Những phụ nữ 'ảnh hưởng nhất Việt Nam'
- 3 tháng 3 2016
Đứng đầu danh sách 20 Phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam 2016 là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, theo xếp hạng lần đầu tiên của tạp chí Forbes Việt Nam.
Bà Kim Ngân là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12, và hiện giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.Hai nhân vật khác ở vị trí thứ hai và ba cũng thuộc lĩnh vực chính trị là bà Tòng Thị Phóng và bà Trương Thị Mai, cùng là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12.
Đứng thứ tư là bà Mai Kiều Liên, từng nằm trong danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á của Forbes.
Tuy nhiên, lời tựa của Ban Biên tập có đoạn viết: "Nhiều phụ nữ có vai trò lãnh đạo và ảnh hưởng sâu rộng ngay cả khi họ không ngồi trong những vị trí quyền lực," và đây là lần đầu tiên Forbes Vietnam thực hiện danh sách "để ghi nhận ảnh hưởng của những phụ nữ này".
Bên cạnh các nhân vật chính trị cũng có các nữ doanh nhân, người làm trong lĩnh vực y tế như Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, những phụ nữ trong lĩnh vực ngoại giao, giáo dục, thiết kế thời trang, và thể thao như vận động viên Nguyễn Thị Ánh Viên.
Một số nhân vật trong danh sách này từng xuất hiện trong các chương trình phỏng vấn của BBC Tiếng Việt.
Trong số này có nhiều người hoạt động ở lĩnh vực phi chính phủ, vận động cho quyền và hoạt động thiện nguyện.
Ngôi sao điện ảnh Diêu Thần của Trung Quốc được xếp thứ 82, dùng ảnh hưởng và tiếng tăm của mình nhằm quảng bá cho chiến dịch giảm khói bụi, thực phẩm nhiễm độc và sự kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc.
Năm 2013, nữ diễn viên này được tôn vinh là Đại sứ thiện chí của Cơ quan Tỵ nạn Liên Hợp Quốc, "là đại diện đầu tiên của Trung Quốc, giúp làm nổi bật các vấn đề về người tỵ nạn trong thế giới nói tiếng Trung", Forbes viết.
Trong danh sách của Việt Nam chưa thấy có những phụ nữ làm việc trong khối xã hội dân sự hay đấu tranh cho quyền.
Cũng trong đầu năm 2016, tạp chí Forbes đưa ra danh sách những người tạo ra thay đổi ở châu Á ở độ tuổi dưới 30, trong đó có bảy người Việt Nam với ba đại diện về bán lẻ và thương mại điện tử, hai trong lĩnh vực sức khỏe và khoa học, còn nghệ thuật, truyền thông mỗi lĩnh vực có một người.
Tin liên quan
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/03/160303_phu_nu_anh_huong_nhat_vietnam_forbes
Tiêu chí xếp 20 phụ nữ ảnh hưởng nhất VN?
- 4 tháng 3 2016
Bà Tôn Nữ Thị Ninh, một trong những phụ nữ được tạp chí Forbes Việt Nam đánh giá là ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2016 cho rằng một trong những tiêu chí để đánh giá là 'phải tạo ra sự thay đổi'.
"Người phụ nữ ảnh hưởng lớn ở Việt Nam không nhất thiết phải gắn với chức vụ, tiền bạc mà theo tôi phải gắn với một số tiêu chí như thành tựu được công nhận, và thứ hai là quá trình thể hiện trong cách sống và tư duy làm việc.""Một tiêu chí nữa là tạo sự thay đổi," vị cựu Đại sứ tại Liên Hợp Quốc nói với BBC hôm 03/03 trong phỏng vấn liên quan tới danh sách 20 Phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2016 của tạp chí Forbes Việt Nam.
Đứng đầu danh sách này là Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Khi được mời bình luận về danh sách này, bà Ninh cho biết bà thấy có hai điểm chưa rõ là tiêu chuẩn hình thành danh sách và con số 20 người.
