng đến thăm dựa trên các yếu tố mang tính chiến lược cao độ ". Cũng theo Asahi, do tàu ngoại quốc hiếm khi được phép vào Cam Ranh, sự hiện diện của hai chiến hạm tối tân Ariake và Setogiri là dấu hiệu cho thấy hợp tác quốc phòng Việt-Nhật đang được siết chặt, một phần vì các hành động của Trung Quốc mưu toan kiểm soát Biển Đông.
Hãng thông tấn Kyodo trích lời bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Gen Nakatani trong cuộc họp báo ngày 12/04 tại Tokyo cho biết, ông hy vọng sẽ có bước tiến mới trong sự hợp tác với Việt Nam. Bộ trưởng Gen Nakatani cũng nói rằng Nhật Bản sẽ làm việc với Hoa Kỳ và các quốc gia khác để tăng cường quan hệ với các nước xung quanh Biển Đông.
Các báo Nhật đều nhấn mạnh vịnh Cam Ranh là một trong những vị trí chiến lược quan trọng nhất đối với quốc phòng Việt Nam tại Biển Đông. Trước đây là căn cứ lớn của Mỹ, sau đó các chiến hạm Liên Xô sử dụng Cam Ranh làm quân cảng chính ở châu Á (1978-2002). Cam Ranh nằm gần quần đảo Trường Sa, hiện đang là trung tâm tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
Báo chí Nhật nhắc lại, trước đó hai khu trục hạm Ariake và Setogiri được tàu ngầm Oyahshio hộ tống cũng đã đến thăm cảng Subic của Philippines. Để đáp trả các động thái của Bắc Kinh, Tokyo phải gia tăng sự hiện diện tại Biển Đông, trong đó có việc cung cấp tàu tuần duyên cho Philippines, Việt Nam ; và điều các máy bay giám sát P-3C đến vùng biển này.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160412-lan-dau-tien-hai-chien-ham-nhat-den-cang-cam-ranh
Asahi Shimbun dẫn nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản nhận xét : " Đây là một chuyến thăm lịch sử, vì sự chọn lựa cảng đến thăm dựa trên các yếu tố mang tính chiến lược cao độ ". Cũng theo Asahi, do tàu ngoại quốc hiếm khi được phép vào Cam Ranh, sự hiện diện của hai chiến hạm tối tân Ariake và Setogiri là dấu hiệu cho thấy hợp tác quốc phòng Việt-Nhật đang được siết chặt, một phần vì các hành động của Trung Quốc mưu toan kiểm soát Biển Đông.
Hãng thông tấn Kyodo trích lời bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Gen Nakatani trong cuộc họp báo ngày 12/04 tại Tokyo cho biết, ông hy vọng sẽ có bước tiến mới trong sự hợp tác với Việt Nam. Bộ trưởng Gen Nakatani cũng nói rằng Nhật Bản sẽ làm việc với Hoa Kỳ và các quốc gia khác để tăng cường quan hệ với các nước xung quanh Biển Đông.
Các báo Nhật đều nhấn mạnh vịnh Cam Ranh là một trong những vị trí chiến lược quan trọng nhất đối với quốc phòng Việt Nam tại Biển Đông. Trước đây là căn cứ lớn của Mỹ, sau đó các chiến hạm Liên Xô sử dụng Cam Ranh làm quân cảng chính ở châu Á (1978-2002). Cam Ranh nằm gần quần đảo Trường Sa, hiện đang là trung tâm tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160412-lan-dau-tien-hai-chien-ham-nhat-den-cang-cam-ranh
Việt Nam: Chiến hạm Pháp Tonnerre thăm cảng Cam Ranh
Tàu chở trực thăng tấn công Tonnerre (L9014) của Pháp.wikipédia
Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam loan báo: Chiến hạm chở trực thăng Tonnerre thuộc lớp Mistral của Hải quân Pháp ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam trong bốn ngày 02-06/05/2016. Thông cáo cho biết đây là dấu hiệu của « ý hướng tăng cường hợp tác giữa quân đội và chính phủ hai nước ».
Trong chuyến thăm hữu nghị bốn ngày này, thủy thủ đoàn chiến hạm Tonnerre (Sấm sét) tham gia các hoạt động giao lưu, và tiếp xúc với lãnh đạo chính quyền, quân đội tỉnh Khánh Hòa, vùng 4 Hải Quân và Học Viện Hải Quân.
Các thủy thủ Pháp-Việt sẽ cùng luyện tập tìm kiếm, cứu hộ, thực hành Bộ quy tắc ứng xử cho các cuộc gặp bất ngờ trên biển. Đây là lần thứ hai chiếc Tonnerre thăm Việt Nam, trong khuôn khổ chiến dịch Jeanne d’Arc.
Chiếc BPC Tonnerre (L9014) là một trong ba tàu chỉ huy và đổ bộ của Pháp, thuộc loại tàu có trọng tải lớn chỉ đứng sau hàng không mẫu hạm nguyên tử Charles De Gaulle. Chiến hạm dài 199 mét, rộng 32 mét, trọng tải 21.300 tấn, đã từng tham gia can thiệp quân sự Harmattan tại Libya năm 2011.
Như vậy là sau khi được khánh thành ngày 8/3, đã có ba chuyến thăm của chiến hạm ngoại quốc đến cảng quốc tế Cam Ranh. Đầu tiên là tàu RSS Endurance của Hải quân Singapore vào ngày 17/3, sau đó là hai chiến hạm Nhật Ariake và Setogiri ngày 12/4.
Cam Ranh là cảng có vị trí chiến lược ở Biển Đông, nằm trong vịnh kín gió, có thể tiếp nhận 18 tàu cùng lúc và tàu bè có thể neo đậu trong điều kiện giông bão đến cấp 8.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160502-viet-nam-chien-ham-phap-tonnerre-tham-cang-cam-ranh
Các thủy thủ Pháp-Việt sẽ cùng luyện tập tìm kiếm, cứu hộ, thực hành Bộ quy tắc ứng xử cho các cuộc gặp bất ngờ trên biển. Đây là lần thứ hai chiếc Tonnerre thăm Việt Nam, trong khuôn khổ chiến dịch Jeanne d’Arc.
Chiếc BPC Tonnerre (L9014) là một trong ba tàu chỉ huy và đổ bộ của Pháp, thuộc loại tàu có trọng tải lớn chỉ đứng sau hàng không mẫu hạm nguyên tử Charles De Gaulle. Chiến hạm dài 199 mét, rộng 32 mét, trọng tải 21.300 tấn, đã từng tham gia can thiệp quân sự Harmattan tại Libya năm 2011.
Như vậy là sau khi được khánh thành ngày 8/3, đã có ba chuyến thăm của chiến hạm ngoại quốc đến cảng quốc tế Cam Ranh. Đầu tiên là tàu RSS Endurance của Hải quân Singapore vào ngày 17/3, sau đó là hai chiến hạm Nhật Ariake và Setogiri ngày 12/4.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160502-viet-nam-chien-ham-phap-tonnerre-tham-cang-cam-ranh
Geen opmerkingen:
Een reactie posten