Ấn Độ sẽ trang bị thêm 200 tàu chiến
Một tàu ngầm Ấn Độ neo đậu tại cảng quân sự Port Blair.REUTERS/Sanjeev Miglani
Hải quân Ấn Độ vừa thông báo một kế hoạch đầy tham vọng : Bổ sung thêm 200 tàu chiến từ nay đến năm 2027. Như vậy, New Delhi sẽ có số tàu chiến cao gấp đôi so với hiện nay là 137 tàu.
Đồng thời, các quan chức Hải quân Ấn Độ cũng khẳng định việc trang bị thêm 6 tàu ngầm và 3 máy bay vận tải quân sự, bổ sung cho ba trung tâm chỉ huy Hải quân của nước này. Trả lời phỏng vấn Thời báo Kinh tế Ấn Độ, ngày hôm qua, 16/07/2015, Phó Đô đốc P Murugesan cho biết : « Chính phủ đã đồng ý cho dự án trang bị 6 tàu ngầm hạt nhân SSN hồi đầu năm nay ».
Thông thường, Ấn Độ ít nói về chủ đề này và từ chối bình luận về dự án phát triển tàu ngầm nguyên tử. Giờ đây, quan chức Hải quân nước này công khai khẳng định sự tồn tại của dự án. Phó Đô đốc P.Murugesan nói là Ấn Độ đã bắt tay vào dự án, nhưng đòi hỏi có nhiều thời gian. Hải quân Ấn Độ có thể rút ngắn được thời gian. Cho đến nay, loại dự án này thường phải mất khoảng 15 năm.
Hiện nay, mỗi năm, Ấn Độ có thể đóng được 4 – 5 tàu. Để đạt được mục tiêu đã đề ra là 200 tàu vào năm 2027, ngành đóng tàu Ấn Độ phải gia tăng gấp bội khả năng sản xuất. Theo giới chuyên gia, có thể Ấn Độ sẽ phải mua tàu của nước ngoài để bổ sung cho lực lượng Hải quân. Ấn Độ vẫn là một trong những nước nhập khẩu tàu lớn nhất thế giới.
Trong quá khứ, Nga là nước bán vũ khí nhiều nhất cho Ấn Độ và trong tương lai có thể là đối tác quan trọng trong việc cung cấp tàu chiến cho nước này. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ cũng đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí sang Ấn Độ. Theo giới quan sát, kế hoạch bổ sung tàu chiến, phát triển mạnh mẽ lực lượng hải quân của Ấn Độ nhằm đối phó với việc Trung Quốc tăng nhanh chi tiêu quân sự và có nhiều tham vọng.
Các đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông làm cho nhiều nước Châu Á và các đồng minh phương Tây của họ lo ngại. Do vậy, Ấn Độ ngày càng trở nên lo ngại vì có đường biên giới chung với Trung Quốc, có tranh chấp lãnh thổ và đã từng xung đột quân sự với nước láng giềng này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150717-ad-qp-hq/
Thông thường, Ấn Độ ít nói về chủ đề này và từ chối bình luận về dự án phát triển tàu ngầm nguyên tử. Giờ đây, quan chức Hải quân nước này công khai khẳng định sự tồn tại của dự án. Phó Đô đốc P.Murugesan nói là Ấn Độ đã bắt tay vào dự án, nhưng đòi hỏi có nhiều thời gian. Hải quân Ấn Độ có thể rút ngắn được thời gian. Cho đến nay, loại dự án này thường phải mất khoảng 15 năm.
Hiện nay, mỗi năm, Ấn Độ có thể đóng được 4 – 5 tàu. Để đạt được mục tiêu đã đề ra là 200 tàu vào năm 2027, ngành đóng tàu Ấn Độ phải gia tăng gấp bội khả năng sản xuất. Theo giới chuyên gia, có thể Ấn Độ sẽ phải mua tàu của nước ngoài để bổ sung cho lực lượng Hải quân. Ấn Độ vẫn là một trong những nước nhập khẩu tàu lớn nhất thế giới.
Trong quá khứ, Nga là nước bán vũ khí nhiều nhất cho Ấn Độ và trong tương lai có thể là đối tác quan trọng trong việc cung cấp tàu chiến cho nước này. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ cũng đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí sang Ấn Độ. Theo giới quan sát, kế hoạch bổ sung tàu chiến, phát triển mạnh mẽ lực lượng hải quân của Ấn Độ nhằm đối phó với việc Trung Quốc tăng nhanh chi tiêu quân sự và có nhiều tham vọng.
