Trung Quốc : Nền kinh tế không « hạ cánh cứng » và tiếp tục cải cách
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại cuộc họp báo sau khi phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc.REUTERS/Kim Kyung-hoon
Tại buổi họp báo bế mạc kỳ họp Quốc Hội ngày 16/03/2016, thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định rằng dù tăng trưởng đang chựng lại, nhưng nền kinh tế Trung Quốc sẽ không « hạ cánh cứng ». Người đứng đầu chính phủ cũng hứa tăng cường các biện pháp cải cách tổ cơ cấu, trong đó có việc cắt giảm các tập đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ.
Trước báo giới, thủ tướng Lý Khắc Cường nói : « Nền kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn lẫn lộn giữa khó khăn và hy vọng. Nhưng về cơ bản, niềm hy vọng vượt trội mọi khó khăn ».
Trong khi tăng trưởng của nước này chỉ đạt mức 6,9% vào năm 2015, mức thấp nhất từ 1/4 thế kỷ qua, thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh : Chính phủ đã « có những biện pháp điều tiết đầy sáng tạo » để kích thích hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế gặp khó khăn.
Ông Lý Khắc Cường trấn an rằng chừng nào chính phủ tiếp tục tiến hành cải cách (cơ cấu) và chính sách mở cửa, thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ không bị « hạ cánh cứng », nhằm nói tới kịch bản nền kinh tế thứ hai của thế giới bị sụp đổ.
Bắc Kinh đang tìm cách tái cân bằng hình mẫu tăng trưởng, chuyển sang tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ, công nghệ mới và tiêu dùng nội địa. Nhưng việc chuyển tiếp đang gặp khó khăn vì lĩnh vực công nghiệp (từ ngành luyện thép đến sản xuất xi-măng tới hóa học) đều rơi vào tình trạng sản xuất dư thừa do lượng « cầu » giảm. Thêm vào đó, hai lĩnh vực chủ đạo, là xuất khẩu và đầu tư bất động sản, đóng góp lớn cho GDP của Trung Quốc, cũng bị tác động nặng nề.
Đánh giá về việc các doanh nghiệp nhà nước thống trị lĩnh vực công nghiệp, thủ tướng Lý Khắc Cường nhận xét : « Chính phủ kiểm soát các hoạt động mà đáng lẽ ra không nên can thiệp ». Ông cam kết thực hiện kế hoạch tái cấu trúc các tập đoàn lớn và giảm sản xuất dư thừa song không « sa thải hàng loạt nhân viên ». Khoảng 1,8 triệu nhân viên bị nghỉ việc trong lĩnh vực than đá và gang thép được chính phủ cam kết đào tạo và chuyển nghề cho họ.
Ông Lý Khắc Cường cũng tỏ ra lạc quan cho rằng Trung Quốc mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của tiến trình đô thị hóa và chuyển đổi, thông qua giai đoạn này sẽ xuất hiện nhiều động cơ tăng trưởng mới.
Bằng cách liên tục giảm thuế khóa và tối giản các thủ tục hành chính cùng nhiều biện pháp khác, Bắc Kinh đang muốn khuyến khích « đổi mới » và « kinh doanh ». Cuối cùng, ông Lý Khắc Cường trấn an dư luận về tinh thần liên kết giữa các thị trường chứng khoán, cũng như những quan ngại ngày càng tăng đáng báo động của các khoản nợ xấu trong các ngân hàng, đang phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160316-trung-quoc-nen-kinh-te-khong-%C2%AB-ha-canh-cung-%C2%BB-va-tiep-tuc-cai-cach
Trong khi tăng trưởng của nước này chỉ đạt mức 6,9% vào năm 2015, mức thấp nhất từ 1/4 thế kỷ qua, thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh : Chính phủ đã « có những biện pháp điều tiết đầy sáng tạo » để kích thích hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế gặp khó khăn.
Ông Lý Khắc Cường trấn an rằng chừng nào chính phủ tiếp tục tiến hành cải cách (cơ cấu) và chính sách mở cửa, thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ không bị « hạ cánh cứng », nhằm nói tới kịch bản nền kinh tế thứ hai của thế giới bị sụp đổ.
Bắc Kinh đang tìm cách tái cân bằng hình mẫu tăng trưởng, chuyển sang tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ, công nghệ mới và tiêu dùng nội địa. Nhưng việc chuyển tiếp đang gặp khó khăn vì lĩnh vực công nghiệp (từ ngành luyện thép đến sản xuất xi-măng tới hóa học) đều rơi vào tình trạng sản xuất dư thừa do lượng « cầu » giảm. Thêm vào đó, hai lĩnh vực chủ đạo, là xuất khẩu và đầu tư bất động sản, đóng góp lớn cho GDP của Trung Quốc, cũng bị tác động nặng nề.
Ông Lý Khắc Cường cũng tỏ ra lạc quan cho rằng Trung Quốc mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của tiến trình đô thị hóa và chuyển đổi, thông qua giai đoạn này sẽ xuất hiện nhiều động cơ tăng trưởng mới.
Bằng cách liên tục giảm thuế khóa và tối giản các thủ tục hành chính cùng nhiều biện pháp khác, Bắc Kinh đang muốn khuyến khích « đổi mới » và « kinh doanh ». Cuối cùng, ông Lý Khắc Cường trấn an dư luận về tinh thần liên kết giữa các thị trường chứng khoán, cũng như những quan ngại ngày càng tăng đáng báo động của các khoản nợ xấu trong các ngân hàng, đang phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160316-trung-quoc-nen-kinh-te-khong-%C2%AB-ha-canh-cung-%C2%BB-va-tiep-tuc-cai-cach
Trung Quốc chấp nhận tăng thâm hụt ngân sách để kích thích kinh tế
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu trong phiên khai mạc Quốc Hội Trung Quốc ngày 05/03/2016 tại Bắc Kinh.REUTERS/Jason Lee
Trung Quốc đề ra chỉ tiêu tăng trưởng từ 6,5% đến 7% cho năm 2016, trong bối cảnh kinh tế trì trệ và những khó khăn về cơ cấu vẫn kéo dài. Nhưng Bắc Kinh sẵn sàng để ngân sách thâm thủng thêm nhằm kích thích hoạt động kinh tế.
