TBT Nguyễn Văn Linh: Công hay tội?
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tên thật là Nguyễn Văn Cúc sinh ngày 1 tháng 7 năm 1915. Năm nay kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông và nhân cơ hội này nhiều vấn đề lịch sử được xem xét lại trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn cầm quyền và Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh là đại diện cho phe bảo thủ một cách toàn vẹn và kiên trung nhất.
Người cởi trói cho giới văn hóa văn nghệ ?
Giới văn nghệ sĩ cũng như báo chí vào thời kỳ đổi mới không ai có thể quên những bài viết vào cuối tháng 5 năm 1997 ký tên NVL trên báo Nhân Dân trong mục “Nói và Làm”. Loạt bài Những việc cần làm ngay của ông đã thổi vào không khí chính trị u ám của Việt Nam lúc ấy một hy vọng mới về quyền tự do phát biểu, quyền căn bản phát triển dân chủ và công bằng xã hội vốn vắng bóng dưới sự cầm quyền của Đảng cộng sản. Thế nhưng đáng buồn cái gọi là cởi trói này chỉ là gáo nước chữa sự cháy bỏng của lòng dân, chỉ một thời gian ngắn sau khi hô hào thay đổi đổi nếp nghĩ cách viết cho báo chí, bút hiệu NVL đã biến mất trên báo Nhân Dân và mọi tờ báo khác lại bắt đầu siết chặt sợi giây kiểm duyệt.Đại tá nhà báo quân đội Phạm Đình Trọng nhận xét việc này:
“Đổi mới kinh tế thì đúng là ông Trường Chinh là người khởi xướng và đổi mới quyết liệt trong kinh tế. Còn trong lĩnh vực văn nghệ báo chí thì ông Nguyễn Văn Linh thực sự cũng có vai trò là người cởi trói cho giới văn hóa văn nghệ. Thế nhưng ông ấy cởi và chính ông ấy trói lại. Ông ấy cởi và cầm sợi giây trong tay chưa kịp vứt đi thì chính ông ấy lại trói lại! Khi đổi mới có xu thế bắt đầu thì ông ấy cũng hăng hái nói rằng phải tự cứu mình trước khi trời cứu và rồi chính ông ấy trói lại và trói chặt hơn trước khi được cởi trói.”
Nhớ lại việc này TS Hà Sĩ Phu kể lại những điều mà ông biết trước đây:
“Có một đoạn ông ấy muốn đổi mới ông ấy nói phải tự cởi trói trước khi chờ trói, rồi thì ông ấy bảo văn nghệ sĩ không nên bẻ cong ngòi bút…cái giai đoạn ấy ông làm cho nhiều người tưởng đâu là tốt nhưng thật ra về lập trường thì ông ấy rất là bảo thủ. Thứ nhất là giữa quan hệ với ông Võ Văn Kiệt và ông Nguyễn Hộ thì người bảo thủ số một trong ba người này chính là ông Nguyễn Văn Linh.
Ông Linh còn định bắt xử tội ông Nguyễn Hộ và bắt hai lần rồi và có lẽ suýt nữa bắt luôn Võ Văn Kiệt. Ông này rất bảo thủ, rất Maoist. Thứ ba nữa sau khi viết một số bài có vẻ muốn đổi mới thì tôi có được nghe một câu chuyện: có lần ông Lê Đức Thọ nói trong nội bộ về ông Nguyễn Văn Linh cho rằng ông này trình độ thật ra chỉ đáng làm cán bộ địa phương thôi thế nhưng giao cho ông ta cây đại đao ông không biết múa, để cho kẻ địch nó cướp mất. Tóm lại phía bảo thủ họ coi rằng ông ấy nêu ngọn cờ đổi mới rất là bất lợi cho sự độc tôn của Đảng và như thế phía Lê Đức Thọ họ quyết là phải phê phán ông Nguyễn Văn Linh.”
Tội nhiều hơn công?
