donderdag 3 maart 2016

Đường 12 làn của Dubai mất 4 triệu USD/km, dùng 50 năm còn đường Việt Nam mất 20 triệu USD/km, dùng 2 năm

Đường 12 làn của Dubai mất 4 triệu USD/km, dùng 50 năm còn đường Việt Nam mất 20 triệu USD/km, dùng 2 năm

2166

“Một con đường đẹp như mơ của Dubai với 12 làn xe có chi phí xây đường là 4 triệu USD/km, dùng trong 50 năm. Còn ở Việt Nam, chi phí xây đường trung bình là hơn 20 triệu USD/km, dùng trong 2 năm, thử hỏi làm sao phát triển được”.

Đường 12 làn của Dubai mất 4 triệu USD/km, dùng 50 năm còn đường Việt Nam mất 20 triệu USD/km, dùng 2 năm
Nói về cơ hội và thách thức của hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) tới Việt Nam, ông Nguyễn Quang Khai, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) đã kể lại một câu chuyện đón đoàn đại biểu Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ Đại sứ vào năm 2011.
Ông Khai đã giới thiệu với đoàn đại biểu do nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc làm trưởng đoàn 2 địa điểm.
Thứ nhất, con đường xuyên Emirates - một đại lộ với 12 làn xe (mỗi bên 6 làn) đẹp như mơ, không hạn chế tốc độ, chi phí xây dựng tiêu tốn 4 triệu USD cho 1 km đường.
Vậy mà ở Việt Nam, chi phí xây đường trung bình gấp 5 lần con số trên, tới 20 triệu USD/km.
“Tuổi thọ đường của Dubai là 50 năm, còn đường Việt Nam chạy xe 2 năm đã hỏng. Như vậy làm sao Việt Nam phát triển được?”, nguyên Đại sứ Khai đặt câu hỏi.
Điểm thứ 2 ông Khai đưa đoàn đến là Bộ Ngoại giao của UAE – một khu vực gồm 6 villas, rất thưa người. Bộ trưởng của họ cởi mở và sẵn sàng tiếp khách.
“Trong khi đó, Bộ của mình to ra sao? Có bao nhiêu người?”, ông Khai tiếp tục đặt dấu hỏi.
“TPP không phải cây gậy thần. Dubai không có TPP, không có FTA… và họ là thành phố số 1 thế giới. Ngoài mức thuế hải quan 5%, doanh nghiệp không phải chịu một loại thuế gì”.
“Doanh nghiệp muốn vào Dubai, visa tự do. Doanh nghiệp muốn vào Việt Nam thì sao? Phải xin visa hết 7 ngày, thì ai vào?”
Dubai là một mẫu hình rất nhiều điều đáng học, TS. Võ Trí Thành – nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định.Ông Thành cho rằng, Việt Nam cần tự thân vận động, phải tự tin, học hỏi và kết nối để tận dụng được cơ hội và vượt qua những thách thức do TPP mang lại.
Bảo Bảo
Theo Trí Thức Trẻ


http://cafebiz.vn/thi-truong/duong-12-lan-cua-dubai-mat-4-trieu-usd-km-dung-50-nam-con-duong-viet-nam-mat-20-trieu-usd-km-dung-2-nam-20160301155626909.chn

Tốn 26 triệu USD cho 1km đường: Làm cao tốc ở Việt Nam đắt hơn cả Mỹ?

316

Ở Việt Nam cái gì cũng rẻ nhưng chi phí xây dựng đường cao tốc lại cao hơn các nước lân cận trong khu vực, thậm chí cao hơn cả Mỹ...

Tốn 26 triệu USD cho 1km đường: Làm cao tốc ở Việt Nam đắt hơn cả Mỹ?
Ảnh minh họa
Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành dài hơn 57,1 km đi qua Long An (2,7 km), TP HCM (26,4 km) và Đồng Nai (28 km). Tuyến đường này có tổng vốn đầu tư ban đầu là 31.320 tỉ đồng, tương đương hơn 1,6 tỉ USD.
Tính ra, mỗi 1 km đường cao tốc của dự án này tiêu tốn khoảng 25,8 triệu USD (554 tỉ đồng).
Chi phí làm đường đắt hơn Mỹ!
Theo các chuyên gia cầu đường, chi phí đầu tư cho các dự án đường cao tốc ở Việt Nam bình quân cao hơn từ 1,5 đến 2 lần so với các nước cùng khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, thậm chí cao hơn cả Mỹ.
Lấy số liệu từ Sở GTVT Hoa Kỳ (U.S. Department of Transportation), xây dựng 1 km đường cao tốc tại Mỹ (4 làn xe) có chi phí dao động trong khoảng từ 5 triệu USD (khu vực nông thôn) đến 24,4 triệu USD (khu vực thành thị).
Tại một số nước Châu Âu, chi phí cho mỗi km đường cao tốc tương đối rẻ so với Mỹ. Ví dụ, Tây Ban Nha là 2,8 - 12 triệu USD; Croatia là 8 - 9 triệu USD; Bulgaria là 1,6 - 2 triệu USD; Na-uy là 14 - 18 triệu USD; Ba lan là 7 - 19 triệu USD...
Tại một số nước Châu Á, chi phí cho mỗi km tại Ấn Độ trung bình khoảng 2 - 3,5 triệu USD; Trung Quốc là 4,4 - 11 triệu USD..
Tất nhiên, những con số nêu trên chỉ để tham khảo, chi phí thực tế để xây dựng một tuyến đường cao tốc còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như địa hình, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, công trình phụ trợ... Cũng vì những yếu tố đó mà tại Singapore, chỉ một đoạn đường cao tốc dài 5 km mà có chi phí đội lên tới 3,5 tỷ USD.
Chi phí làm đường ở Việt Nam đắt nhưng hợp lý?
Tiết lộ từ lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam cho biết, mỗi km cao tốc Bến Lức - Long Thành tiêu tốn tới 25,8 triệu USD. Tuy nhiên, đây mới chỉ là chi phí giai đoạn 1 của dự án...
So với các đường cao tốc khác trong nước, đây là dự án có mức đầu tư lớn nhất. Trong khi thiết kế, cách thức thi công công trình cũng tương tự dự án đường cao tốc Tp.HCM-Trung Lương - đường cao tốc đúng chuẩn đầu tiên của Việt Nam. Dự án này lại có số vốn đầu tư cao gấp 3 lần.
Thậm chí, ngay cả các quãng đường trong dự án này cũng có sự chênh lệch rất lớn. Ví dụ, gần 11km đường cao tốc đi qua Ðồng Nai-Tp.HCM có chi phí là 60,7 triệu USD/km, trong khi hơn 46,9km còn lại qua địa phận Long An chi phí chỉ có 17,84 triệu USD/km.
Không riêng dự án Bến Lức - Long Thành, chi phí đầu tư của hầu hết dự án đường cao tốc trong nước đều khá cao. Lý giải về việc này, lãnh đạo của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), phụ trách dự án cho biết số tiền đầu tư vào dự án đường cao tốc phụ thuộc nhiều yếu tố.
Những yếu tố quan trọng thứ nhất là do điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn phức tạp nên phải xây dựng nhiều công trình cầu, cống, phải xử lý nền đất yếu, xử lý sụt trượt, kiên cố hóa công trình với khối lượng lớn.
Thứ hai, đặc điểm canh tác nông nghiệp và quy hoạch dân cư sống tập trung đông nên phải xây dựng nhiều công trình cầu vượt, cống chui dân sinh và các nút giao, đường gom, đường nối, các công trình phụ trợ; chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư. Thời gian xây dựng dự án bị kéo dài do giải phóng mặt bằng, do thiếu vốn... làm tăng chi phí đầu tư do trượt giá, biến động giá.
Thứ ba, nhiều máy móc thiết bị thi công và các loại nguyên, nhiên, vật liệu chủ yếu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Các dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc có tổng mức đầu tư lớn nên thường huy động nguồn vốn vay, vì vậy phải chịu thêm lãi vay và các điều kiện vay làm tăng chi phí đầu tư.
Chi phí đầu tư đường cao tốc tại Việt Nam cao như vậy, nhưng vẫn có ý kiến cho rằng chi phí như vậy là hợp lý.
Phản biện ý kiến cho rằng chi phí làm đường cao tốc tại Việt Nam quá tốn kém, báo Người Lao động dẫn lời của TS Phạm Sanh: Đây là so sánh rất khập khiễng, bởi anh bán bao nhiêu tôi cũng mua, quan trọng là tôi sẽ lấy lời bao nhiêu và thu phí trong bao nhiêu năm? Nhà đầu tư họ không quan trọng xây dựng tốn bao nhiêu, chỉ quan tâm sau khi mua xong sẽ thu phí trong bao nhiêu năm để đủ thu lời…
Tuyên bố mới đây của Bộ GTVT cũng được lấy ra để tham khảo: đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chỉ đầu tư khoảng 20.000 tỉ đồng nhưng bán được 40.000 tỉ đồng.
Đầu tư có lãi như vậy, phải chăng chi phí làm đường cao tốc ở Việt Nam là không hề đắt?
Cao tốc hiện đại nhất Việt Nam trước lễ thông xe
Theo Trí Thức Trẻ


http://cafebiz.vn/thi-truong/ton-26-trieu-usd-cho-1km-duong-lam-cao-toc-o-viet-nam-dat-hon-ca-my-20150504174628716.chn

Cao tốc hiện đại nhất Việt Nam trước lễ thông xe

Tuyến cao tốc hiện đại nhất Việt Nam TP HCM đi Đồng Nai dài 55 km, tốc độ tối đa 120 km/h vừa hoàn tất các hạng mục để chuẩn bị cho lễ thông xe toàn tuyến ngày 8/2.

Cao tốc hiện đại nhất Việt Nam trước lễ thông xe
Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây được khởi công từ tháng 10/2009 với tổng vốn đầu tư gần 21.000 tỷ đồng theo hình thức BOT. Sau khi thông xe toàn tuyến dài 55km, cao tốc này sẽ có 4 làn xe lưu thông 2 chiều và 2 làn xe an toàn ở 2 bên đường, với vận tốc thiết kế 120 km/giờ.
Cao tốc hiện đại nhất Việt Nam trước lễ thông xe
Đây là dự án thuộc bộ phận của hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, kết nối với Tây Nguyên và miền Trung. Trước đó, tháng 1/2014, 20 km đầu tiên, từ đường vành đai 2 (TP HCM) đến quốc lộ 51 (Đồng Nai) thông xe đã rút ngắn đoạn lộ trình từ TP HCM đi Vũng Tàu còn 95 km với thời gian khoảng 80 phút thay vì 120 km và 150 phút như trước.
Cao tốc hiện đại nhất Việt Nam trước lễ thông xe
Giai đoạn 2 của dự án bắt đầu từ thị trấn Long Thành (nút giao quốc lộ 51) đến Dầu Giây (quốc lộ 1) dài hơn 31 km đi qua huyện Long Thành, Cẩm Mỹ và Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai sẽ thông xe ngày 8/2 tới. Khi đó, đoạn đường từ TP HCM đi Ngã ba Dầu Giây (quốc lộ 1 và hướng đi Liên Khương) sẽ chỉ còn 50 km với thời gian 60 phút thay vì 70 km và mất đến 3 giờ do thường xuyên bị ùn tắc trên hướng quốc lộ 1.
Cao tốc hiện đại nhất Việt Nam trước lễ thông xe
Theo chủ đầu tư (Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC), đây là cao tốc hiện đại nhất Việt Nam hiện nay với những điểm nổi bật như toàn tuyến có 3 nút giao khác mức đảm bảo nguyên tắc chống giao cắt. Các tiêu chuẩn độ dốc dọc, đường cong đứng và đường cong nằm đều đạt ở mức độ tối đa quy định cho cao tốc.
Cao tốc hiện đại nhất Việt Nam trước lễ thông xe
Dọc tuyến đường có tôn sóng và hàng rào ngăn cách với khu vực dân cư, nông trường, các khu sản xuất nông nghiệp. Các cầu vượt cạn băng qua cao tốc đều được thiết kế hàng rào cao. 100% diện tích mặt đường được trải thảm lớp bêtông nhựa tạo nhám, đảm bảo cho việc tăng độ dính bám bánh xe, nhất là khi trời mưa.
Cao tốc hiện đại nhất Việt Nam trước lễ thông xe
Bên cạnh đó, mặc dù chạy qua phần lớn diện tích là rừng cây, đất nông nghiệp, ít dân cư nhưng cao tốc vẫn đảm bảo được giao thông, sản xuất của người dân hai bên với việc xây dựng nhiều hầm chui cho các loại xe lưu thông phía dưới. Hơn 30 km của cao tốc chuẩn bị được đưa vào sử dụng, chủ đầu tư còn xây dựng hai trạm dừng chân lớn hai bên đường với các dịch vụ như tiếp xăng, ăn uống, nghỉ ngơi cho người và xe cộ đi qua.