"Tiêu chuẩn để hình thành danh sách đó chưa thực sự rõ vì nó cũng tùy thuộc vào danh sách của người nào và ở đâu. Đối với những phụ nữ Việt Nam họ chọn ra 20 tên này, tôi cũng tò mò không hiểu là họ dựa vào tiêu chí gì.
"Tôi nghĩ chắc có ảnh hưởng không chỉ nằm ở con số 20 đó đâu nhưng chẳng qua là họ phải đưa ra danh sách có xếp hạng thì phải dừng lại ở đó."
"...Tôi cũng không rõ là họ có tiêu chí nào khác hay dựa trên thăm dò dư luận," bà nói.
Bà cũng cho biết thêm, tạp chí Forbes Việt Nam có liên hệ với bà để xin thông tin tiểu sử "nhưng không nói danh sách đó có những ai, tổng hợp danh sách đó là như thế nào".
Hoạt động xã hội
Trả lời câu hỏi của BBC Tiếng Việt về việc liệu trong danh sách có nên đưa cả những phụ nữ hoạt động thiện nguyện, hoạt động trong lĩnh vực xã hội dân sự, bà cho rằng "nên có".Bà cũng gợi ý, danh sách này nếu mở rộng thêm "sẽ đầy đủ hơn" và nên có cả những phụ nữ trong khoa học, phụ nữ hoạt động xã hội dân sự và phụ nữ làm việc trong lĩnh vực truyền thông.
"Nhưng tôi nghĩ Forbes là tạp chí thiên về mảng kinh tế, kinh doanh thành thử đương nhiên những gương mặt chủ chốt và lãnh đạo doanh nghiệp thì tôi cũng rất là ấn tượng nhưng họ đại diện cho kinh tế, kinh doanh là chính."
Bà Tôn Nữ Thị Ninh lấy ví dụ của một phụ nữ khác có tên trong danh sách là bà Phạm Kiều Oanh, được bà Ninh gọi là "đầu mối giúp đỡ các social entrepreneur (doanh nghiệp xã hội)".
"Chị ấy, ở một nghĩa nào đó, cũng một phần ở bên dân sự. Trong xã hội dân sự còn có những phụ nữ khác có thể bổ sung thêm nếu danh sách mở rộng hơn 20 người."
Thảo luận bên lề về chỉ tiêu đại biểu Quốc hội Việt Nam là nữ trong năm nay, bà Ninh cho rằng con số 25% là tỷ lệ cho danh sách bầu cử và ứng cử, còn Quốc hội không thể quy định số phụ nữ được bầu là bao nhiêu vì điều này phụ thuộc vào cử tri.
"Cho nên nếu mong muốn trên 25% là nữ đại biểu quốc hội chẳng hạn thì rõ ràng không thể đề cử ít hơn 35%."
"...Đến tháng 5 này thì biết được lần này có đẩy được tỉ lệ nữ đại biểu quốc hội lên so với các khóa trước không.
"Tôi nghĩ đề cử với con số đưa ra tối thiểu cũng là biện pháp cần thiết nhưng chưa đủ. Đủ thì phải vận động cử tri, đồng thời trong quá trình đề cử phải chọn ứng cử viên mạnh," Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh nói.
Dấu ấn sự nghiệp
Điểm lại ảnh hưởng tới xã hội trong sự nghiệp của mình, bà nói có lẽ chủ yếu là trong ngành đối ngoại.
"Nhìn lại, tôi thấy dấu ấn của tôi lúc còn đương chức là quảng bá và tham gia góp phần xây dựng thương hiệu cho đất nước và dân tộc.
"Tôi nghĩ vai trò của tôi là làm cầu nối cho thế giới và giúp cho trong nước có cái hiểu thế giới chính xác hơn, cởi mở hơn và ngược lại giới thiệu Việt Nam ra thế giới một cách hấp dẫn và thuyết phục."