Dấu hiệu Liên xô bị giải thể từ năm 1989 đã làm cho chế độ cộng sản tại Việt Nam lung lay tận gốc rễ. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh là người có công giữ cho Việt Nam thoát khỏi cơn bão cách mạng quét sạch chủ nghĩa Cộng sản trên hầu hết các phần đất đã tôn thờ nó bằng việc tiến tới tìm sự nương dựa vào Trung Quốc, thành trì thứ hai trong thế giới cộng sản. Thành trì này tuy có tì vết của chiến tranh biên giới với Việt Nam vào năm 1979 nhưng Đảng cộng sản Việt Nam quyết định chọn Hội Nghị Thành Đô làm khởi đầu cho một cuộc hôn phối chấp vá mới và Tổng bí thư Linh là người dẫn đầu phái đoàn này. TS Hà Sĩ Phu nêu ý kiến của ông:
“Cuối cùng do sự bố trí của phe thân Trung Cộng ông Nguyễn Văn Linh đã cầm đầu phái đoàn đi sang Thành Đô, là hành động vô cùng tệ hại, đưa Việt Nam vào một quỹ đạo không thể ra được. Tôi nghĩ rằng ông Nguyễn Văn Linh đổi mới cũng chẳng qua là cứu Đảng thôi nhưng cũng do chuyện cứu Đảng mà trình độ lại non và quan điểm lại bảo thủ nên cuối cùng phải đi vào quỹ đạo Thành Đô cho nên cái tội nhiều hơn công rất nhiều.”
Ông Nguyễn Văn Linh được người cộng sản xem là có ý chí sắt đá bảo vệ thành trì cộng sản Việt Nam với lập trường kiên định không thay đổi về chủ thuyết độc tôn lãnh đạo. Trong ngày kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông tờ ViệtNamNet đưa lại quan điểm của ông trước đây như một slogan trong vai trò của người giữ ngôi đền bảo thủ: “Người không chấp nhận đa nguyên đa nguyên đa đảng”.
Nhà báo Kha Lương Ngãi, nguyên phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng cho biết ý kiến của ông về quan điểm này:
“Cái câu đó quá lỗi thời! câu này cản trở sự chuyển hóa đổi mới của Đảng theo chiều hướng tích cực tiến bộ. Bây giờ thấy trên mạng cũng đưa ông Nguyễn Phú Trọng nói đồng chí Nguyễn Văn Linh là người kiên định lập trường nhất. Là người không bao giờ chấp nhận đa nguyên đa đảng. Bây giờ cái đó nó chống lại xu thế phát triển của thời đại.
Ông Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị đi Mỹ và nhân dân người ta hy vọng ông ấy sẽ thiết lập một mối quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ tạo sức, tạo lực để mà chống lại Trung Quốc xâm lược nhưng ông Trọng ca ngợi ông Linh là người không bao giờ chấp nhận đa nguyên đa Đảng thì phát biểu của ông Trọng cũng rất lỗi thời do đó hy vọng vào chuyến đi Mỹ của ông ta cũng giảm đi rất nhiều. Với xu thế tình hình hiện nay ông Nguyễn Phú Trọng nên trở về với nhân dân, nắm lấy ngọn cờ dân tộc, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ với thế giới văn minh tiến bộ để chống Trung Quốc.
Nhân dân cán bộ người ta đều mong muốn như vậy nhưng mà ông ta phát biểu như thế thì niềm tin niềm hy vọng đó mất đi rất nhiều.”
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh dưới mắt những người cộng sản giữ sự kiên trinh tới phút chót thì ông vẫn sáng ngời như một ngôi sao dẫn đường, tuy nhiên với hầu hết những thành phần khác trong xã hội Việt Nam có lẽ họ không quan tâm lắm tới việc đổi mới của ông, và như TS Hà Sĩ Phu phát biểu, Hội Nghị Thành Đô vĩnh viễn dính theo cái tên của ông như một vết cắt lịch sử rất sâu vào da thịt Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nguyen-van-linh-meritorious-or-sinful-ml-06302015234803.html
Bạn đọc làm báo
Trần Quang Cơ và Nguyễn Văn Linh
03.07.2015
Báo Tuổi Trẻ, số 170/2015 (7995), ra ngày 28/6/2015, trang 2 (Thời Sự) đăng hai tin kế nhau. Bài “Nguyễn Văn Linh – nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo” chiếm 3 cột giữa, đăng tin về cuộc triển lãm đề tài “Nguyễn Văn Linh – nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo”. Bài “Nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ từ trần” chiếm cột bên phải.
Hai ông Trần Quang Cơ và Nguyễn Văn Linh đã từng làm việc với nhau nhiều lần. Ông Trần Quang Cơ từng là thứ trưởng Bộ Ngoại giao trong một thời gian dài, có vai trò quan trọng trong Bộ Ngoại giao từ sau Hiệp định Paris. Ông đã “chọn quãng thời gian (1975–1993) vì nó chứa đựng nhiều diễn biến khúc mắc tế nhị về đối ngoại” để viết cuốn Hồi Ức & Suy Nghĩ. Trong tài liệu này, ông dành phần quan trọng ghi lại hội nghị Thành Đô, trong đó vai trò Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh được nhắc tới nhiều lần.
Chắc quí vị độc giả có nghe về tài liệu Hồi Ức & Suy Nghĩ của Trần Quang Cơ. Chúng ta sẽ cùng nhau điểm một vài dòng tiêu biểu.
“Tư duy chính trị xơ cứng đã giam giữ nước ta trong cảnh khó khăn một thời gian dài”. “Rõ ràng năm 1977 chính quyền Carter thực sự muốn bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và năm 1977 đã có khả năng thực tế để ta bình thường hóa quan hệ với Mỹ nhưng ta đã bỏ qua. Trong khi đó, theo sự xúi giục của Bắc Kinh, chính quyền Polpot bắt đầu chiến tranh biên giới”. Không nắm rõ diễn biến của bàn cờ chính trị thế giới, nhà cầm quyền Việt Nam bỏ phí cơ hội của dân tộc, cho nên: “chính quyền Carter đã chọn con đường bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và gác sang bên việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam” tới “17 năm sau”
Ông Trần Quang Cơ xót xa: “Là nhân chứng lịch sử và cũng là người trực tiếp tham gia các hoạt động ngoại giao này với tư cách là vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ Bộ Ngoại giao, trực tiếp tham gia đoàn đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Mỹ ở Pa–ri năm 1977 rồi ở Nữu ước năm 1978, tôi thật sự đau xót vì ta đã bỏ lỡ mất cơ hội củng cố thế đứng của Việt Nam trong hoà bình để tập trung phát triển đất nước sau bao năm chiến tranh, lỡ cơ hội san bằng khoảng cách với các nước cùng khu vực”
Với lòng đau xót đầy tự trọng đó, với các chiêm nghiệm đầy tính trí tuệ về thế cục, trước khi bước vào cuộc chiến “Thành Đô”, ông thấy rõ rằng: “đường lối đối ngoại của Trung Quốc lại mang tính chất cổ truyền của họ là bành trướng bá quyền”.
Cuộc chiến ngoại giao Thành Đô xảy ra ngay sau khi nhân dân các nước Đông Âu tiếp nối nhau rũ bỏ chủ nghĩa Cộng sản, xây dựng đất nước theo mô hình Tự do, Dân chủ. Trước đó hai năm, Trung Quốc tiến chiếm Hoàng Sa giết 64 chiến sĩ Việt Nam. Trước đó mười năm, Trung Quốc tiến công biên giới tàn sát mười vạn quân dân Việt Nam. Là tướng ngoài mặt trận ngoại giao, với nhận thức ”Cái bất biến của Trung Quốc là tham vọng bá quyền”, ông được sử ủng hộ của cấp trên trực tiếp, ông Nguyễn Cơ Thạch. Tuy nhiên, việc triển khai các chiến lược và chiến thuật ngoại giao của ông liên tiếp bị khó khăn bởi “đồng chí Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Đồng Sĩ Nguyên còn nhấn vào âm mưu của đế quốc Mỹ sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Âu, VN và TQ cần liên kết bảo vệ chủ nghĩa xã hội”. “Ngày 30/8/1990, Bộ Chính trị họp bàn về việc gặp lãnh đạo Trung Quốc. Anh Linh nêu ý kiến sẽ bàn hợp tác với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc”.
Lập luận này được Lê Đức Anh ủng hộ: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc”. Với tư tưởng của bộ chỉ huy tối cao như thế, nước Việt Nam đã thua toàn diện trước Trung Quốc trong cuộc chiến ngoại giao Thành Đô. Một trận thua mà ông Nguyễn Cơ Thạch phải kinh sợ: “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu!”. Càng về sau, người dân Việt càng nhận thấy nặng nề hơn và cận kề hơn nguy cơ Bắc thuộc. Ông Trần Quang Cơ kết luận: “Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô”.
Trong buổi họp của Bộ Chính trị (15-17/5/1991), đề tài hội nghị Thành Đô được đưa ra bàn luận rút kinh nghiệm. Trong khi ông Nguyễn Cơ Thạch phản đối, ông Võ Văn Kiệt tỏ ý chê trách, ông Phạm Văn Đồng ân hận thì Ông Nguyễn Văn Linh: “Tôi vẫn nghĩ thế là đúng. Tôi không thấy ân hận…” Phải “thấy âm mưu của đế quốc Mỹ chống phá chủ nghĩa xã hội ở Châu Á, cả ở Cuba. Nó đã phá Trung Quốc qua vụ Thiên An Môn rồi, nay chuyển sang phá ta” … “Dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa”.
“Dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa” Câu nói của ông Linh không thể rõ ràng hơn nữa để thể hiện lập trường rằng nếu phải lựa chọn giữa hai trường hợp:
1) bị nô thuộc bởi Trung Quốc và giữ được chủ nghĩa Xã hội, và;
2) độc lập với Trung Quốc nhưng theo chính thể Tự do, Dân chủ
Thì ông Linh chọn trường hợp 1.
Cuộc hội ngộ của hai ông trên trang báo Tuổi Trẻ ngày 28/6/2015 mang tới tôi những suy nghĩ lí thú. Đó là hai ông đã khẳng định tính cách cho nhau.
Ông Nguyễn Văn Linh, qua các phát biểu, qua cuộc đời hoạt động của mình, nhất là trong khoảng thời gian 1985-1995, khẳng định trí tuệ, tầm nhìn, tấm lòng, khí phách Trần Quang Cơ.
Ông Trần Quang Cơ, qua Hồi Ức và Suy Nghĩ, đã khẳng định cho dân chúng thấy ông Nguyễn Văn Linh rất kiên định bảo vệ chủ nghĩa Xã Hội ở Việt Nam. Phải kiên định rất mạnh mẽ thì ông mới tự bịt mắt, bưng tai trước các tiếng nói và phong trào minh triết của các dân tộc trên thế giới, sau khi thử nghiệm chủ nghĩa Xã hội 35 năm, dứt khoát từ bỏ nó. Phải kiên định rất mạnh mẽ thì mới tự bịt mắt, bưng tai trước các cuộc xâm lăng của Trung Quốc mà xác hàng trăm nghìn con dân Việt vẫn còn vương đầy biên giới và biển đảo. Họ xâm lăng, rồi họ chiếm biển đảo luôn. Những cuộc xâm lăng hiện nay nhắc nhở bài học ngàn năm của dân Việt: “Việt Nam ta có mối liên hệ rất đặc biệt với Trung Hoa, và ý đồ bất biến và liên tục của họ là xâm lặng Việt Nam” (Ngô Đình Nhu trong Chính Đề Việt Nam). Phải rất kiên định bảo vệ chủ nghĩa Xã hội thì mới không đau lòng trước thảm cảnh Trung Quốc gây ra và quên được những bài học xương máu của cha ông.
Đảng Cộng sản Việt Nam, những ngày này, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của ông Nguyễn Văn Linh, đang ca tụng tính kiên định đó.