Trên đây là thông báo của thủ tướng Lý Khắc Cường trong bài phát biểu trước các đại biểu trong buổi khai mạc kỳ họp của Quốc hội Trung Quốc hôm nay, 05/03/2016. Ông Lý Khắc Cường đã trình bày bối cảnh không lấy gì là sáng sủa, với nền kinh tế thế giới phục hồi quá chậm, trong khi áp lực lên nền kinh tế Trung Quốc đang gia tăng.
Đa số các chỉ số kinh tế Trung Quốc đều đang ở mức báo động, từ nhu cầu tiêu dùng, trao đổi thương mại, hoạt động sản xuất, cho đến đầu tư địa ốc. Đó là chưa kể những xáo trộn trên các thị trường tài chính, nguy cơ rút vốn ồ ạt ra khỏi nền kinh tế và nhất là tình trạng khả năng sản xuất dư thừa.
Trong bối cảnh như vậy, thay vì đề ra một tỷ lệ chính xác, chính phủ Bắc Kinh chỉ đưa ra một chỉ tiêu tăng trưởng trong khoảng từ 6,5% đến 7% cho năm 2016, để có một khuôn khổ hành động cho những cải cách cần thiết. Năm ngoái, Trung Quốc đã đề ra chỉ tiêu tăng trưởng 7%, nhưng cuối cùng chỉ đạt được 6,9%.
Để kích thích hoạt động kinh tế, chính phủ Bắc Kinh sẽ không ngần ngại tăng thâm thủng ngân sách, mà theo dự báo sẽ tăng lên mức 3% GDP trong năm nay, so với mức 2,3% năm ngoái. Chính phủ Trung Quốc dự trù mở rộng việc miễn thuế cho các doanh nghiệp và gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Trong khuôn khổ kế hoạch 5 năm ( 2016-2020 ), Bắc Kinh dự trù sẽ đầu tư 341 tỷ euro cho việc xây dựng các tuyến đường sắt và đường bộ.
Nhưng các nhà phân tích đã báo động về nguy cơ nợ công của Trung Quốc tăng vọt, năm nay có thể lên tới 43% GDP, theo thẩm định của cơ quan Moody’s. Theo hãng tin Bloomberg, tổng số nợ ( công và tư ) của Trung Quốc nay đã lên gần đến mức 250% GDP.
Kế hoạch 5 năm do thủ tướng Lý Khắc Cường trình bày hôm nay cũng dự trù là trong vòng 5 năm tới, dân số Trung Quốc sẽ tăng thêm 45 triệu người ( gần bằng dân số của Tây Ban Nha ), nhưng quốc gia này hiện đang phải đối phó với tình trạng dân số lão hóa một cách đáng ngại. Theo số liệu chính thức, tính đến cuối năm 2015, dân số của Trung Quốc là 1,37 tỷ người.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160305-trung-quoc-chap-nhan-tang-tham-hut-ngan-sach-de-kinh-thich-kinh-te
Đa số các chỉ số kinh tế Trung Quốc đều đang ở mức báo động, từ nhu cầu tiêu dùng, trao đổi thương mại, hoạt động sản xuất, cho đến đầu tư địa ốc. Đó là chưa kể những xáo trộn trên các thị trường tài chính, nguy cơ rút vốn ồ ạt ra khỏi nền kinh tế và nhất là tình trạng khả năng sản xuất dư thừa.
Trong bối cảnh như vậy, thay vì đề ra một tỷ lệ chính xác, chính phủ Bắc Kinh chỉ đưa ra một chỉ tiêu tăng trưởng trong khoảng từ 6,5% đến 7% cho năm 2016, để có một khuôn khổ hành động cho những cải cách cần thiết. Năm ngoái, Trung Quốc đã đề ra chỉ tiêu tăng trưởng 7%, nhưng cuối cùng chỉ đạt được 6,9%.
Để kích thích hoạt động kinh tế, chính phủ Bắc Kinh sẽ không ngần ngại tăng thâm thủng ngân sách, mà theo dự báo sẽ tăng lên mức 3% GDP trong năm nay, so với mức 2,3% năm ngoái. Chính phủ Trung Quốc dự trù mở rộng việc miễn thuế cho các doanh nghiệp và gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Trong khuôn khổ kế hoạch 5 năm ( 2016-2020 ), Bắc Kinh dự trù sẽ đầu tư 341 tỷ euro cho việc xây dựng các tuyến đường sắt và đường bộ.
Kế hoạch 5 năm do thủ tướng Lý Khắc Cường trình bày hôm nay cũng dự trù là trong vòng 5 năm tới, dân số Trung Quốc sẽ tăng thêm 45 triệu người ( gần bằng dân số của Tây Ban Nha ), nhưng quốc gia này hiện đang phải đối phó với tình trạng dân số lão hóa một cách đáng ngại. Theo số liệu chính thức, tính đến cuối năm 2015, dân số của Trung Quốc là 1,37 tỷ người.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160305-trung-quoc-chap-nhan-tang-tham-hut-ngan-sach-de-kinh-thich-kinh-te
Geen opmerkingen:
Een reactie posten