Nhật Bản muốn nâng cấp toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa
Sơ đồ mô hình tên lửa THAAD của Hoa Kỳ.Wikipédia
Chính phủ Nhật đang có kế hoạch hiện đại hóa hệ thống phòng thủ bắn chặn tên lửa được đặt trên 6 khu trục hạm Aegis và đóng thêm hai tàu khu trục tên lửa tương tự. Tokyo dự kiến sẽ mua của Mỹ các hệ thống phòng thủ tên lửa đặt trên đất liền.
Báo Nhật The Japan Times, hôm nay 15/02/2016, cho biết bộ Quốc Phòng Nhật dự tính nâng cấp hệ thống tên lửa bắn chặn loại SM-3 đang được đặt trên các khu trục hạm Aegis, đồng thời cho rà soát lại toàn bộ hệ thống lá chắn chống tên lửa của Mỹ đã được đặt trên lãnh thổ Nhật vẫn được gọi là hệ thống THAAD. Những động thái tăng cường khả năng phòng thủ của Nhật diễn ra ngay trong bối cảnh Bắc Triều Tiên vừa tiến hành bắn thử tên lửa tầm xa hôm 07/02/2016.
Hiện tại, có 4 trong số 6 khu trục hạm mang tên lửa Aegis của lực lượng Phòng vệ Nhật được trang bị hệ thống bắn chặn tên lửa SM-3. Từ nay đến năm 2018, bộ Quốc Phòng Nhật có kế hoạch trang bị hệ thống trên cho hai khu trục hạm Aegis còn lại cho đồng bộ. Ngoài ra bộ Quốc Phòng Nhật đến năm 2020 sẽ mua thêm 2 khu trục hạm mang tên lửa Aegis, nâng tổng số chiến hạm phòng không lên 8 tàu.
Kế hoạch của Nhật nhằm hoàn thiện hệ thống phòng thủ 3 lớp : Hệ thống SM-3 dùng để bắn chặn các tên lửa ở độ cao 100 km. Trong trường hợp không chặn được tên lửa, tuyến phòng thủ thứ hai sẽ cho khai hỏa các tên lửa PAC-3 Patriot có tầm bắn chặn ở độ cao 20km. Chỉ riêng hệ thống PAC-3 sẽ không đủ bắn chặn các loại tên lửa đạn đạo như loại Nodong của Bắc Triều Tiên tầm bắn 1300 km có thể vươn tới lãnh thổ Nhật.
Vì thế Quốc phòng Nhật đang nghiên cứu việc đưa hệ thống lá chắn tên lửa THAAD để bắn chặn tên lửa đạn đạo để hỗ trợ tạo một hệ thống phòng thủ 3 lớp phủ toàn bộ bầu trời. THAAD là hệ thống lá chắn tên lửa hiện đại có khả năng phát hiện các mục tiêu nhỏ như quả bóng tennis từ độ cao 1000 km. Nhưng hệ thống chỉ có thể lắp đặt ở một số địa điểm nhất định, như bờ biển chẳng hạn vì các dàn ra đa rất cồng kềnh.
Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ gần đây cũng đã nghiên cứu khả năng bán cho Qatar hai hệ thống THAAD bao gồm các dàn ra đa và 150 tên lửa bắn chặn với giá lên tới gần 5 tỷ đô la.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160215-nb-tl-qp-ca
Hiện tại, có 4 trong số 6 khu trục hạm mang tên lửa Aegis của lực lượng Phòng vệ Nhật được trang bị hệ thống bắn chặn tên lửa SM-3. Từ nay đến năm 2018, bộ Quốc Phòng Nhật có kế hoạch trang bị hệ thống trên cho hai khu trục hạm Aegis còn lại cho đồng bộ. Ngoài ra bộ Quốc Phòng Nhật đến năm 2020 sẽ mua thêm 2 khu trục hạm mang tên lửa Aegis, nâng tổng số chiến hạm phòng không lên 8 tàu.
Kế hoạch của Nhật nhằm hoàn thiện hệ thống phòng thủ 3 lớp : Hệ thống SM-3 dùng để bắn chặn các tên lửa ở độ cao 100 km. Trong trường hợp không chặn được tên lửa, tuyến phòng thủ thứ hai sẽ cho khai hỏa các tên lửa PAC-3 Patriot có tầm bắn chặn ở độ cao 20km. Chỉ riêng hệ thống PAC-3 sẽ không đủ bắn chặn các loại tên lửa đạn đạo như loại Nodong của Bắc Triều Tiên tầm bắn 1300 km có thể vươn tới lãnh thổ Nhật.