=================
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
Hồi Ức và Suy Nghĩ. Trần Quang Cơ. Tài liệu do Nghiên Cứu Quốc Tế đăng ngày 22/5/2014
Đọc để biết thêm chứng cớ về mưu đồ khống chế Việt Nam của Trung Cộng. Đọc để biết rằng nhiều khuôn mặt lớn, trong khi cầu sự che chở của Trung Cộng, đã chấp nhận chính sách bành trướng của Trung Cộng đối với Việt Nam, chấp nhận Trung Cộng chiếm đất, giết dân Việt Nam.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Hai ông Trần Quang Cơ và Nguyễn Văn Linh đã từng làm việc với nhau nhiều lần. Ông Trần Quang Cơ từng là thứ trưởng Bộ Ngoại giao trong một thời gian dài, có vai trò quan trọng trong Bộ Ngoại giao từ sau Hiệp định Paris. Ông đã “chọn quãng thời gian (1975–1993) vì nó chứa đựng nhiều diễn biến khúc mắc tế nhị về đối ngoại” để viết cuốn Hồi Ức & Suy Nghĩ. Trong tài liệu này, ông dành phần quan trọng ghi lại hội nghị Thành Đô, trong đó vai trò Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh được nhắc tới nhiều lần.
Chắc quí vị độc giả có nghe về tài liệu Hồi Ức & Suy Nghĩ của Trần Quang Cơ. Chúng ta sẽ cùng nhau điểm một vài dòng tiêu biểu.
“Tư duy chính trị xơ cứng đã giam giữ nước ta trong cảnh khó khăn một thời gian dài”. “Rõ ràng năm 1977 chính quyền Carter thực sự muốn bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và năm 1977 đã có khả năng thực tế để ta bình thường hóa quan hệ với Mỹ nhưng ta đã bỏ qua. Trong khi đó, theo sự xúi giục của Bắc Kinh, chính quyền Polpot bắt đầu chiến tranh biên giới”. Không nắm rõ diễn biến của bàn cờ chính trị thế giới, nhà cầm quyền Việt Nam bỏ phí cơ hội của dân tộc, cho nên: “chính quyền Carter đã chọn con đường bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và gác sang bên việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam” tới “17 năm sau”
Ông Trần Quang Cơ xót xa: “Là nhân chứng lịch sử và cũng là người trực tiếp tham gia các hoạt động ngoại giao này với tư cách là vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ Bộ Ngoại giao, trực tiếp tham gia đoàn đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Mỹ ở Pa–ri năm 1977 rồi ở Nữu ước năm 1978, tôi thật sự đau xót vì ta đã bỏ lỡ mất cơ hội củng cố thế đứng của Việt Nam trong hoà bình để tập trung phát triển đất nước sau bao năm chiến tranh, lỡ cơ hội san bằng khoảng cách với các nước cùng khu vực”
Với lòng đau xót đầy tự trọng đó, với các chiêm nghiệm đầy tính trí tuệ về thế cục, trước khi bước vào cuộc chiến “Thành Đô”, ông thấy rõ rằng: “đường lối đối ngoại của Trung Quốc lại mang tính chất cổ truyền của họ là bành trướng bá quyền”.
Cuộc chiến ngoại giao Thành Đô xảy ra ngay sau khi nhân dân các nước Đông Âu tiếp nối nhau rũ bỏ chủ nghĩa Cộng sản, xây dựng đất nước theo mô hình Tự do, Dân chủ. Trước đó hai năm, Trung Quốc tiến chiếm Hoàng Sa giết 64 chiến sĩ Việt Nam. Trước đó mười năm, Trung Quốc tiến công biên giới tàn sát mười vạn quân dân Việt Nam. Là tướng ngoài mặt trận ngoại giao, với nhận thức ”Cái bất biến của Trung Quốc là tham vọng bá quyền”, ông được sử ủng hộ của cấp trên trực tiếp, ông Nguyễn Cơ Thạch. Tuy nhiên, việc triển khai các chiến lược và chiến thuật ngoại giao của ông liên tiếp bị khó khăn bởi “đồng chí Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Đồng Sĩ Nguyên còn nhấn vào âm mưu của đế quốc Mỹ sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Âu, VN và TQ cần liên kết bảo vệ chủ nghĩa xã hội”. “Ngày 30/8/1990, Bộ Chính trị họp bàn về việc gặp lãnh đạo Trung Quốc. Anh Linh nêu ý kiến sẽ bàn hợp tác với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc”.
