Thứ Tư, 04/05/2016
Hoa Kỳ và vụ cá chết hàng loạt ở Việt Nam
Người dân ở Việt Nam xuống đường biểu tình tại Hà Nội, tố cáo công ty Formosa hủy hoại môi trường, gây ra vụ cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung Việt Nam, ngày 1/5/2016.
03.05.2016
Chính quyền của Tổng thống Obama sẽ lên tiếng về bản kiến nghị giúp điều tra vụ cá chết làm điêu đứng người dân miền trung, trong khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết tâm “truy tìm thủ phạm”.
Tính tới tối 3/5, có hơn 138.000 người đã ký vào bản thỉnh nguyện thư kêu gọi chính phủ Mỹ làm rõ thảm họa khiến hàng trăm người xuống đường ở Hà Nội và TP HCM hôm 1/5, đặt chính quyền vào thế khó.
Con số trên lớn hơn nhiều so với con số tối thiểu 100.000 chữ ký để Nhà Trắng phải lên tiếng.
Trong bản kiến nghị đăng trên trang web “We the People” của Nhà Trắng một người ký tắt là T.N. hôm 26/4 viết rằng "chúng tôi – người dân, đề nghị chính phủ liên bang Mỹ hỗ trợ người dân Việt Nam bằng cách cung cấp đánh giá độc lập về tác động môi trường của nhà máy thép [Formosa]. Chúng tôi cũng đề nghị Tổng thống Obama nêu vấn đề này với chính phủ Việt Nam trong chuyến thăm vào tháng Năm".
Khi được hỏi lý do vì sao lại ký vào một bản kiến nghị gửi cho một quốc gia nằm cách Việt Nam nửa vòng trái đất, blogger Lê Anh Hùng cho VOA Việt Ngữ biết:
“Chúng tôi không còn tin vào sự công tâm, khách quan của các cơ quan chuyên môn của chính phủ Việt Nam, cho nên chúng tôi rất muốn có một sự giúp đỡ của các cơ quan độc lập từ bên ngoài, đặc biệt là của chính phủ Mỹ. Đương nhiên, khi tôi ký vào đấy thì tôi rất mong nhận được sự phản hồi tích cực từ Nhà Trắng.
Các nhà quan sát cho rằng việc người Việt kêu gọi Mỹ giúp đỡ cho thấy sự tin tưởng nhiều hơn của người dân đối với quốc gia cựu thù.
Lời kêu gọi này được nêu lên trong bối cảnh Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chuẩn bị tới thăm Việt Nam vào cuối tháng này.
Chưa rõ là người đứng đầu Nhà Trắng có lên tiếng đề cập đến thỉnh nguyện thư này khi công du Việt Nam hay không.
Cuối năm 2014, khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu 981 vào vùng biển Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình, người Việt cũng đã đăng kiến nghị trừng phạt Trung Quốc trên trang web của Nhà Trắng với hơn 139,000 chữ ký, và đã được chính quyền của ông Obama hồi đáp.
Trong khi đó, nhà hoạt động xã hội Ngô Duy Quyền cho biết ông đã xuống đường hôm 1/5 ở Hà Nội để “bày tỏ sự phản đối với sự im lặng và những tuyên bố vòng vo, né tránh, không nhất quán của các cấp lãnh đạo” Việt Nam.
Về kiến nghị gửi trên trang web của Nhà Trắng, ông nhận xét.
“Kiến nghị kêu gọi chính phủ Mỹ giúp điều tra thì tôi cho rằng có vẻ như nó hơi viển vông một chút. Tất nhiên đây cũng là một cách để vận động, kêu gọi sự quan tâm của công luận. Tôi nghĩ rằng việc này bản thân chúng ta, người dân ở trong nước, có rất nhiều cách để chúng ta kêu gọi chính quyền phải điều tra, phải minh bạch, công khai. Chúng ta có cách gây áp lực, ví dụ như xuống đường biểu tình chẳng hạn.”
Ông Quyền nói thêm rằng cho tới khi “những kẻ gây hại cho môi trường, cho người dân chưa được tìm ra thì sự bày tỏ thái độ sẽ chưa dừng lại”.
Cùng ngày với cuộc xuống đường của người dân, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm làm việc với các địa phương bị ảnh hưởng do hải sản chết bất thường.
Theo báo chí trong nước, phát biểu tại Hà Tĩnh, ông Phúc yêu cầu sớm tìm ra giải đáp gây ra cá chết hàng loạt, và rằng “dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm cũng không được bao che".
Trong khi đó, hôm nay, tin từ trong nước dẫn lời đại diện của Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết các nhà khoa học Đức, Mỹ, Israel sẽ giúp Việt Nam điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt, đánh giá hoạt động xả thải, chất lượng nước ở biển miền Trung, trong đó tập trung vào Vũng Áng.
Nhiều nhà phân tích cho rằng vụ cá chết, rồi sau đó dẫn tới các cuộc biểu tình rầm rộ ở nhiều nơi, là một trắc nghiệm đối với tân chính phủ Việt Nam.
Cuộc xuống đường hôm 1/5 thu hút được hàng trăm người tham dự, và báo chí Việt Nam dẫn lời cơ quan điều tra đưa tin đã phát hiện “hai đối tượng là thành viên của các tổ chức như Con Đường Việt Nam và Việt Tân”.
Về cáo buộc này, ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, nói với VOA Việt Ngữ:
“Đối với chúng tôi, việc tất cả mọi người tham gia vào cuộc biểu tình tại Việt Nam vào ngày 1/5 là quyền và nghĩa vụ chung của mọi người. Trên tinh thần đó, nhiều người, anh chị em đảng Việt Tân ở trong nước cũng tham gia vào cùng với đồng bào để đi biểu tình. Mới đây, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã bắt giữ hai người, một là ông Trương Minh Tam, và nếu tôi không lầm, thì tổ chức Con đường Việt Nam đã lên tiếng xác nhận ông Tam là thành viên của tổ chức này. Người thứ hai là ông Chu Mạnh Sơn thì họ nói rằng ông Sơn là người của tổ chức chúng tôi. Một lần nữa chúng tôi nói rõ rằng việc tham gia cuộc biểu tình này là quyền của mọi người. Ông Sơn, theo chúng tôi được biết, cũng là một người hoạt động về dân chủ và tích cực đấu tranh cũng giống như ông Tam. Việc ông Sơn hay ông Tam tham gia thì đó là thể hiện quyền và nguyện vọng của họ."
Ông Điềm cho biết đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam “lôi chúng tôi vào” vì Việt Tân “gây khó khăn, tạo sự khó chịu” cho Hà Nội vì “từ nhiều năm qua, Việt Tân đã tham gia các cuộc biểu tình và hoạt động đấu tranh như thế.”
Chính quyền Việt Nam, thông qua báo chí nhà nước, nhiều năm qua gọi Việt Tân là “tổ chức khủng bố”, nhưng tổ chức bị cấm hoạt động ở trong nước luôn bác cáo buộc này.
Một số nguồn tin ở trong nước cho biết ông Chu Mạnh Sơn đã được thả hôm nay, nhưng VOA Việt Ngữ không thể kiểm chứng độc lập thông tin này.
Hình ảnh biểu tình vụ cá chết hàng loạt ở Việt Nam:
Tính tới tối 3/5, có hơn 138.000 người đã ký vào bản thỉnh nguyện thư kêu gọi chính phủ Mỹ làm rõ thảm họa khiến hàng trăm người xuống đường ở Hà Nội và TP HCM hôm 1/5, đặt chính quyền vào thế khó.
Con số trên lớn hơn nhiều so với con số tối thiểu 100.000 chữ ký để Nhà Trắng phải lên tiếng.
Trong bản kiến nghị đăng trên trang web “We the People” của Nhà Trắng một người ký tắt là T.N. hôm 26/4 viết rằng "chúng tôi – người dân, đề nghị chính phủ liên bang Mỹ hỗ trợ người dân Việt Nam bằng cách cung cấp đánh giá độc lập về tác động môi trường của nhà máy thép [Formosa]. Chúng tôi cũng đề nghị Tổng thống Obama nêu vấn đề này với chính phủ Việt Nam trong chuyến thăm vào tháng Năm".
“Chúng tôi không còn tin vào sự công tâm, khách quan của các cơ quan chuyên môn của chính phủ Việt Nam, cho nên chúng tôi rất muốn có một sự giúp đỡ của các cơ quan độc lập từ bên ngoài, đặc biệt là của chính phủ Mỹ. Đương nhiên, khi tôi ký vào đấy thì tôi rất mong nhận được sự phản hồi tích cực từ Nhà Trắng.
“Chúng tôi không còn tin vào sự công tâm, khách quan của các cơ quan chuyên môn của chính phủ Việt Nam, cho nên chúng tôi rất muốn có một sự giúp đỡ của các cơ quan độc lập từ bên ngoài, đặc biệt là của chính phủ Mỹ. Đương nhiên, khi tôi ký vào đấy thì tôi rất mong nhận được sự phản hồi tích cực từ Nhà Trắng.
Các nhà quan sát cho rằng việc người Việt kêu gọi Mỹ giúp đỡ cho thấy sự tin tưởng nhiều hơn của người dân đối với quốc gia cựu thù.
Lời kêu gọi này được nêu lên trong bối cảnh Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chuẩn bị tới thăm Việt Nam vào cuối tháng này.
Chưa rõ là người đứng đầu Nhà Trắng có lên tiếng đề cập đến thỉnh nguyện thư này khi công du Việt Nam hay không.
Thỉnh nguyện thư trên trang web "We the People" của nhà trắng, kêu gọi chính phủ Mỹ giúp điều tra vụ cá chết làm điêu đứng người dân ở miền Trung Việt Nam.
Cuối năm 2014, khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu 981 vào vùng biển Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của mình, người Việt cũng đã đăng kiến nghị trừng phạt Trung Quốc trên trang web của Nhà Trắng với hơn 139,000 chữ ký, và đã được chính quyền của ông Obama hồi đáp.
Trong khi đó, nhà hoạt động xã hội Ngô Duy Quyền cho biết ông đã xuống đường hôm 1/5 ở Hà Nội để “bày tỏ sự phản đối với sự im lặng và những tuyên bố vòng vo, né tránh, không nhất quán của các cấp lãnh đạo” Việt Nam.
Về kiến nghị gửi trên trang web của Nhà Trắng, ông nhận xét.
“Kiến nghị kêu gọi chính phủ Mỹ giúp điều tra thì tôi cho rằng có vẻ như nó hơi viển vông một chút. Tất nhiên đây cũng là một cách để vận động, kêu gọi sự quan tâm của công luận. Tôi nghĩ rằng việc này bản thân chúng ta, người dân ở trong nước, có rất nhiều cách để chúng ta kêu gọi chính quyền phải điều tra, phải minh bạch, công khai. Chúng ta có cách gây áp lực, ví dụ như xuống đường biểu tình chẳng hạn.”
Ông Quyền nói thêm rằng cho tới khi “những kẻ gây hại cho môi trường, cho người dân chưa được tìm ra thì sự bày tỏ thái độ sẽ chưa dừng lại”.
Cùng ngày với cuộc xuống đường của người dân, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm làm việc với các địa phương bị ảnh hưởng do hải sản chết bất thường.
Theo báo chí trong nước, phát biểu tại Hà Tĩnh, ông Phúc yêu cầu sớm tìm ra giải đáp gây ra cá chết hàng loạt, và rằng “dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm cũng không được bao che".
Trong khi đó, hôm nay, tin từ trong nước dẫn lời đại diện của Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết các nhà khoa học Đức, Mỹ, Israel sẽ giúp Việt Nam điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt, đánh giá hoạt động xả thải, chất lượng nước ở biển miền Trung, trong đó tập trung vào Vũng Áng.
Một lần nữa chúng tôi nói rõ rằng việc tham gia cuộc biểu tình này là quyền của mọi người. Ông Sơn, theo chúng tôi được biết, cũng là một người hoạt động về dân chủ và tích cực đấu tranh cũng giống như ông Tam.Việc ông Sơn hay ông Tam tham gia thì đó là thể hiện quyền và nguyện vọng của họ."
Cuộc xuống đường hôm 1/5 thu hút được hàng trăm người tham dự, và báo chí Việt Nam dẫn lời cơ quan điều tra đưa tin đã phát hiện “hai đối tượng là thành viên của các tổ chức như Con Đường Việt Nam và Việt Tân”.
Về cáo buộc này, ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, nói với VOA Việt Ngữ:
“Đối với chúng tôi, việc tất cả mọi người tham gia vào cuộc biểu tình tại Việt Nam vào ngày 1/5 là quyền và nghĩa vụ chung của mọi người. Trên tinh thần đó, nhiều người, anh chị em đảng Việt Tân ở trong nước cũng tham gia vào cùng với đồng bào để đi biểu tình. Mới đây, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã bắt giữ hai người, một là ông Trương Minh Tam, và nếu tôi không lầm, thì tổ chức Con đường Việt Nam đã lên tiếng xác nhận ông Tam là thành viên của tổ chức này. Người thứ hai là ông Chu Mạnh Sơn thì họ nói rằng ông Sơn là người của tổ chức chúng tôi. Một lần nữa chúng tôi nói rõ rằng việc tham gia cuộc biểu tình này là quyền của mọi người. Ông Sơn, theo chúng tôi được biết, cũng là một người hoạt động về dân chủ và tích cực đấu tranh cũng giống như ông Tam. Việc ông Sơn hay ông Tam tham gia thì đó là thể hiện quyền và nguyện vọng của họ."
Ông Điềm cho biết đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam “lôi chúng tôi vào” vì Việt Tân “gây khó khăn, tạo sự khó chịu” cho Hà Nội vì “từ nhiều năm qua, Việt Tân đã tham gia các cuộc biểu tình và hoạt động đấu tranh như thế.”
Chính quyền Việt Nam, thông qua báo chí nhà nước, nhiều năm qua gọi Việt Tân là “tổ chức khủng bố”, nhưng tổ chức bị cấm hoạt động ở trong nước luôn bác cáo buộc này.
Một số nguồn tin ở trong nước cho biết ông Chu Mạnh Sơn đã được thả hôm nay, nhưng VOA Việt Ngữ không thể kiểm chứng độc lập thông tin này.
Truyền hình vệ tinh VOA 3/5/2016i
▶
X
03.05.2016
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Truyền thông Việt Nam không đưa tin về biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường biển. Người Việt ở Đài Loan biểu tình trước hiểm hoạ đối với môi trường biển Việt Nam. ‘Bóng ma’ chiến tranh Việt Nam vẫn gây ám ảnh. Người lao động khắp Châu Á tuần hành đòi quyền lợi, tăng lương. Sân bay Brussels mở cửa lại sau vụ đánh bom khủng bố. Những con voi rạp xiếc cuối cùng ở Mỹ.
http://www.voatiengviet.com/content/hoa-ky-se-vao-cuoc-trong-vu-ca-chet-hang-loat-o-vietnam/3313116.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten