Trung Quốc vất vả chặn thất thoát vốn
Khoảng 1000 tỷ đô la được chuyển ra khỏi Trung Quốc trong vòng hơn một năm.Reuters
Bên cạnh thị trường chứng khoán trồi sụt thất thường, giới lãnh đạo Bắc Kinh đang phải nhức đầu đối phó với tình trạng thất thoát vốn nghiêm trọng, lên đến gần 1000 tỷ đô la được chuyển ra ngoại quốc trong vòng một năm rưỡi nay, điều chưa từng thấy.
Chính quyền đã cố tìm cách ngăn chặn, nhưng theo giới chuyên gia, đây là một vấn đề hết sức khó khăn vì bắt nguồn từ việc mất niềm tin vào nền kinh tế Trung Quốc, và như báo Le Monde hôm nay (23/02/2016) ghi nhận, Bắc Kinh đang phải vất vả chống lại tệ nạn chuyển ngân bất hợp pháp.
Đối với Le Monde, tình trạng vốn liếng tháo chạy khỏi Trung Quốc rất nghiêm trọng và có chiều hướng tiếp diễn. Một dấu hiệu rõ nét là sau khi công bố số liệu vốn xuất ngoại cho đến tháng 12 năm ngoái, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đã giấu nhẹm thống kê của tháng Giêng.
Mặt khác, truyền thông Nhà nước Trung Quốc đã được huy động để kêu gọi người dân đừng đi mua đô la, cho rằng các sản phẩm tài chánh bằng đô la không có lời bằng các sản phẩm tính bằng nhân dân tệ. Sở dĩ báo chí chính thức phải nhập cuộc, đó là vì trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đều khuyên nhau nên mua đô la.
Đối với các chuyên gia kinh tế, hiên tượng vốn bốc hơi tất nhiên sẽ gây khó khăn cho nền kinh tế Trung Quốc trong việc cung cấp thanh khoản cho thị trường trong nước nhằm khôi phục đà tăng trưởng, khôi phục lại niềm tin trong giới đầu tư.
Để chống lại nạn rút vốn khỏi Trung Quốc, giới chức tài chánh nước này đã áp dụng rất nhiều biện pháp, cả kinh tế lẫn hành chánh. Một trong những biện pháp thấy rõ là ồ ạt thu mua nhân dân tệ để giúp nhân dân tệ tăng giá. Biện pháp này được cho là đã có những thành công nhất định : Đồng tiền Trung Quốc đang tăng giá và ổn định trở lại trong tháng Hai này.
Thế nhưng cái giá phải trả rất cao : Kho dự trữ ngoại tệ Trung Quốc đã bị mất 108 tỷ đô la trong tháng 12/2015, rồi mất thêm 99 tỷ vào tháng 01/2016. Tính ra từ đỉnh cao 4000 tỷ đô la năm 2014, đến nay, kho ngoại tệ của Trung Quốc chỉ còn hơn 3.200 tỷ, một mức giảm chưa từng thấy, với một tốc độ chóng mặt, không thể chịu đựng được một cách lâu dài.
Nạn chuyển ngân bất hợp pháp rộ nở
Về mặt hành chánh thì chính quyền đang nỗ lực hạn chế việc chuyển ngân ra ngoại quốc, tăng cường kiểm soát ở các cửa khẩu để chống nạn chuyển ngân « lậu ». Trong năm 2015 chẳng hạn, một phụ nữ Hoa Lục đã bị hải quan Hồng Kông bắt giữ với 250.000 đô la quấn quanh bụng.
Nhìn chung, giới có tiền tại Trung Quốc đã nghĩ ra hàng loạt kế sách để chuyển đô la ra nước ngoài một cách gần như là hợp pháp. Một trong những biện pháp đang rất thịnh hành là thuê người mang hộ.
Theo luật lệ hiện hành, mỗi người Trung Quốc có quyền mang theo tối đa là 50.000 đô la tiền mặt mỗi năm khi xuất ngoại. Do vậy, một người nào đó chẳng hạn, chỉ cần nhờ được 50 người « giúp » là có thể chuyển đi 2,5 triệu đô la một cách hợp pháp. Bên cạnh đó, các cá nhân còn có thể dùng đến những cách khác như mua bảo hiểm nhân thọ bằng ngoại tệ, mua bất động sản hay công ty tư nhân ở nước ngoài.
Riêng đối với các công ty, có một thủ đoạn phổ biến: khai báo lượng hàng xuất khẩu thấp hơn thực tế, yêu cầu đối tác nước ngoài thanh toán số hàng khai báo trên giấy tờ vào tài khoản chính của công ty tại Trung Quốc, còn phần dôi ra thì trả vào tài khoản mà công ty Trung Quốc đã mở ở nước ngoài.
Báo Le Monde đặc biệt ghi nhận tính sáng tạo của một công ty Trung Quốc trong mưu toan chuyển ngoại tệ trái phép : giả mạo hồ sơ bị phạt vạ ở nước ngoài, rồi chuyển tiền vào một công ty bình phong với danh nghĩa là đóng phạt.
Theo các chuyên gia, biện pháp trấn áp không phải là giải pháp. Vấn đề là phải làm sao trấn an được các nhà đầu tư Trung Quốc cũng như nước ngoài về khả năng kinh tế Trung Quốc khởi sắc trở lại. Chỉ có thế mới tránh được tình trạng vốn tháo chạy khỏi nền kinh tế thứ hai thế giới.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160223-trung-quoc-vat-va-ngan-tinh-trang-that-thoat-von
Đối với Le Monde, tình trạng vốn liếng tháo chạy khỏi Trung Quốc rất nghiêm trọng và có chiều hướng tiếp diễn. Một dấu hiệu rõ nét là sau khi công bố số liệu vốn xuất ngoại cho đến tháng 12 năm ngoái, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đã giấu nhẹm thống kê của tháng Giêng.
Mặt khác, truyền thông Nhà nước Trung Quốc đã được huy động để kêu gọi người dân đừng đi mua đô la, cho rằng các sản phẩm tài chánh bằng đô la không có lời bằng các sản phẩm tính bằng nhân dân tệ. Sở dĩ báo chí chính thức phải nhập cuộc, đó là vì trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đều khuyên nhau nên mua đô la.
Đối với các chuyên gia kinh tế, hiên tượng vốn bốc hơi tất nhiên sẽ gây khó khăn cho nền kinh tế Trung Quốc trong việc cung cấp thanh khoản cho thị trường trong nước nhằm khôi phục đà tăng trưởng, khôi phục lại niềm tin trong giới đầu tư.
Thế nhưng cái giá phải trả rất cao : Kho dự trữ ngoại tệ Trung Quốc đã bị mất 108 tỷ đô la trong tháng 12/2015, rồi mất thêm 99 tỷ vào tháng 01/2016. Tính ra từ đỉnh cao 4000 tỷ đô la năm 2014, đến nay, kho ngoại tệ của Trung Quốc chỉ còn hơn 3.200 tỷ, một mức giảm chưa từng thấy, với một tốc độ chóng mặt, không thể chịu đựng được một cách lâu dài.
Nạn chuyển ngân bất hợp pháp rộ nở
Về mặt hành chánh thì chính quyền đang nỗ lực hạn chế việc chuyển ngân ra ngoại quốc, tăng cường kiểm soát ở các cửa khẩu để chống nạn chuyển ngân « lậu ». Trong năm 2015 chẳng hạn, một phụ nữ Hoa Lục đã bị hải quan Hồng Kông bắt giữ với 250.000 đô la quấn quanh bụng.
Nhìn chung, giới có tiền tại Trung Quốc đã nghĩ ra hàng loạt kế sách để chuyển đô la ra nước ngoài một cách gần như là hợp pháp. Một trong những biện pháp đang rất thịnh hành là thuê người mang hộ.
Theo luật lệ hiện hành, mỗi người Trung Quốc có quyền mang theo tối đa là 50.000 đô la tiền mặt mỗi năm khi xuất ngoại. Do vậy, một người nào đó chẳng hạn, chỉ cần nhờ được 50 người « giúp » là có thể chuyển đi 2,5 triệu đô la một cách hợp pháp. Bên cạnh đó, các cá nhân còn có thể dùng đến những cách khác như mua bảo hiểm nhân thọ bằng ngoại tệ, mua bất động sản hay công ty tư nhân ở nước ngoài.
Riêng đối với các công ty, có một thủ đoạn phổ biến: khai báo lượng hàng xuất khẩu thấp hơn thực tế, yêu cầu đối tác nước ngoài thanh toán số hàng khai báo trên giấy tờ vào tài khoản chính của công ty tại Trung Quốc, còn phần dôi ra thì trả vào tài khoản mà công ty Trung Quốc đã mở ở nước ngoài.
Báo Le Monde đặc biệt ghi nhận tính sáng tạo của một công ty Trung Quốc trong mưu toan chuyển ngoại tệ trái phép : giả mạo hồ sơ bị phạt vạ ở nước ngoài, rồi chuyển tiền vào một công ty bình phong với danh nghĩa là đóng phạt.
Theo các chuyên gia, biện pháp trấn áp không phải là giải pháp. Vấn đề là phải làm sao trấn an được các nhà đầu tư Trung Quốc cũng như nước ngoài về khả năng kinh tế Trung Quốc khởi sắc trở lại. Chỉ có thế mới tránh được tình trạng vốn tháo chạy khỏi nền kinh tế thứ hai thế giới.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160223-trung-quoc-vat-va-ngan-tinh-trang-that-thoat-von
Chứng khoán Trung Quốc lại rớt giá
Các nhà đầu tư dán chặt mắt trên các màn hình thông tin chứng khoán tại một nhà môi giới ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 11/01/2016.REUTERS/China Daily
Vào giờ đóng cửa ngày 11/01/2016, chỉ số chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến mất giá theo thứ tự là 5,33% và 6,6 %. Tin xấu trên hai sàn chứng khoán của Trung Quốc lan rộng tới thị trường tài chính Matxcơva.
Sau khi đã tuột giá gần 10 % trong tuần qua và đã hai lần phải đóng cửa, thị trường Thượng Hải và Thẩm Quyến tiếp tục gây lo ngại trong phiên giao dịch trong ngày.
Theo giải thích của một nhà tài chính thuộc cơ quan môi giới chứng khoán Zheshang Securities- trụ sở đặt tại Hàng Châu- được AFP trích dẫn, chứng khoán Trung Quốc đang tuột dốc không phanh, và giới trong ngành bắt đầu « quen » với hiện tượng đó, bởi vì kinh tế Trung Quốc đang bị chựng lại và « không có một yếu tố nào báo trước một sự phục hồi » trong nay mai.
Thống kê Trung Quốc hôm 09/01/2016 cho thấy chỉ số tiêu thụ nội địa trong tháng 12/2015 không mấy khả quan. Tệ hơn nữa mọi người chờ đợi vào tuần tới, chính quyền sẽ công bố chỉ số tăng trưởng trong năm 2015 và đây sẽ là mức tăng trưởng tồi tệ nhất của Trung Quốc từ 25 năm qua. Một chuyên gia khác được hãng thông tấn Mỹ Bloomberg trích dẫn cũng bi quan không kém và không hy vọng trong ngắn hạn « các cơ quan Nhà nước sẽ gia tăng mức chi tiêu » để hỗ trợ kinh tế.
Về phần mình, cơ quan môi giới chứng khoán Hồng Kông Shenwan Hongyuan cho rằng Bắc Kinh đang đứng trước một bài toán nan giải : cùng một lúc, tỷ lệ tăng trưởng sụt giảm, đồng nhân dân tệ có khuynh hướng giảm giá và xuất khẩu bước vào giai đoạn bấp bênh.
Đành rằng tới nay, những khó khăn tài chính Trung Quốc mới chỉ có tác động giới hạn đến các sàn chứng khoán khác trên thế giới. Nhưng bất ổn trên hai thị trường Thượng Hải và Thẩm Quyến bắt đầu tạo nên tâm trạng bất an.
Thị trường Hồng Kông mất giá 28 %. Seoul và Sydney cũng tuột giá khoảng hơn 1 % trong ngày. Riêng tại Nga, chỉ số chứng khoán của Matxcơva giảm mạnh đến 4 %, kèm theo đó là đồng rúp lại rơi xuống mức thấp nhất từ hơn một năm qua. Giá dầu hỏa trên thế giới cũng giảm mạnh vì lo ngại Trung Quốc giảm lượng dầu mua vào.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160111-ck-tq-tc-kt-ca
Theo giải thích của một nhà tài chính thuộc cơ quan môi giới chứng khoán Zheshang Securities- trụ sở đặt tại Hàng Châu- được AFP trích dẫn, chứng khoán Trung Quốc đang tuột dốc không phanh, và giới trong ngành bắt đầu « quen » với hiện tượng đó, bởi vì kinh tế Trung Quốc đang bị chựng lại và « không có một yếu tố nào báo trước một sự phục hồi » trong nay mai.
Thống kê Trung Quốc hôm 09/01/2016 cho thấy chỉ số tiêu thụ nội địa trong tháng 12/2015 không mấy khả quan. Tệ hơn nữa mọi người chờ đợi vào tuần tới, chính quyền sẽ công bố chỉ số tăng trưởng trong năm 2015 và đây sẽ là mức tăng trưởng tồi tệ nhất của Trung Quốc từ 25 năm qua. Một chuyên gia khác được hãng thông tấn Mỹ Bloomberg trích dẫn cũng bi quan không kém và không hy vọng trong ngắn hạn « các cơ quan Nhà nước sẽ gia tăng mức chi tiêu » để hỗ trợ kinh tế.
Về phần mình, cơ quan môi giới chứng khoán Hồng Kông Shenwan Hongyuan cho rằng Bắc Kinh đang đứng trước một bài toán nan giải : cùng một lúc, tỷ lệ tăng trưởng sụt giảm, đồng nhân dân tệ có khuynh hướng giảm giá và xuất khẩu bước vào giai đoạn bấp bênh.
Thị trường Hồng Kông mất giá 28 %. Seoul và Sydney cũng tuột giá khoảng hơn 1 % trong ngày. Riêng tại Nga, chỉ số chứng khoán của Matxcơva giảm mạnh đến 4 %, kèm theo đó là đồng rúp lại rơi xuống mức thấp nhất từ hơn một năm qua. Giá dầu hỏa trên thế giới cũng giảm mạnh vì lo ngại Trung Quốc giảm lượng dầu mua vào.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160111-ck-tq-tc-kt-ca
Trung Quốc bỏ biện pháp « ngắt mạch » để cứu thị trường chứng khoán
Một nhà đầu tư ghi chép thông tin ở một công ty môi giới chứng khoán tại Bắc Kinh, 08/01/2016.REUTERS/Jason Lee TPX
Trung Quốc vào hôm qua 07/01/2016 đã thông báo ngưng áp dụng biện pháp gọi là « ngắt mạch », đã được dùng hai lần trong tuần này nhưng đã thất bại trong việc ngăn chặn đà lao dốc của các thị trường chứng khoán Trung Quốc, tác động đến các thị trường trên thế giới. Sau quyết định nói trên, thị trường Thượng Hải có phần khởi sắc, tăng lên trở lại với mức 2% hôm nay. Tuy nhiên các nhà đầu tư tỏ ra rất thận trọng.
Thông tín viên RFI tại Thượng Hải, Delphine Sureau phân tích tình hình :
" Ủy ban điều phối thị trường chứng khoán đang mò mẫm, không biết phải áp dụng biện pháp gì đây. Tối qua Ủy ban đã phải từ bỏ hệ thống « ngắt mạch » hay « cầu chì », một cơ chế tự động đình chỉ các giao dịch, đóng cửa ngay thị trường trong trường hợp giá chứng khoán tụt xuống dưới ngưỡng -7%. Đây là trường hợp diễn ra vào ngày hôm qua 07/01 và thứ Hai 04/01.
Cơ chế này đã được sử dụng lần đầu tiên vào hôm thứ Hai, nhưng đã bị bãi bỏ ngay hôm qua sau khi được dùng lần thứ hai trong tuần. Biện pháp nhằm ổn định thị trường lại có hệ quả không tốt : các nhà đầu tư bị hoảng hốt đã bán đổ bán tháo trước khi cổ phiếu xuống mức giới hạn trừ 7%. Họ không muốn ở trong thế bị kẹt do giao dịch ngưng trước giờ.
Việc bỏ biện pháp trên đã tạm thời trấn an các thị trường nhưng cũng làm cho người ta nghĩ là chính quyền Trung Quốc không có chính sách xuyên suốt hầu vãn hồi trật tự.
Sau khi đã hạ giá đồng tiền của mình, Bắc Kinh vào hôm nay đã nâng giá đồng nhân dân tệ trở lại. Chiến lược thay đổi này khiến các nhà đầu tư nghi ngờ sức khỏe cũng như tương lai của nền kinh tế thứ nhì thế giới. "
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160108-trung-quoc-bai-bo-bien-phap-%C2%AB-ngat-mach-%C2%BB-de-cuu-thi-truong-chung-khoan
" Ủy ban điều phối thị trường chứng khoán đang mò mẫm, không biết phải áp dụng biện pháp gì đây. Tối qua Ủy ban đã phải từ bỏ hệ thống « ngắt mạch » hay « cầu chì », một cơ chế tự động đình chỉ các giao dịch, đóng cửa ngay thị trường trong trường hợp giá chứng khoán tụt xuống dưới ngưỡng -7%. Đây là trường hợp diễn ra vào ngày hôm qua 07/01 và thứ Hai 04/01.
Cơ chế này đã được sử dụng lần đầu tiên vào hôm thứ Hai, nhưng đã bị bãi bỏ ngay hôm qua sau khi được dùng lần thứ hai trong tuần. Biện pháp nhằm ổn định thị trường lại có hệ quả không tốt : các nhà đầu tư bị hoảng hốt đã bán đổ bán tháo trước khi cổ phiếu xuống mức giới hạn trừ 7%. Họ không muốn ở trong thế bị kẹt do giao dịch ngưng trước giờ.
Việc bỏ biện pháp trên đã tạm thời trấn an các thị trường nhưng cũng làm cho người ta nghĩ là chính quyền Trung Quốc không có chính sách xuyên suốt hầu vãn hồi trật tự.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160108-trung-quoc-bai-bo-bien-phap-%C2%AB-ngat-mach-%C2%BB-de-cuu-thi-truong-chung-khoan
Geen opmerkingen:
Een reactie posten