Hiện bà Tôn Nữ Thị Ninh cũng là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xã hội và Giáo dục Trí Việt, tham gia nhiều hội thảo, hoạt động trong và ngoài nước, trong những hoạt động này, bà "cố gắng có tiếng nói để góp phần cho nhận thức xã hội như chính sách được đưa vào trong cuộc sống, trong lao động, trong làm việc".
Danh sách của Forbes Việt Nam không thấy nêu rõ những nhân vật này được lựa chọn theo tiêu chí hay hạng mục nào.
Tuy nhiên, lời tựa của Ban Biên tập có đoạn viết: "Nhiều phụ nữ có vai trò lãnh đạo và ảnh hưởng sâu rộng ngay cả khi họ không ngồi trong những vị trí quyền lực," và đây là lần đầu tiên Forbes Vietnam thực hiện danh sách "để ghi nhận ảnh hưởng của những phụ nữ này".
Bên cạnh các nhân vật chính trị cũng có các nữ doanh nhân, người làm trong lĩnh vực y tế như Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, những phụ nữ trong lĩnh vực ngoại giao, giáo dục, thiết kế thời trang, và thể thao như vận động viên Nguyễn Thị Ánh Viên.
Tin liên quan
- Những phụ nữ 'ảnh hưởng nhất Việt Nam'
- Học gì để có lương 160.000 USD/năm?
- Video 100 Phụ nữ: Bình đẳng giới về truyền thông
- Video Vì sao phụ nữ có ít đất hơn nam giới?
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/03/160303_ton_nu_thi_ninh_phu_nu_forbes_list
Bà Mai Kiều Liên thôi làm chủ tịch Vinamilk
- 26 tháng 7 2015
Bà Mai Kiều Liên rút khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) từ ngày 25/7/2015.
Lý do được nói là vì Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông của Vinamilk năm 2015 đã thông qua việc tách hai vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc, không cho kiêm nhiệm.Bà Mai Kiều Liên vẫn giữ chức Tổng giám đốc Vinamilk.
Bà được bầu vào Hội đồng Quản trị giữ chức chủ tịch và kiêm tổng giám đốc Vinamilk từ tháng 11/2003.
Ngày 24/7 Vinamilk đã bầu Chủ tịch mới. Bà Lê Thị Băng Tâm, cựu thứ trưởng Tài chính, thành viên Hội đồng Quản trị độc lập được bầu vào vị trí này.
Bà Băng Tâm còn là Chủ tịch HĐQT ngân hàng HD Bank.
Bà cũng từng kinh qua các vị trí Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
Phụ nữ quyền lực
Hiện đang có lo lắng là doanh thu lợi nhuận của Vinamilk có dấu hiệu suy giảm.Bà Mai Kiều Liên sinh năm 1953, tại Paris (Pháp), tốt nghiệp kỹ sư công nghệ chế biến sữa năm 1976.
Bà Liên trở lại Việt Nam vào năm 1976 khi 22 tuổi và vào làm việc cho Công ty sữa và cà phê miền Nam, tiền thân của Vinamilk. Bà đã đóng góp trong việc hiện đại hóa hợp tác xã cũ kỹ của nhà nước này.
Bà bắt đầu công việc từ vị trí kỹ sư và thăng tiến dần lên trưởng ca, phó giám đốc kỹ thuật, phó tổng giám đốc và tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị sau khi doanh nghiệp nhà nước này được cổ phần hóa.
Năm 2012 bà được tạp chí Forbes đưa vào danh sách 50 nữ doanh nhân có quyền lực nhất ở châu Á.
Năm 2010 Vinamilk lọt vào danh sách 200 doanh nghiệp tốt nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng do Forbes bình chọn từ danh sách 12.000 doanh nghiệp khắp khu vực.
Tin liên quan
- Video Chân dung chủ tịch tập đoàn Vinamilk
- 20 tuổi là triệu phú Mỹ kim
- Forbes tôn vinh bà Mai Kiều Liên
- http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/07/150726_maikieulien_resigns_vinamilk
Geen opmerkingen:
Een reactie posten