Cao tốc hiện đại nhất Việt Nam trước lễ thông xe
Tuyến đường cũng được đầu tư bộ cân xe tự động tốc độ cao, đảm bảo kiểm soát xe vượt tải trọng ngay khi xe đang lưu thông mà không cần dừng lại. Bên cạnh đó, gói thầu Giao thông thông minh - ITS đang được triển khai cung cấp đầy đủ hệ thống camera đảm bảo giám sát hình ảnh trên toàn tuyến, kiểm soát lượng xe tại từng vị trí trên tuyến và áp dụng thu phí không dừng, tiết kiệm thời gian cho các phương tiện lưu thông. Gói thầu này dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối 2015. Trong ảnh: Trạm thu phí 8 làn xe hiện đại Dầu Giây nằm đầu tuyến cao tốc hướng về TP HCM.
Cao tốc hiện đại nhất Việt Nam trước lễ thông xe
Suốt toàn tuyến, các con đường giao cắt với cao tốc đều được nghiên cứu thiết kế hợp lý, bảo đảm an toàn và không ảnh hưởng đến tốc độ của xe cộ.
Cao tốc hiện đại nhất Việt Nam trước lễ thông xe
Nút giao Dầu Giây, Đồng Nai đoạn nối tiếp với tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương và Dầu Giây - Phan Thiết.
Cao tốc hiện đại nhất Việt Nam trước lễ thông xe
Theo chủ đầu tư, trên toàn tuyến, các hạng mục được thiết kế xây dựng với yêu cầu cao về mức độ hài hòa thiên nhiên, đảm bảo thẩm mỹ.
Cao tốc hiện đại nhất Việt Nam trước lễ thông xe
Vì đây là tuyến đường cho phép chạy tốc độ lên đến 120 km/h nên VEC khuyến cáo tài xế cần kiểm tra kỹ lốp xe, bố thắng trước khi lưu thông. Lốp cũng không được bơm quá non hay quá căng.
Cao tốc hiện đại nhất Việt Nam trước lễ thông xe
Chiều 5/2, các đơn vị thi công đang gấp rút thực hiện những công việc còn lại để sẵn sàng cho ngày thông xe.
Cao tốc hiện đại nhất Việt Nam trước lễ thông xe
Công nhân dọn các loại rác giữa dải phân cách. Đơn vị đầu tư khẳng định, đây sẽ là tuyến cao tốc không có rác. Nhiều băng rôn "Xin cho rác" được treo hai bên đường. Các nhân viên ở trạm thu phí của Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VECE), đơn vị khai thác, quản lý đường cao tốc Long Thành ngoài việc nói lời: “Xin chào”, “Xin cám ơn” khi thu phí đối với các xe đi vào tuyến cao tốc còn phải ngỏ lời xin… rác trên xe.
Cao tốc hiện đại nhất Việt Nam trước lễ thông xe
Công nhân dùng nước rửa sạch dải phân cách, vạch phân làn bị dính bẩn trong quá trình thi công để đảm bảo tuyến đường được sạch sẽ trước ngày thông xe toàn bộ 55 km từ TP HCM - Đồng Nai.
Bên trong cảng hàng không hiện đại nhất Việt Nam
Zing


http://cafebiz.vn/thi-truong/cao-toc-hien-dai-nhat-viet-nam-truoc-le-thong-xe-2015020616505587.chn

Geen opmerkingen:

Een reactie posten