Vì thế Quốc phòng Nhật đang nghiên cứu việc đưa hệ thống lá chắn tên lửa THAAD để bắn chặn tên lửa đạn đạo để hỗ trợ tạo một hệ thống phòng thủ 3 lớp phủ toàn bộ bầu trời. THAAD là hệ thống lá chắn tên lửa hiện đại có khả năng phát hiện các mục tiêu nhỏ như quả bóng tennis từ độ cao 1000 km. Nhưng hệ thống chỉ có thể lắp đặt ở một số địa điểm nhất định, như bờ biển chẳng hạn vì các dàn ra đa rất cồng kềnh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160215-nb-tl-qp-ca
Tuần tới, Mỹ - Hàn thảo luận hệ thống lá chắn tên lửa
Hệ thống lá chắn tên lửa THAAD trong một cuộc trắc nghiệm, 17/03/2009.AFP PHOTO/HO/US Missile Defense Agency
Hôm nay 12/02/2016, một quan chức cấp cao của Hàn Quốc cho biết, ngay tuần tới, Seoul và Washington có thể sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận chi tiết về việc triển khai trên lãnh thổ Hàn Quốc hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ.
Quan chức Hàn Quốc thông báo với báo chí là hai đồng minh đang tiến hành lập một nhóm công tác chung để “có thể bắt đầu thảo luận các chi tiết liên quan đến việc triển khai hệ thống THAAD ngày tuần tới”.
Cụ thể hai bên sẽ bàn các chi tiết về địa điểm đặt hệ thống chống tên lửa, phân chia đóng góp chi phí, bảo vệ môi trường hoặc lịch trình cụ thể cho việc triển khai.
Ngay sau khi Bắc Triều Tiên tiến hành thử tên lửa tầm xa hôm 07/02, Hàn Quốc và Mỹ đã thông báo ý định lắp đặt hệ thống lá chắn tên lửa, gọi tắt là THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) trên lãnh thổ Hàn Quốc.
Hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ có khả năng bắn chặn để tiêu diệt các tên lửa đạn đạo ngay từ khi đang trong hành trình bay trên không. Các đầu đạn bắn chặn không có thuốc nổ, mà dựa trên năng lượng nhiệt động.
Ý định lặp đặt hệ thống lá chắn tên lửa của hai đồng minh Mỹ - Hàn, nhằm đối phó với tên lửa của Bắc Triều Tiên, ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối của Trung Quốc và Nga. Bắc Kinh và Matxcơva cho rằng lắp đặt hệ thống như vậy tại Hàn Quốc sẽ kích thích chạy đua vũ trang trong khu vực Đông Bắc Á.
Hiện tại, hệ thống lá chắn THAAD đã được lắp đặt trên đảo Guam (Mỹ) trong Thái Bình Dương và Nhật Bản.
Cũng liên quan đến Bắc Triều Tiên, hôm qua 11/02, phát ngôn bộ Ngoại Giao Mỹ, Mark Toner, đã lên tiếng nhận định rằng rất có thể tổng tham mưu trưởng quân đội Bắc Triều Tiên đã bị hành quyết, như báo chí Hàn Quốc loan tin hôm thứ Tư (10/02) vừa rồi. Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, tướng Ri Yong-Gil, tổng tham mưu trưởng quân đội Bắc Triều Tiên đã bị hành quyết hồi đầu tháng, vì tội thành lập phe cánh chính trị và tham nhũng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160212-tuan-toi-my-han-bat-dau-thao-luan-he-he-thong-la-chan-ten-lua-0
Cụ thể hai bên sẽ bàn các chi tiết về địa điểm đặt hệ thống chống tên lửa, phân chia đóng góp chi phí, bảo vệ môi trường hoặc lịch trình cụ thể cho việc triển khai.
Ngay sau khi Bắc Triều Tiên tiến hành thử tên lửa tầm xa hôm 07/02, Hàn Quốc và Mỹ đã thông báo ý định lắp đặt hệ thống lá chắn tên lửa, gọi tắt là THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) trên lãnh thổ Hàn Quốc.
Hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ có khả năng bắn chặn để tiêu diệt các tên lửa đạn đạo ngay từ khi đang trong hành trình bay trên không. Các đầu đạn bắn chặn không có thuốc nổ, mà dựa trên năng lượng nhiệt động.
Ý định lặp đặt hệ thống lá chắn tên lửa của hai đồng minh Mỹ - Hàn, nhằm đối phó với tên lửa của Bắc Triều Tiên, ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối của Trung Quốc và Nga. Bắc Kinh và Matxcơva cho rằng lắp đặt hệ thống như vậy tại Hàn Quốc sẽ kích thích chạy đua vũ trang trong khu vực Đông Bắc Á.
Hiện tại, hệ thống lá chắn THAAD đã được lắp đặt trên đảo Guam (Mỹ) trong Thái Bình Dương và Nhật Bản.
Cũng liên quan đến Bắc Triều Tiên, hôm qua 11/02, phát ngôn bộ Ngoại Giao Mỹ, Mark Toner, đã lên tiếng nhận định rằng rất có thể tổng tham mưu trưởng quân đội Bắc Triều Tiên đã bị hành quyết, như báo chí Hàn Quốc loan tin hôm thứ Tư (10/02) vừa rồi. Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, tướng Ri Yong-Gil, tổng tham mưu trưởng quân đội Bắc Triều Tiên đã bị hành quyết hồi đầu tháng, vì tội thành lập phe cánh chính trị và tham nhũng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160212-tuan-toi-my-han-bat-dau-thao-luan-he-he-thong-la-chan-ten-lua-0
Geen opmerkingen:
Een reactie posten