Các đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông làm cho nhiều nước Châu Á và các đồng minh phương Tây của họ lo ngại. Do vậy, Ấn Độ ngày càng trở nên lo ngại vì có đường biên giới chung với Trung Quốc, có tranh chấp lãnh thổ và đã từng xung đột quân sự với nước láng giềng này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150717-ad-qp-hq/
Việt Nam và Ấn Độ ký tuyên bố chung về hợp tác quốc phòng
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar (T) và đồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang Thanh (P)DR
Nhân chuyến công du Ấn Độ của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, ngày 25/05/2015, đại diện quân đội hai nước đã ký Tuyên bố chung về Tầm nhìn Quốc phòng nhằm tăng cường quan hệ chiến lược song phương, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết đoán trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Tuyên bố chung về Tầm nhìn Quốc phòng giai đoạn 2015-2020, được ký giữa Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar và đồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang Thanh.
Bên cạnh đó, trước sự chứng kiến của hai Bộ trưởng, đại diện lực lượng tuần duyên hai nước đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác song phương. Trước đó, Bộ trưởng hai nước đã có các cuộc hội đàm về hợp tác quốc phòng, bao gồm cả hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh bắt đầu công du Ấn Độ từ Chủ nhật, 24/05. Chuyến công du 3 ngày này diễn ra vào lúc Trung Quốc gia tăng các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo để khẳng định các đòi hỏi lãnh thổ ở Biển Đông.
Theo nguồn tin báo chí, phía Việt Nam mong muốn Ấn Độ huấn luyện các thủy thủ tàu ngầm, trong khi đó, New Delhi muốn bán tên lửa siêu âm Brahmos cho Hà Nội. Tuy nhiên, theo các quan chức Ấn Độ, dự án này chưa hoàn tất.
New Delhi và Hà Nội đã tăng cường quan hệ kinh tế chiến lược trong bối cảnh Ấn Độ đẩy mạnh chính sách « Hướng Đông » và Việt Nam phải đối phó với các đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.
Năm ngoái, hai nước đã có ít nhất ba cuộc viếng thăm trao đổi cấp cao. Tháng 08/2014, Ngoại trưởng Ấn Độ tới Việt Nam. Sang đến tháng 09/2014, Tổng thống Ấn Độ công du Việt Nam và trong dịp này, New Dehli cấp 100 triệu đô la tín dụng để Việt Nam mua các thiết bị quân sự của Ấn Độ. Đến tháng 10/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Ấn Độ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150527-viet-nam-va-an-do-ky-tuyen-bo-chung-ve-hop-tac-quoc-phong/
Bên cạnh đó, trước sự chứng kiến của hai Bộ trưởng, đại diện lực lượng tuần duyên hai nước đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác song phương. Trước đó, Bộ trưởng hai nước đã có các cuộc hội đàm về hợp tác quốc phòng, bao gồm cả hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh bắt đầu công du Ấn Độ từ Chủ nhật, 24/05. Chuyến công du 3 ngày này diễn ra vào lúc Trung Quốc gia tăng các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo để khẳng định các đòi hỏi lãnh thổ ở Biển Đông.
Theo nguồn tin báo chí, phía Việt Nam mong muốn Ấn Độ huấn luyện các thủy thủ tàu ngầm, trong khi đó, New Delhi muốn bán tên lửa siêu âm Brahmos cho Hà Nội. Tuy nhiên, theo các quan chức Ấn Độ, dự án này chưa hoàn tất.
New Delhi và Hà Nội đã tăng cường quan hệ kinh tế chiến lược trong bối cảnh Ấn Độ đẩy mạnh chính sách « Hướng Đông » và Việt Nam phải đối phó với các đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.
Năm ngoái, hai nước đã có ít nhất ba cuộc viếng thăm trao đổi cấp cao. Tháng 08/2014, Ngoại trưởng Ấn Độ tới Việt Nam. Sang đến tháng 09/2014, Tổng thống Ấn Độ công du Việt Nam và trong dịp này, New Dehli cấp 100 triệu đô la tín dụng để Việt Nam mua các thiết bị quân sự của Ấn Độ. Đến tháng 10/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Ấn Độ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150527-viet-nam-va-an-do-ky-tuyen-bo-chung-ve-hop-tac-quoc-phong/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten