Nguyên thủ Mỹ-Trung thảo luận về Bắc Triều Tiên
Kim Jong Un và Bắc Triều Tiên, một trong những chủ đề đối thoại Mỹ - Trung tại hội nghị về an toàn hạt nhân Washington 2016.REUTERS/KCNA
Một quan chức ngoại giao cao cấp Trung Quốc, ngày 24/03/2016, cho biết, nhân hội nghị thượng đỉnh an toàn hạt nhân tại Washington, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thảo luận về hồ sơ Bắc Triều Tiên với tổng thống Mỹ Barack Obama.
Hội nghị thượng đỉnh về an toàn hạt nhân sẽ được tổ chức trong hai ngày 31/03 và 01/04 tại Washington.
Trong cuộc gặp với giới báo chí, thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Lý Bảo Đông (Li Baodong) thông báo, chủ tịch Tập Cận Bình sẽ gặp tổng thống Obama bên lề hội nghị thượng đỉnh và « trong cuộc gặp này, hai lãnh đạo sẽ trao đổi quan điểm về các vấn đề song phương, bao gồm cả hồ sơ bán đảo Triều Tiên ».
Theo Bắc Kinh, vấn đề Bắc Triều Tiên cần phải được giải quyết thông qua đối thoại và phối hợp giữa các bên.
Hội nghị thượng đỉnh Washington sẽ bàn về các phương tiện bảo đảm an toàn đối với các sản phẩm phóng xạ và ngăn chặn nguy cơ loại nhiên liệu này rơi vào tay khủng bố.
Hội nghị không bàn về các vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng nhưng có thể nêu ra các phương tiện, biện pháp ngăn chặn nguồn cung ứng chất phóng xạ cho Bắc Triều Tiên hiện đang tìm cách phát triển các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Trung Quốc là một trong 52 nước và tổ chức quốc tế tham gia hội nghị thượng đỉnh về an toàn hạt nhân. Thượng đỉnh đầu tiên được tổ chức cách nay 4 năm, cũng tại Washington, theo sáng kiến của tổng thống Mỹ Barack Obama.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160324-chu-tich-trung-quoc-thao-luan-ve-tong-thong-my-ve-ho-so-bac-trieu-tien
Trong cuộc gặp với giới báo chí, thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Lý Bảo Đông (Li Baodong) thông báo, chủ tịch Tập Cận Bình sẽ gặp tổng thống Obama bên lề hội nghị thượng đỉnh và « trong cuộc gặp này, hai lãnh đạo sẽ trao đổi quan điểm về các vấn đề song phương, bao gồm cả hồ sơ bán đảo Triều Tiên ».
Theo Bắc Kinh, vấn đề Bắc Triều Tiên cần phải được giải quyết thông qua đối thoại và phối hợp giữa các bên.
Hội nghị thượng đỉnh Washington sẽ bàn về các phương tiện bảo đảm an toàn đối với các sản phẩm phóng xạ và ngăn chặn nguy cơ loại nhiên liệu này rơi vào tay khủng bố.
Hội nghị không bàn về các vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng nhưng có thể nêu ra các phương tiện, biện pháp ngăn chặn nguồn cung ứng chất phóng xạ cho Bắc Triều Tiên hiện đang tìm cách phát triển các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Trung Quốc là một trong 52 nước và tổ chức quốc tế tham gia hội nghị thượng đỉnh về an toàn hạt nhân. Thượng đỉnh đầu tiên được tổ chức cách nay 4 năm, cũng tại Washington, theo sáng kiến của tổng thống Mỹ Barack Obama.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160324-chu-tich-trung-quoc-thao-luan-ve-tong-thong-my-ve-ho-so-bac-trieu-tien
Tên lửa Bắc Triều Tiên : Obama và Tập Cận Bình muốn phản ứng « mạnh »
Hình ảnh vệ tinh do Airbus Defense & Space cung cấp về bãi thử tên lửa Sohae, Bắc Triều Tiên, ngày 05/02/2016.REUTERS
Tổng thống Hoa Kỳ và chủ tịch Trung Quốc có cuộc điện đàm hôm qua, 05/02/2016, tiếp theo tuyên bố thử tên lửa của Bình Nhưỡng hồi đầu tuần. Theo Nhà Trắng, lãnh đạo hai bên kêu gọi cộng đồng quốc tế cần có một phản ứng « mạnh » đối với Bắc Triều Tiên.
Phủ tổng thống Hoa Kỳ cho biết, cuộc điện đàm của hai nguyên thủ Mỹ-Trung có mục tiêu « phối hợp các nỗ lực » để gia tăng áp lực với Bắc Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân ngày 04/02/2016. Hai ông Barack Obama và Tập Cận Bình cùng tái khẳng định quan điểm « phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên », và nhấn mạnh đến « tầm quan trọng của một phản ứng quốc tế mạnh và thống nhất trước các khiêu khích của Bắc Triều Tiên, đặc biệt thông qua một nghị quyết có trọng lượng của Hội Đồng Bảo An ».
Theo hai nguyên thủ Mỹ, Trung, nếu Bình Nhưỡng thử tên lửa lần nữa, thì đây sẽ là « một hành động gây bất ổn định và khiêu khích mới ». Hiện thời, chính phủ Mỹ chưa thông báo gì về nội dung của một nghị quyết như vậy. Trong quá khứ, Trung Quốc nhiều lần áp lực để giới hạn mức độ trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.
Về phía Hàn Quốc, tổng thống Park Geun-Hye, trong một cuộc điện đàm với chủ tịch Trung Quốc, đã kêu gọi Bắc Kinh hợp tác « tích cực », thông qua một nghị quyết « mạnh và hiệu quả nhằm buộc Bắc Triều Tiên thay đổi thái độ ».
Ngày 06/01/2016, Bắc Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch (hay bom H). Cho dù các chuyên gia nghi ngờ về tính xác thực của tuyên bố, nhưng đây chắc chắn là vụ thử hạt nhân thứ tư của Bình Nhưỡng. 15 thành viên Hội Đồng Bảo An, trong đó có Trung Quốc, đã hứa sẽ gia tăng trừng phạt.
Trong chuyến công du Trung Quốc cuối tháng 01/2016, ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã cố gắng thuyết phục Bắc Kinh mạnh tay hơn với Bình Nhưỡng. Theo Reuters, ngoại trưởng Mỹ tuyên bố các trao đổi hàng hóa và dịch vụ qua biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên cần phải trở thành đối tượng chế tài của nghị quyết trừng phạt mới của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Lãnh đạo ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh Trung Quốc là đồng minh chủ yếu của Bình Nhưỡng và Bắc Kinh chắc chắn có thể làm được nhiều hơn trong việc này. Trung Quốc lúc đó chấp nhận một nghị quyết mới là cần thiết, nhưng không muốn gia tăng trừng phạt. Theo nhiều chuyên gia, Bắc Kinh lo ngại chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ, với hệ quả là một nước Triều Tiên thống nhất đồng minh với Hoa Kỳ.
Bắc Triều Tiên nạp nhiên liệu vào tên lửa
Báo Nhật Bản Asahi Shimbun loan tin, theo một số dữ liệu vệ tinh Hoa Kỳ, kể từ ngày thứ Năm 04/02, rất nhiều hoạt động diễn ra tại bãi Sohae, cho thấy Bắc Triều Tiên dường như đang bắt đầu nạp nhiên liệu vào chiếc tên lửa chuẩn bị phóng thử.
Bình Nhưỡng thông báo sẽ phóng tên lửa trong khoảng thời gian từ ngày 08 đến 25/02. Theo Bắc Triều Tiên, vụ phóng thử nhằm đưa vệ tinh lên quĩ đạo là nằm trong một chương trình không gian mang tính khoa học. Tuy nhiên, đối với Hoa Kỳ và các đồng minh, đây là một vụ thử hỏa tiễn trá hình trong khuôn khổ chương trình tên lửa đạo đạo, có khả năng tấn công nước Mỹ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160206-hn-btt-obam-tcb-tp-ca-qt
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160124-my-trung-con-bat-dong-ve-bac-trieu-tien
Theo hai nguyên thủ Mỹ, Trung, nếu Bình Nhưỡng thử tên lửa lần nữa, thì đây sẽ là « một hành động gây bất ổn định và khiêu khích mới ». Hiện thời, chính phủ Mỹ chưa thông báo gì về nội dung của một nghị quyết như vậy. Trong quá khứ, Trung Quốc nhiều lần áp lực để giới hạn mức độ trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.
Về phía Hàn Quốc, tổng thống Park Geun-Hye, trong một cuộc điện đàm với chủ tịch Trung Quốc, đã kêu gọi Bắc Kinh hợp tác « tích cực », thông qua một nghị quyết « mạnh và hiệu quả nhằm buộc Bắc Triều Tiên thay đổi thái độ ».
Ngày 06/01/2016, Bắc Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch (hay bom H). Cho dù các chuyên gia nghi ngờ về tính xác thực của tuyên bố, nhưng đây chắc chắn là vụ thử hạt nhân thứ tư của Bình Nhưỡng. 15 thành viên Hội Đồng Bảo An, trong đó có Trung Quốc, đã hứa sẽ gia tăng trừng phạt.
Trong chuyến công du Trung Quốc cuối tháng 01/2016, ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã cố gắng thuyết phục Bắc Kinh mạnh tay hơn với Bình Nhưỡng. Theo Reuters, ngoại trưởng Mỹ tuyên bố các trao đổi hàng hóa và dịch vụ qua biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên cần phải trở thành đối tượng chế tài của nghị quyết trừng phạt mới của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Lãnh đạo ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh Trung Quốc là đồng minh chủ yếu của Bình Nhưỡng và Bắc Kinh chắc chắn có thể làm được nhiều hơn trong việc này. Trung Quốc lúc đó chấp nhận một nghị quyết mới là cần thiết, nhưng không muốn gia tăng trừng phạt. Theo nhiều chuyên gia, Bắc Kinh lo ngại chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ, với hệ quả là một nước Triều Tiên thống nhất đồng minh với Hoa Kỳ.
Bắc Triều Tiên nạp nhiên liệu vào tên lửa
Báo Nhật Bản Asahi Shimbun loan tin, theo một số dữ liệu vệ tinh Hoa Kỳ, kể từ ngày thứ Năm 04/02, rất nhiều hoạt động diễn ra tại bãi Sohae, cho thấy Bắc Triều Tiên dường như đang bắt đầu nạp nhiên liệu vào chiếc tên lửa chuẩn bị phóng thử.
Bình Nhưỡng thông báo sẽ phóng tên lửa trong khoảng thời gian từ ngày 08 đến 25/02. Theo Bắc Triều Tiên, vụ phóng thử nhằm đưa vệ tinh lên quĩ đạo là nằm trong một chương trình không gian mang tính khoa học. Tuy nhiên, đối với Hoa Kỳ và các đồng minh, đây là một vụ thử hỏa tiễn trá hình trong khuôn khổ chương trình tên lửa đạo đạo, có khả năng tấn công nước Mỹ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160206-hn-btt-obam-tcb-tp-ca-qt
Mỹ- Trung còn bất đồng về Bắc Triều Tiên
Ảnh chụp vệ tinh một cơ sở hạt nhân Bắc Triều TiênẢnh : AP
Ngoại trưởng Hoa Kỳ bắt đầu công du ba nước Đông Á kể từ ngày 24/01/2016. Chặng quan trọng nhất là Bắc Kinh để thuyết phục Trung Quốc trừng phạt Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng tuyên bố thử nghiệm bom H ngày 06/01/2016.
Theo lời đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power, Washinton và Bắc Kinh còn bất đồng trước việc đệ trình lên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc dự thảo nghị quyết trừng phạt Bắc Triều Tiên.
Ngày 06/01/2016, chính quyền Kim Jong Un tuyên bố thử nghiệm thành công quả bom nhiệt hạch đầu tiên của Bắc Triều Tiên. Giới chuyên gia nghi ngờ về khả năng Bình Nhưỡng đã thành công trong việc chế tạo loại vũ khí này. Tuy nhiên lập tức 15 thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã họp tại New York để nghiên cứu khả năng tăng cường các biện pháp trừng phạt nhắm vào Bắc Triều Tiên.
Trong hơn hai tuần qua, các nhà ngoại giao Mỹ và Trung Quốc cùng với đại diện của Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga đã ráo riết tìm kiếm đồng thuận về một bản dự thảo nghị quyết trừng phạt chế độ Bình Nhưỡng. Hãng thông tấn Anh, Reuters ngày 23/010/2016, đặt câu hỏi với đại sứ Hoa Kỳ bên cạnh Liên Hiệp Quốc, bà Samantha Power, là các bên đã đạt được đồng thuận hay chưa, câu trả lời của bà Power là chưa.
Chính vì vậy, nhiều nhà quan sát cho rằng, Bắc Kinh sẽ là chặng quan trọng nhất trong vòng công du Đông Á bắt đầu từ ngày 24/01/2016 của Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry. Theo lịch trình nghị sự ngày mai ông Kerry viếng thăm Lào, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN, sau đó Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ đến Cam Bốt và đến sáng ngày 27/01/2016 ông sẽ lên đường sang Bắc Kinh. Trọng tâm các buổi làm việc của Ngoại trưởng Hoa Kỳ tại thủ đô Trung Quốc sẽ là vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Theo lời một nhà phân tích, cộng đồng quốc tế cần có chung một tiếng nói để gia tăng áp lực lên chính quyền Kim Jong Un, nhưng Bắc Kinh không dễ bỏ rơi đồng minh của mình là Bình Nhưỡng.
Ngày 06/01/2016, chính quyền Kim Jong Un tuyên bố thử nghiệm thành công quả bom nhiệt hạch đầu tiên của Bắc Triều Tiên. Giới chuyên gia nghi ngờ về khả năng Bình Nhưỡng đã thành công trong việc chế tạo loại vũ khí này. Tuy nhiên lập tức 15 thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã họp tại New York để nghiên cứu khả năng tăng cường các biện pháp trừng phạt nhắm vào Bắc Triều Tiên.
Trong hơn hai tuần qua, các nhà ngoại giao Mỹ và Trung Quốc cùng với đại diện của Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga đã ráo riết tìm kiếm đồng thuận về một bản dự thảo nghị quyết trừng phạt chế độ Bình Nhưỡng. Hãng thông tấn Anh, Reuters ngày 23/010/2016, đặt câu hỏi với đại sứ Hoa Kỳ bên cạnh Liên Hiệp Quốc, bà Samantha Power, là các bên đã đạt được đồng thuận hay chưa, câu trả lời của bà Power là chưa.
Chính vì vậy, nhiều nhà quan sát cho rằng, Bắc Kinh sẽ là chặng quan trọng nhất trong vòng công du Đông Á bắt đầu từ ngày 24/01/2016 của Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry. Theo lịch trình nghị sự ngày mai ông Kerry viếng thăm Lào, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN, sau đó Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ đến Cam Bốt và đến sáng ngày 27/01/2016 ông sẽ lên đường sang Bắc Kinh. Trọng tâm các buổi làm việc của Ngoại trưởng Hoa Kỳ tại thủ đô Trung Quốc sẽ là vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Theo lời một nhà phân tích, cộng đồng quốc tế cần có chung một tiếng nói để gia tăng áp lực lên chính quyền Kim Jong Un, nhưng Bắc Kinh không dễ bỏ rơi đồng minh của mình là Bình Nhưỡng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160124-my-trung-con-bat-dong-ve-bac-trieu-tien
Geen opmerkingen:
Een reactie posten