Lập luận này được Lê Đức Anh ủng hộ: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc”. Với tư tưởng của bộ chỉ huy tối cao như thế, nước Việt Nam đã thua toàn diện trước Trung Quốc trong cuộc chiến ngoại giao Thành Đô. Một trận thua mà ông Nguyễn Cơ Thạch phải kinh sợ: “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu!”. Càng về sau, người dân Việt càng nhận thấy nặng nề hơn và cận kề hơn nguy cơ Bắc thuộc. Ông Trần Quang Cơ kết luận: “Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô”.
Trong buổi họp của Bộ Chính trị (15-17/5/1991), đề tài hội nghị Thành Đô được đưa ra bàn luận rút kinh nghiệm. Trong khi ông Nguyễn Cơ Thạch phản đối, ông Võ Văn Kiệt tỏ ý chê trách, ông Phạm Văn Đồng ân hận thì Ông Nguyễn Văn Linh: “Tôi vẫn nghĩ thế là đúng. Tôi không thấy ân hận…” Phải “thấy âm mưu của đế quốc Mỹ chống phá chủ nghĩa xã hội ở Châu Á, cả ở Cuba. Nó đã phá Trung Quốc qua vụ Thiên An Môn rồi, nay chuyển sang phá ta” … “Dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa”.
“Dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa” Câu nói của ông Linh không thể rõ ràng hơn nữa để thể hiện lập trường rằng nếu phải lựa chọn giữa hai trường hợp:
1) bị nô thuộc bởi Trung Quốc và giữ được chủ nghĩa Xã hội, và;
2) độc lập với Trung Quốc nhưng theo chính thể Tự do, Dân chủ
Thì ông Linh chọn trường hợp 1.
Cuộc hội ngộ của hai ông trên trang báo Tuổi Trẻ ngày 28/6/2015 mang tới tôi những suy nghĩ lí thú. Đó là hai ông đã khẳng định tính cách cho nhau.
Ông Nguyễn Văn Linh, qua các phát biểu, qua cuộc đời hoạt động của mình, nhất là trong khoảng thời gian 1985-1995, khẳng định trí tuệ, tầm nhìn, tấm lòng, khí phách Trần Quang Cơ.
Ông Trần Quang Cơ, qua Hồi Ức và Suy Nghĩ, đã khẳng định cho dân chúng thấy ông Nguyễn Văn Linh rất kiên định bảo vệ chủ nghĩa Xã Hội ở Việt Nam. Phải kiên định rất mạnh mẽ thì ông mới tự bịt mắt, bưng tai trước các tiếng nói và phong trào minh triết của các dân tộc trên thế giới, sau khi thử nghiệm chủ nghĩa Xã hội 35 năm, dứt khoát từ bỏ nó. Phải kiên định rất mạnh mẽ thì mới tự bịt mắt, bưng tai trước các cuộc xâm lăng của Trung Quốc mà xác hàng trăm nghìn con dân Việt vẫn còn vương đầy biên giới và biển đảo. Họ xâm lăng, rồi họ chiếm biển đảo luôn. Những cuộc xâm lăng hiện nay nhắc nhở bài học ngàn năm của dân Việt: “Việt Nam ta có mối liên hệ rất đặc biệt với Trung Hoa, và ý đồ bất biến và liên tục của họ là xâm lặng Việt Nam” (Ngô Đình Nhu trong Chính Đề Việt Nam). Phải rất kiên định bảo vệ chủ nghĩa Xã hội thì mới không đau lòng trước thảm cảnh Trung Quốc gây ra và quên được những bài học xương máu của cha ông.
Đảng Cộng sản Việt Nam, những ngày này, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của ông Nguyễn Văn Linh, đang ca tụng tính kiên định đó.
=================
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
Hồi Ức và Suy Nghĩ. Trần Quang Cơ. Tài liệu do Nghiên Cứu Quốc Tế đăng ngày 22/5/2014
Đọc để biết thêm chứng cớ về mưu đồ khống chế Việt Nam của Trung Cộng. Đọc để biết rằng nhiều khuôn mặt lớn, trong khi cầu sự che chở của Trung Cộng, đã chấp nhận chính sách bành trướng của Trung Cộng đối với Việt Nam, chấp nhận Trung Cộng chiếm đất, giết dân Việt Nam.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten