Miến Điện : Aung San Suu Kyi nổi giận với một phóng viên theo đạo Hồi
Tổng tư lệnh quân đội Miến Điện Min Aung Hlaing và bà Aung San Suu Kyi.REUTERS/Soe Zeya Tun/Files
Giải Nobel Hòa Bình người Miến Điện Aung San Suu Kyi đã nổi giận khi bị một phóng viên theo đạo Hồi phỏng vấn. Trên đây là thông tin được thuật lại trong một cuốn sách về bà Aung San Suu Kyi, mới phát hành, được AFP dẫn lại hôm nay, 26/03/2016.
Theo ông Peter Popham, tác giả cuốn « The Lady and The General, Aung San Suu Kyi và Burma’s Struggle for Freedom », hồi tháng 10/2013, « người đàn bà Rangoon » đã tỏ ra không hài lòng sau một cuộc đối thoại căng thẳng với một phóng viên Anh gốc Pakistan, làm việc cho BBC. Trong một bài báo được công bố trên nhật báo Anh ngữ The Independant, tác giả cho rằng thông tin nói trên đến từ một nguồn « đáng tin cậy ».
Theo lời thuật, trong cuộc phỏng vấn Aung San SuuKyi, nữ phóng viên Mishal Husain đã liên tục chất vấn về vấn đề người Rohingya, một sắc tộc thiểu số theo đạo Hồi, bị đàn áp tại Miến Điện. Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đối lập lúc đó, đã phản đối ý tưởng về một cuộc « thanh lọc sắc tộc », và đáp lại rằng « nếu như nhiều người Hồi giáo bị tấn công, thì cũng có nhiều người theo đạo Phật là nạn nhân của bạo lực. Sự sợ hãi là ở cả hai bên ».
Người phát ngôn của BBC không muốn trả lời câu hỏi của AFP về chủ đề này.
Cộng đồng Rohingya, với khoảng 1,3 triệu dân, là một trong các sắc tộc được coi là bị truy bức nặng nề nhất trên thế giới. Hơn 100.000 người Rohingya đang phải sống trong các trại tị nạn tại miền tây Miến Điện, tiếp theo các cuộc bạo động giữa người theo đạo Hồi với người theo đạo Phật hồi 2012, khiến hơn 200 người chết.
Bà Aung San Suu Kyi vừa được cử làm ngoại trưởng Miến Điện. Nỗ lực trở thành tổng thống của bà đã không thành công do quy định cấm người có chồng (hoặc vợ) ngoại quốc đảm nhiệm chức vụ này, trong Hiến Pháp Miến Điện, bản Hiến Pháp mà tập đoàn quân sự thảo ra trước đây.
Tin bài khác
Miến Điện : Quân đội chấp nhận lựa chọn nhân sự của Aung San Suu Kyi
Miến Điện: Quân đội chọn một nhân vật ‘diều hâu’ làm phó tổng thống
Miến Điện hậu bầu cử : Quân đội, trở lực lớn của dân chủ hoá ?
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160326-mien-dien-aung-san-suu-kyi-tung-noi-gian-voi-mot-phong-vien-theo-dao-hoi
Theo lời thuật, trong cuộc phỏng vấn Aung San SuuKyi, nữ phóng viên Mishal Husain đã liên tục chất vấn về vấn đề người Rohingya, một sắc tộc thiểu số theo đạo Hồi, bị đàn áp tại Miến Điện. Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đối lập lúc đó, đã phản đối ý tưởng về một cuộc « thanh lọc sắc tộc », và đáp lại rằng « nếu như nhiều người Hồi giáo bị tấn công, thì cũng có nhiều người theo đạo Phật là nạn nhân của bạo lực. Sự sợ hãi là ở cả hai bên ».
Người phát ngôn của BBC không muốn trả lời câu hỏi của AFP về chủ đề này.
Cộng đồng Rohingya, với khoảng 1,3 triệu dân, là một trong các sắc tộc được coi là bị truy bức nặng nề nhất trên thế giới. Hơn 100.000 người Rohingya đang phải sống trong các trại tị nạn tại miền tây Miến Điện, tiếp theo các cuộc bạo động giữa người theo đạo Hồi với người theo đạo Phật hồi 2012, khiến hơn 200 người chết.
- Đọc thêm : Miến Điện : Một cuộc bỏ phiếu đầy bất trắc (phần "Ứng cử viên Hồi giáo đảng đối lập chấp nhận lùi bước")
Bà Aung San Suu Kyi vừa được cử làm ngoại trưởng Miến Điện. Nỗ lực trở thành tổng thống của bà đã không thành công do quy định cấm người có chồng (hoặc vợ) ngoại quốc đảm nhiệm chức vụ này, trong Hiến Pháp Miến Điện, bản Hiến Pháp mà tập đoàn quân sự thảo ra trước đây.
Tin bài khác
Miến Điện : Quân đội chấp nhận lựa chọn nhân sự của Aung San Suu Kyi
Miến Điện: Quân đội chọn một nhân vật ‘diều hâu’ làm phó tổng thống
Miến Điện hậu bầu cử : Quân đội, trở lực lớn của dân chủ hoá ?
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160326-mien-dien-aung-san-suu-kyi-tung-noi-gian-voi-mot-phong-vien-theo-dao-hoi
Geen opmerkingen:
Een reactie posten