Lệnh Kế Hoạch bị khai trừ : Hồ Cẩm Đào im hơi lặng tiếng
Ông Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua) trong một cuộc họp tại Bắc Kinh, đầu năm 2013.Reuters
Về Châu Á hôm nay, báo Le Figaro trang quốc tế trở lại vụ ông Lệnh Kế Họach (Ling Jihua), nhân vật thân tín của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bị khai trừ khỏi Đảng và chính thức bị bắt giữ, với dòng tựa : « Thêm một ‘con hổ’ bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc ».
Thông tín viên Le Figaro, Patrick Saint Paul ở Bắc Kinh, mở đầu bài viết với nhận xét hóm hỉnh : Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình quả là không ngơi nghỉ. Tư pháp Trung Quốc chuẩn bị xét xử một con ‘hổ’ mới - Lệnh Kế Hoạch, nguyên là cố vấn của ông Hồ Cẩm Đào - và chỉ vài tuần sau khi kết án tù chung thân cựu Sa hoàng của ngành an ninh Chu Vĩnh Khang.
Bài báo trích lại các ‘tội danh’ rất nặng nề gán cho ông Lệnh Kế Hoạch : vi phạm kỷ luật tổ chức, kỷ luật bảo mật ... lạm dụng quyền thế, tham ô, nhận đút lót, ngoại tình... Truyền thông nhà nước còn tố cáo ông đứng đầu băng Sơn Tây, một tỉnh giàu có nhờ mỏ than và đã trở thành chiếc nôi tham nhũng của cán bộ lãnh đạo Đảng.
Tác giả bài báo trích các ‘chuyên gia hậu trường’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho là ông Lệnh Kế Hoạch hiển nhiên là một đối tượng chính trị, xuất thân từ phe cánh đối nghịch với Tập Cận Bình, và điều đó đã biến ông thành một ‘ứng viên’ thích hợp để tượng trưng cho những sai lệch của Đảng.
Thật ra theo tờ báo, ông Lệnh Kế Hoạch còn đại diện cho mọi điều thái quá của tầng lớp ưu tú lãnh đạo Đảng mà Bắc Kinh sợ rằng tính chính đáng sẽ bị đặt lại nếu không trừng trị những thái quá đó.
Bài báo cũng nhắc lại vụ tai nạn chiếc xe Ferrari của con trai ông Lệnh Kế Hoạch vào tháng 3 năm 2012, cùng với hai cô gái trong tình trạng lõa thể, việc ông Lệnh bị thuyên chuyển sau đó, nhưng không bị truy tố vì vào lúc đó, đối tượng tấn công của ông Tập Cận Bình là Bạc Hy Lai.
Thế nhưng, theo Le Figaro, chính ông Lệnh Kế Hoạch đã làm cho Tập Cận Bình nghĩ đến việc tung ra chiến dịch ‘làm sạch’ Đảng, có điều chiến dịch làm sạch này chỉ nhắm vào phe cánh đối nghịch với đương kim chủ tịch, cho phép ông củng cố mạnh mẽ thế lực, nắm chặt Đảng, cho dù vẫn có những tiếng nói bất bình trong hàng ngũ thủ cựu, có ảnh hưởng lớn trong đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông Hồ Cẩm Đào im hơi lặng tiếng
Trong hồ sơ hiện nay, Le Figaro còn nêu lên sự im lặng ‘đáng chú ý’ của ông Hồ Cẩm Đào, mà ông Lệnh Kế Hoạch, theo tờ báo là cánh tay mặt trong nhiều năm.
Là dấu hiệu của mối e ngại mà người thừa kế của ông gợi ra, ông Hồ Cẩm Đào là vị cựu chủ tịch nước kín đáo, mờ nhạt nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Tác giả bài viết còn trích xã luận của Hoàn Cầu Thời báo, ký tên Quốc Bình - bút hiệu được chính quyền sử dụng khi muốn cho ý kiến về một sự kiện chính trị hay kinh tế quan trọng – trong đó trường hợp ợp Lệnh Kế Hoạch được nêu lên như một lời cảnh cáo đối với đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc, để họ không lập bè phái, tránh đeo đuổi quyền lợi cá nhân trong Đảng, hay có ‘những hành động chống đối hay tự phụ’.
Trong phần kết luận, bài báo cho là tên ông Lệnh Kế Hoạch sẽ nằm cạnh những tên tuổi lớn khác bị kết án trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình : Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai... và tổng cộng, theo Le Figaro, đã có khoảng 250.000 người bị trừng phạt trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.
Kinh tế Trung Quốc gây lo ngại cho giới đầu tư
Báo Les Echos cũng nhìn sang Trung Quốc nhưng trên bình diện kinh tế, ghi nhận nỗi lo ngại của các tập đoàn nước ngoài, đặc biệt là Châu Âu, đầu tư vào Trung Quốc
Theo Les Echos, những dao động, phong ba trên thị trường chứng khoán Trung Quốc vừa qua đã làm cho các nhà đầu tư rất cảnh giác, vì nó phơi bày những rủi ro của kinh tế Trung Quốc, tuy rằng không có mối liên hệ trực tiếp giữa hai hiện tượng, như một chuyên gia giải thích.
Điều làm các nhà đầu tư e ngại nhất hiện nay là hoạt động kinh tế Trung Quốc chậm lại. Theo kết quả thăm dò của Phòng Thương mại Châu Âu, trên 541 công ty được hỏi, thì 43% cho rằng hoạt động kinh tế Trung Quốc chậm lại đối với họ là mối lo ngại lớn nhất.
Les Echos nhìn thấy là số liệu quý 2 công bố trung tuần tháng 7/2015, với tăng trưởng 7% ,đã không trấn an được các nhà đầu tư. Họ đánh giá thời kỳ vàng son với tăng trưởng 8-9% đã qua rồi và tăng trưởng Trung Quốc giờ đây chỉ có thể tiếp tục chậm lại mà thôi.
‘Đất lành’ Đức bị thách thức trước làn sóng tỵ nạn ồ ạt
Trên bình diện xã hội, báo Le Monde chú ý đến nước Đức, đã nỗ lực rất nhiều trên bình diện đón người tỵ nạn, nhưng hành động bài ngoại, kỳ thị trong dân chúng cũng không ít.
Le Monde ghi nhận là cường quốc đầu tàu Châu Âu đã có nỗ lực rất lớn để đón người tỵ nạn, giúp họ hội nhập. Đức, theo bài báo, không muốn can thiệp ở ngoài, đã lấy việc đón người tỵ nạn thành một vấn đề danh dụu. Tháng 10 năm ngoái, Thủ tướng Merkel đã tỏ mong muốn nước Đức trở thành nước của sự hội nhập.
Le Monde nêu lại các số liệu, cách đây 10 năm, người xin tỵ nạn ở Đức không đầy 50.000. Vào năm 2014, có hơn 202.000 đơn. Riêng sáu tháng đầu năm 2015 đã có hơn 160.000 đơn mới, từ đây đến cuối năm số đơn mới này có thể vượt mức 400.000.
Đức bị tràn ngập, không thể còn là đất lành nữa. Trước làn sóng người đến từ Syria, Irak, những người từ vùng Balkan (Serbia, Bosnia...) mà Đức mở rộng tay đón trước đây, giờ bị từ chối thẳng thừng, bị trục xuất, với lý do đây là các nước giờ được xem là an toàn.
Le Monde cũng nhìn thấy là người dân Đức vẫn còn rất hiếu khách, không kể các hiệp hội, giáo hội, huy động lực lượng giúp đỡ người tỵ nạn, các cá nhân cũng sắn tay áo như cặp vợ chồng về hưu sẵn sàng đón một người Syria về ở cùng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó thái độ bài ngoại, kỳ thị cũng lan rộng hơn trong dân chúng, những trung tâm đón người tỵ nạn, kể cả những nơi đang thiết lập, thường xuyên bị tấn công, cả người cũng bị tấn công như tại Freital, gần Dresden, khiến cảnh sát đã phải đứng ra bảo vệ họ.
Giới chăn nuôi Pháp xuống đường
Về tình hình Pháp, các báo hôm nay đồng loạt nêu bật trên trang nhất nỗi tức giận của giới chăn nuôi, đã xuống đường từ mấy ngày qua, phong tỏa các trục lộ ở vùng Normandie, miền Tây nước Pháp và đòi bộ trưởng Nông nghiệp từ chức. Libération trên trang nhất giải thích là họ bị bóp nghẹt với giá cả ngày càng thấp và muốn chính phủ can thiệp.
Chính phủ Pháp sẽ thông báo một kế hoạch giúp đỡ khẩn cấp để trấn an, cho nên Le Monde nhìn thấy : « Ông Hollande cố chữa cháy ». Ở trang trong tờ báo trích thành tựa nhận định của một thành viên công đoàn nông dân FNSEA, « khi phong trào lên như vậy có nghĩa là sự tuyệt vọng rất to lớn ».
Le Figaro trong hàng tựa trang nhất thấy là : « Nỗi tức giận của giới chăn nuôi thúc ép chính phủ ».
Trong bài xã luận Le Figaro nhận thấy là đổ hết trách nhiệm lên đương kim Bộ trưởng Nông nghiệp Stéphane Le Foll, cũng có phần quá đáng, vì từ lâu các Bộ trưởng Nông nghiệp đều chịu sự tức giận của nông dân, nhưng có điều chính phủ hiện nay có vẻ bất cẩn và bất lực hơn các chính phủ tiền nhiệm.
Le Figaro cho là chính phủ nên lắng nghe yêu cầu của giới chăn nuôi, giảm bớt quy định, kiểm tra nghiêm ngặt, giải quyết vấn đề cơ bản, chứu đưa ra kế hoạch khẩn cấp, vội vã chỉ vô ích.
Les Echos cũng cùng đánh giá trong bài xã luận, cho là hiếm khi giải quyết được một vấn đề phức tạp bằng một giải pháp đơn giản. Một vài biện pháp khẩn cấp loan báo trong cuộc họp các bộ trưởng sẽ không giúp ngành Nông nghiệp Pháp ra khỏi khủng hoảng.
Bên cạnh một số yếu tố khác, Les Echos cũng nêu lên những quy định gò bó, ở Pháp nhiều hơn ở các nước khác, cần phải xem lại. Nhưng quan trọng hơn nữa, đối với tờ báo, là vấn đề chất lượng sản phẩm, mà Les Echos đánh giá hiện nay chỉ ở mức trung bình : « Phải có những sản phẩm cao cấp để chiêu dụ giới có tiền và tầng lớp trung lưu của thế giới ». Tờ báo nhìn thấy hiện thời Pháp có ‘cả rừng’ nhà sản xuất cỡ trung bình với một dòng sản phẩm xoàng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150722-lenh-ke-hoach-bi-khai-tru-ho-cam-dao-im-hoi-lang-tieng/
Bài báo trích lại các ‘tội danh’ rất nặng nề gán cho ông Lệnh Kế Hoạch : vi phạm kỷ luật tổ chức, kỷ luật bảo mật ... lạm dụng quyền thế, tham ô, nhận đút lót, ngoại tình... Truyền thông nhà nước còn tố cáo ông đứng đầu băng Sơn Tây, một tỉnh giàu có nhờ mỏ than và đã trở thành chiếc nôi tham nhũng của cán bộ lãnh đạo Đảng.
Tác giả bài báo trích các ‘chuyên gia hậu trường’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho là ông Lệnh Kế Hoạch hiển nhiên là một đối tượng chính trị, xuất thân từ phe cánh đối nghịch với Tập Cận Bình, và điều đó đã biến ông thành một ‘ứng viên’ thích hợp để tượng trưng cho những sai lệch của Đảng.
Thật ra theo tờ báo, ông Lệnh Kế Hoạch còn đại diện cho mọi điều thái quá của tầng lớp ưu tú lãnh đạo Đảng mà Bắc Kinh sợ rằng tính chính đáng sẽ bị đặt lại nếu không trừng trị những thái quá đó.
Bài báo cũng nhắc lại vụ tai nạn chiếc xe Ferrari của con trai ông Lệnh Kế Hoạch vào tháng 3 năm 2012, cùng với hai cô gái trong tình trạng lõa thể, việc ông Lệnh bị thuyên chuyển sau đó, nhưng không bị truy tố vì vào lúc đó, đối tượng tấn công của ông Tập Cận Bình là Bạc Hy Lai.
Thế nhưng, theo Le Figaro, chính ông Lệnh Kế Hoạch đã làm cho Tập Cận Bình nghĩ đến việc tung ra chiến dịch ‘làm sạch’ Đảng, có điều chiến dịch làm sạch này chỉ nhắm vào phe cánh đối nghịch với đương kim chủ tịch, cho phép ông củng cố mạnh mẽ thế lực, nắm chặt Đảng, cho dù vẫn có những tiếng nói bất bình trong hàng ngũ thủ cựu, có ảnh hưởng lớn trong đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông Hồ Cẩm Đào im hơi lặng tiếng
Trong hồ sơ hiện nay, Le Figaro còn nêu lên sự im lặng ‘đáng chú ý’ của ông Hồ Cẩm Đào, mà ông Lệnh Kế Hoạch, theo tờ báo là cánh tay mặt trong nhiều năm.
Là dấu hiệu của mối e ngại mà người thừa kế của ông gợi ra, ông Hồ Cẩm Đào là vị cựu chủ tịch nước kín đáo, mờ nhạt nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Tác giả bài viết còn trích xã luận của Hoàn Cầu Thời báo, ký tên Quốc Bình - bút hiệu được chính quyền sử dụng khi muốn cho ý kiến về một sự kiện chính trị hay kinh tế quan trọng – trong đó trường hợp ợp Lệnh Kế Hoạch được nêu lên như một lời cảnh cáo đối với đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc, để họ không lập bè phái, tránh đeo đuổi quyền lợi cá nhân trong Đảng, hay có ‘những hành động chống đối hay tự phụ’.
Trong phần kết luận, bài báo cho là tên ông Lệnh Kế Hoạch sẽ nằm cạnh những tên tuổi lớn khác bị kết án trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình : Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai... và tổng cộng, theo Le Figaro, đã có khoảng 250.000 người bị trừng phạt trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.
Kinh tế Trung Quốc gây lo ngại cho giới đầu tư
Báo Les Echos cũng nhìn sang Trung Quốc nhưng trên bình diện kinh tế, ghi nhận nỗi lo ngại của các tập đoàn nước ngoài, đặc biệt là Châu Âu, đầu tư vào Trung Quốc
Theo Les Echos, những dao động, phong ba trên thị trường chứng khoán Trung Quốc vừa qua đã làm cho các nhà đầu tư rất cảnh giác, vì nó phơi bày những rủi ro của kinh tế Trung Quốc, tuy rằng không có mối liên hệ trực tiếp giữa hai hiện tượng, như một chuyên gia giải thích.
Điều làm các nhà đầu tư e ngại nhất hiện nay là hoạt động kinh tế Trung Quốc chậm lại. Theo kết quả thăm dò của Phòng Thương mại Châu Âu, trên 541 công ty được hỏi, thì 43% cho rằng hoạt động kinh tế Trung Quốc chậm lại đối với họ là mối lo ngại lớn nhất.
Les Echos nhìn thấy là số liệu quý 2 công bố trung tuần tháng 7/2015, với tăng trưởng 7% ,đã không trấn an được các nhà đầu tư. Họ đánh giá thời kỳ vàng son với tăng trưởng 8-9% đã qua rồi và tăng trưởng Trung Quốc giờ đây chỉ có thể tiếp tục chậm lại mà thôi.
‘Đất lành’ Đức bị thách thức trước làn sóng tỵ nạn ồ ạt
Trên bình diện xã hội, báo Le Monde chú ý đến nước Đức, đã nỗ lực rất nhiều trên bình diện đón người tỵ nạn, nhưng hành động bài ngoại, kỳ thị trong dân chúng cũng không ít.
Le Monde ghi nhận là cường quốc đầu tàu Châu Âu đã có nỗ lực rất lớn để đón người tỵ nạn, giúp họ hội nhập. Đức, theo bài báo, không muốn can thiệp ở ngoài, đã lấy việc đón người tỵ nạn thành một vấn đề danh dụu. Tháng 10 năm ngoái, Thủ tướng Merkel đã tỏ mong muốn nước Đức trở thành nước của sự hội nhập.
Le Monde nêu lại các số liệu, cách đây 10 năm, người xin tỵ nạn ở Đức không đầy 50.000. Vào năm 2014, có hơn 202.000 đơn. Riêng sáu tháng đầu năm 2015 đã có hơn 160.000 đơn mới, từ đây đến cuối năm số đơn mới này có thể vượt mức 400.000.
Đức bị tràn ngập, không thể còn là đất lành nữa. Trước làn sóng người đến từ Syria, Irak, những người từ vùng Balkan (Serbia, Bosnia...) mà Đức mở rộng tay đón trước đây, giờ bị từ chối thẳng thừng, bị trục xuất, với lý do đây là các nước giờ được xem là an toàn.
Le Monde cũng nhìn thấy là người dân Đức vẫn còn rất hiếu khách, không kể các hiệp hội, giáo hội, huy động lực lượng giúp đỡ người tỵ nạn, các cá nhân cũng sắn tay áo như cặp vợ chồng về hưu sẵn sàng đón một người Syria về ở cùng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó thái độ bài ngoại, kỳ thị cũng lan rộng hơn trong dân chúng, những trung tâm đón người tỵ nạn, kể cả những nơi đang thiết lập, thường xuyên bị tấn công, cả người cũng bị tấn công như tại Freital, gần Dresden, khiến cảnh sát đã phải đứng ra bảo vệ họ.
Giới chăn nuôi Pháp xuống đường
Về tình hình Pháp, các báo hôm nay đồng loạt nêu bật trên trang nhất nỗi tức giận của giới chăn nuôi, đã xuống đường từ mấy ngày qua, phong tỏa các trục lộ ở vùng Normandie, miền Tây nước Pháp và đòi bộ trưởng Nông nghiệp từ chức. Libération trên trang nhất giải thích là họ bị bóp nghẹt với giá cả ngày càng thấp và muốn chính phủ can thiệp.
Chính phủ Pháp sẽ thông báo một kế hoạch giúp đỡ khẩn cấp để trấn an, cho nên Le Monde nhìn thấy : « Ông Hollande cố chữa cháy ». Ở trang trong tờ báo trích thành tựa nhận định của một thành viên công đoàn nông dân FNSEA, « khi phong trào lên như vậy có nghĩa là sự tuyệt vọng rất to lớn ».
Le Figaro trong hàng tựa trang nhất thấy là : « Nỗi tức giận của giới chăn nuôi thúc ép chính phủ ».
Trong bài xã luận Le Figaro nhận thấy là đổ hết trách nhiệm lên đương kim Bộ trưởng Nông nghiệp Stéphane Le Foll, cũng có phần quá đáng, vì từ lâu các Bộ trưởng Nông nghiệp đều chịu sự tức giận của nông dân, nhưng có điều chính phủ hiện nay có vẻ bất cẩn và bất lực hơn các chính phủ tiền nhiệm.
Le Figaro cho là chính phủ nên lắng nghe yêu cầu của giới chăn nuôi, giảm bớt quy định, kiểm tra nghiêm ngặt, giải quyết vấn đề cơ bản, chứu đưa ra kế hoạch khẩn cấp, vội vã chỉ vô ích.
Les Echos cũng cùng đánh giá trong bài xã luận, cho là hiếm khi giải quyết được một vấn đề phức tạp bằng một giải pháp đơn giản. Một vài biện pháp khẩn cấp loan báo trong cuộc họp các bộ trưởng sẽ không giúp ngành Nông nghiệp Pháp ra khỏi khủng hoảng.
Bên cạnh một số yếu tố khác, Les Echos cũng nêu lên những quy định gò bó, ở Pháp nhiều hơn ở các nước khác, cần phải xem lại. Nhưng quan trọng hơn nữa, đối với tờ báo, là vấn đề chất lượng sản phẩm, mà Les Echos đánh giá hiện nay chỉ ở mức trung bình : « Phải có những sản phẩm cao cấp để chiêu dụ giới có tiền và tầng lớp trung lưu của thế giới ». Tờ báo nhìn thấy hiện thời Pháp có ‘cả rừng’ nhà sản xuất cỡ trung bình với một dòng sản phẩm xoàng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150722-lenh-ke-hoach-bi-khai-tru-ho-cam-dao-im-hoi-lang-tieng/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten