Tri thức: “Vũ khí” quan trọng trong tranh chấp Biển Đông của Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thế Phương
Khi hàng loạt giàn khoan của Trung Quốc đang khuấy động Biển Đông thì một mặt trận khác cũng đang bốc lửa. Cuộc tranh luận xuất phát từ một bài báo của nhà nghiên cứu Sam Bateman – của Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) đã gặp phải phản biện gay gắt của hai học giả Việt Nam là Dương Danh Huy và Phạm Quang Tuấn. Sau đó cũng trên diễn đàn này, một cuộc tranh luận khác trực diện hơn giửa một học giả Việt Nam từ Học viện Ngoại giao với một học giả của Viện Nghiên cứu Quốc gia Nam Hải Trung Quốc.[1] Những cuộc tranh luận này một lần nửa cho thấy vai trò và tác động của tri thức và giới học giả trong cuộc chiến chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Tại sao giới học giả lại quan trọng?
Tại sao phải thúc đẩy mạnh mẽ vai trò của giới học giả, hay nói một cách rộng hơn là thành tố kiến thức trong cuộc chiến vì Biển Đông? Phân tích cục diện hiện tại, có ba yếu tố tác động khả năng áp dụng vai trò của giới học giả vào trong thực tế chiến lược Biển Đông của Việt Nam: (i) tương quan thực lực giữa Việt Nam và Trung Quốc khiến cho chạy đua sức mạnh không phải là lựa chọn tối ưu; (ii) xu hướng “quốc tế hóa” Biển Đông ngày càng được ủng hộ là một lợi thế quan trọng và (iii) lý lẽ chủ quyền và diễn giải luật biển của Việt Nam hợp lý hơn so với Trung Quốc.
Trước hết, nếu xét trên tương quan sức mạnh, thì Việt Nam khó có thể so sánh với Trung Quốc trên tất cả các phương diện từ tiềm lực kinh tế, quốc phòng đến tiềm lực con người. Trung Quốc hiện tại là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với một tham vọng trở thành cường quốc hải dương cạnh tranh với Mỹ trong tương lai. Quá trình hiện đại hóa hải quân của Bắc Kinh đang tiến triển một cách nhanh chóng và khá toàn diện, mà biểu tượng là việc đưa vào hoạt động tàu sân bay đầu tiên trong năm 2012 vừa qua.
Một “chiến lược phi đối xứng” về quân sự đã và đang được xây dựng trong trường hợp xấu nhất nếu có chiến tranh xảy ra, tuy nhiên chiến lược đó cũng chỉ tạo một lợi thế nhỏ của Việt Nam trên bàn đàm phán. Mục tiêu rõ ràng nhất của quá trình hiện đại hóa quân đội và lực lượng cảnh sát biển trong suốt thời gian qua không gì khác hơn ngoài răn đe ở mức độ nhất định và tăng cường khả năng thương lượng. Tác chiến “phi đối xứng” trên biển sẽ là một kinh nghiệm hoàn toàn mới với Việt Nam.
Thứ hai, cùng với một số nước trong ASEAN như Philippines và Indonesia, Việt Nam đã khá thành công trong việc đưa tranh chấp ra bàn luận công khai tại các diễn đàn an ninh và chính trị khu vực. “Quốc tế hóa” là giải pháp bị Trung Quốc phản đối rất quyết liệt, trong khi các nước khác – có hay không có liên quan đến tranh chấp – đếu ủng hộ một cách mạnh mẽ. Quốc tế hóa và đa phương hóa vấn đề Biển Đông khiến cho cán cân ngoại giao trở nên bất lợi hơn đối với Bắc Kinh, khi ngoài các nước tranh chấp chính còn xuất hiện những chủ thể khác như Mỹ, Nhật Bản hay Ấn Độ.
Một lợi thế nữa để tăng cường vai trò của giới học giả chính là sự hợp lý hơn về lý lẽ chủ quyền cũng như về cách diễn giải luật biển quốc tế của Việt Nam. Các chứng cứ chủ quyền của Việt Nam được các tài liệu, bản đồ trong và ngoài nước xác nhận và chứng minh một cách rõ ràng về tiến trình và lịch sử xác quyết chủ quyền. Trong khi đó những tài liệu từ phía Trung Quốc không thể hiện một lộ trình như vậy. Rõ ràng, sự yếu thế về mặt chứng cứ lịch sử là lý do chính khiến Bắc Kinh cương quyết phủ định giải pháp đưa tranh chấp ra Tòa án Quốc tế hay Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc dựa vào hai luận điểm chính để bảo vệ cho các lý lẽ của mình.
Một là khái niệm về vùng nước lịch sử, khái niệm nền tảng để Trung Quốc hợp pháp hóa cho “đường lưỡi bò” của mình. Thứ hai là quan điểm “nối chủ quyền” dựa vào các diễn giải từ Công ước Luật biển UNCLOS. Một trong những diễn giải khả dĩ về các yêu sách 80% Biển Đông dựa trên việc công nhận tư cách pháp lý đảo của các cấu tạo tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Theo đó, tất cả đảo, đá và quần đảo của Trung Quốc đều có lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế EEZ mà không phân biệt đảo, đá đó phù hợp quy định chế độ đảo của UNCLOS hay không. Những luận điểm này bị đánh giá là thiếu tính thuyết phục và thể hiện “tham vọng” chiếm cứ Biển Đông của Bắc Kinh.
Tìm những bước khởi đầu
Tuy có tầm quan trọng to lớn như vậy, song nếu so sánh với Trung Quốc thì giới học giả Việt Nam nói riêng và mặt trận tranh đấu học thuật của Việt Nam nói chung vẫn còn đang thua kém ở nhiều lĩnh vực.
Trung Quốc hiện nay có tới 14 cơ quan nghiên cứu về Biển Đông ở tầm quốc gia được ưu tiên tài trợ bởi chính phủ trung ương. Ngoài 14 cơ quan này, những trung tâm tư vấn chính sách ngoại giao được coi là tinh túy ở Trung Quốc cũng đang tiến hành những nghiên cứu riêng của mình về Biển Đông. Ví dụ như Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc đang tiến hành tài trợ một nghiên cứu về luật quốc tế liên quan tới Biển Đông. Các chuyên gia thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc thì thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, báo chí nhằm đưa ra các lập luận bảo vệ cho lợi ích của Bắc Kinh tại các khu vực tranh chấp. Thêm vào đó, do tầm quan trọng của chủ quyền biển đảo, hầu hết các bài nghiên cứu từ an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho đến mối quan hệ Trung – Mỹ đều được phía các học giả Trung Quốc lồng ghép thêm vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền biển như là một hàm ý chính sách cho giới lãnh đạo.
Kết quả của việc này chính là một sự bùng nổ các vấn đề nghiên cứu về Biển Đông trong cộng đồng học giả và giới làm chính sách ở Trung Quốc và được chính phủ trung ương tài trợ. Các Viện nghiên cứu mới được thành lập sẽ giúp cho nước này đào tạo ra được nhiều hơn các học giả có kiến thức và kỹ năng hoàn chỉnh về các vấn đề kinh tế, pháp lý, và cả quân sự có liên quan tới Biển Đông. Một chiến lược tận dụng sức mạnh kiến thức như vậy sẽ là rất khó để đối phó nếu như Việt Nam không có đối sách đúng đắn để phù hợp.
Việt Nam cần thành lập thêm những trung tâm nghiên cứu chuyên sâu khác ở các trường Đại học hay Viện nghiên cứu để từ đó tạo mối liên kết rộng rãi và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ hơn trong nghiên cứu Biển Đông.
Tuy nhiên, có thể thấy việc đầu tư để xây dựng một đội ngũ học giả có đủ trình độ để bước vào cuộc chiến “học thuật hóa” và “ngoại giao học thuật” sẽ tốn nhiều thời gian và công sức. Sẽ cần một chiến lược về trung và dài hạn để Việt Nam có thể làm chủ được mặt trận này.
Song song với các bước chuẩn bị dần dần về con người, cũng rất cần thiết phải mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu các ý kiến từ bên ngoài và phần nào dựa vào những học giả nước ngoài để lan tỏa các lý lẽ lập luận của Việt Nam ra cộng đồng quốc tế một cách mạnh mẽ hơn. Đây được coi là phương pháp “mượn gió Đông” trong bối cảnh thực lực của các học giả Việt Nam vẫn còn thiếu và yếu.
Khi mà các bài viết khoa học về Biển Đông của Việt Nam xuất bản trên các tạp chí danh tiếng nước ngoài là quá ít, tận dụng những nguồn lực tri thức nghiên cứu sẵn có ở những quốc gia có nền khoa học tiên tiến hơn sẽ là một trong những biện pháp ngắn hạn mang lại hiệu quả lớn. Lợi ích đầu tiên chính là gia tăng được một cách đáng kể số lượng các bài viết nghiên cứu khoa học về Biển Đông được viết bằng tiếng Anh và đăng trên các ấn phẩm học thuật có uy tín của nước ngoài.
Tóm lại, Việt Nam cần có một chiến lược đúng đắn trong mặt trận kiến thức này để tạo một sân chơi cho các tiềm năng bùng nổ. Làm chủ được kiến thức thì sẽ làm chủ được cả cuộc chơi.
Nguyễn Thế Phương hiện là nghiên cứu viên tại Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TpHCM.
[1] http://www.rsis.edu.sg/publications/commentaries.html
Khi hàng loạt giàn khoan của Trung Quốc đang khuấy động Biển Đông thì một mặt trận khác cũng đang bốc lửa. Cuộc tranh luận xuất phát từ một bài báo của nhà nghiên cứu Sam Bateman – của Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) đã gặp phải phản biện gay gắt của hai học giả Việt Nam là Dương Danh Huy và Phạm Quang Tuấn. Sau đó cũng trên diễn đàn này, một cuộc tranh luận khác trực diện hơn giửa một học giả Việt Nam từ Học viện Ngoại giao với một học giả của Viện Nghiên cứu Quốc gia Nam Hải Trung Quốc.[1] Những cuộc tranh luận này một lần nửa cho thấy vai trò và tác động của tri thức và giới học giả trong cuộc chiến chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Tại sao giới học giả lại quan trọng?
Tại sao phải thúc đẩy mạnh mẽ vai trò của giới học giả, hay nói một cách rộng hơn là thành tố kiến thức trong cuộc chiến vì Biển Đông? Phân tích cục diện hiện tại, có ba yếu tố tác động khả năng áp dụng vai trò của giới học giả vào trong thực tế chiến lược Biển Đông của Việt Nam: (i) tương quan thực lực giữa Việt Nam và Trung Quốc khiến cho chạy đua sức mạnh không phải là lựa chọn tối ưu; (ii) xu hướng “quốc tế hóa” Biển Đông ngày càng được ủng hộ là một lợi thế quan trọng và (iii) lý lẽ chủ quyền và diễn giải luật biển của Việt Nam hợp lý hơn so với Trung Quốc.
Trước hết, nếu xét trên tương quan sức mạnh, thì Việt Nam khó có thể so sánh với Trung Quốc trên tất cả các phương diện từ tiềm lực kinh tế, quốc phòng đến tiềm lực con người. Trung Quốc hiện tại là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với một tham vọng trở thành cường quốc hải dương cạnh tranh với Mỹ trong tương lai. Quá trình hiện đại hóa hải quân của Bắc Kinh đang tiến triển một cách nhanh chóng và khá toàn diện, mà biểu tượng là việc đưa vào hoạt động tàu sân bay đầu tiên trong năm 2012 vừa qua.
Một “chiến lược phi đối xứng” về quân sự đã và đang được xây dựng trong trường hợp xấu nhất nếu có chiến tranh xảy ra, tuy nhiên chiến lược đó cũng chỉ tạo một lợi thế nhỏ của Việt Nam trên bàn đàm phán. Mục tiêu rõ ràng nhất của quá trình hiện đại hóa quân đội và lực lượng cảnh sát biển trong suốt thời gian qua không gì khác hơn ngoài răn đe ở mức độ nhất định và tăng cường khả năng thương lượng. Tác chiến “phi đối xứng” trên biển sẽ là một kinh nghiệm hoàn toàn mới với Việt Nam.
Thứ hai, cùng với một số nước trong ASEAN như Philippines và Indonesia, Việt Nam đã khá thành công trong việc đưa tranh chấp ra bàn luận công khai tại các diễn đàn an ninh và chính trị khu vực. “Quốc tế hóa” là giải pháp bị Trung Quốc phản đối rất quyết liệt, trong khi các nước khác – có hay không có liên quan đến tranh chấp – đếu ủng hộ một cách mạnh mẽ. Quốc tế hóa và đa phương hóa vấn đề Biển Đông khiến cho cán cân ngoại giao trở nên bất lợi hơn đối với Bắc Kinh, khi ngoài các nước tranh chấp chính còn xuất hiện những chủ thể khác như Mỹ, Nhật Bản hay Ấn Độ.
Một lợi thế nữa để tăng cường vai trò của giới học giả chính là sự hợp lý hơn về lý lẽ chủ quyền cũng như về cách diễn giải luật biển quốc tế của Việt Nam. Các chứng cứ chủ quyền của Việt Nam được các tài liệu, bản đồ trong và ngoài nước xác nhận và chứng minh một cách rõ ràng về tiến trình và lịch sử xác quyết chủ quyền. Trong khi đó những tài liệu từ phía Trung Quốc không thể hiện một lộ trình như vậy. Rõ ràng, sự yếu thế về mặt chứng cứ lịch sử là lý do chính khiến Bắc Kinh cương quyết phủ định giải pháp đưa tranh chấp ra Tòa án Quốc tế hay Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc dựa vào hai luận điểm chính để bảo vệ cho các lý lẽ của mình.
Một là khái niệm về vùng nước lịch sử, khái niệm nền tảng để Trung Quốc hợp pháp hóa cho “đường lưỡi bò” của mình. Thứ hai là quan điểm “nối chủ quyền” dựa vào các diễn giải từ Công ước Luật biển UNCLOS. Một trong những diễn giải khả dĩ về các yêu sách 80% Biển Đông dựa trên việc công nhận tư cách pháp lý đảo của các cấu tạo tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Theo đó, tất cả đảo, đá và quần đảo của Trung Quốc đều có lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế EEZ mà không phân biệt đảo, đá đó phù hợp quy định chế độ đảo của UNCLOS hay không. Những luận điểm này bị đánh giá là thiếu tính thuyết phục và thể hiện “tham vọng” chiếm cứ Biển Đông của Bắc Kinh.
Tìm những bước khởi đầu
Tuy có tầm quan trọng to lớn như vậy, song nếu so sánh với Trung Quốc thì giới học giả Việt Nam nói riêng và mặt trận tranh đấu học thuật của Việt Nam nói chung vẫn còn đang thua kém ở nhiều lĩnh vực.
Trung Quốc hiện nay có tới 14 cơ quan nghiên cứu về Biển Đông ở tầm quốc gia được ưu tiên tài trợ bởi chính phủ trung ương. Ngoài 14 cơ quan này, những trung tâm tư vấn chính sách ngoại giao được coi là tinh túy ở Trung Quốc cũng đang tiến hành những nghiên cứu riêng của mình về Biển Đông. Ví dụ như Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc đang tiến hành tài trợ một nghiên cứu về luật quốc tế liên quan tới Biển Đông. Các chuyên gia thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc thì thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, báo chí nhằm đưa ra các lập luận bảo vệ cho lợi ích của Bắc Kinh tại các khu vực tranh chấp. Thêm vào đó, do tầm quan trọng của chủ quyền biển đảo, hầu hết các bài nghiên cứu từ an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho đến mối quan hệ Trung – Mỹ đều được phía các học giả Trung Quốc lồng ghép thêm vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền biển như là một hàm ý chính sách cho giới lãnh đạo.
Kết quả của việc này chính là một sự bùng nổ các vấn đề nghiên cứu về Biển Đông trong cộng đồng học giả và giới làm chính sách ở Trung Quốc và được chính phủ trung ương tài trợ. Các Viện nghiên cứu mới được thành lập sẽ giúp cho nước này đào tạo ra được nhiều hơn các học giả có kiến thức và kỹ năng hoàn chỉnh về các vấn đề kinh tế, pháp lý, và cả quân sự có liên quan tới Biển Đông. Một chiến lược tận dụng sức mạnh kiến thức như vậy sẽ là rất khó để đối phó nếu như Việt Nam không có đối sách đúng đắn để phù hợp.
Việt Nam cần thành lập thêm những trung tâm nghiên cứu chuyên sâu khác ở các trường Đại học hay Viện nghiên cứu để từ đó tạo mối liên kết rộng rãi và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ hơn trong nghiên cứu Biển Đông.
Tuy nhiên, có thể thấy việc đầu tư để xây dựng một đội ngũ học giả có đủ trình độ để bước vào cuộc chiến “học thuật hóa” và “ngoại giao học thuật” sẽ tốn nhiều thời gian và công sức. Sẽ cần một chiến lược về trung và dài hạn để Việt Nam có thể làm chủ được mặt trận này.
Song song với các bước chuẩn bị dần dần về con người, cũng rất cần thiết phải mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu các ý kiến từ bên ngoài và phần nào dựa vào những học giả nước ngoài để lan tỏa các lý lẽ lập luận của Việt Nam ra cộng đồng quốc tế một cách mạnh mẽ hơn. Đây được coi là phương pháp “mượn gió Đông” trong bối cảnh thực lực của các học giả Việt Nam vẫn còn thiếu và yếu.
Khi mà các bài viết khoa học về Biển Đông của Việt Nam xuất bản trên các tạp chí danh tiếng nước ngoài là quá ít, tận dụng những nguồn lực tri thức nghiên cứu sẵn có ở những quốc gia có nền khoa học tiên tiến hơn sẽ là một trong những biện pháp ngắn hạn mang lại hiệu quả lớn. Lợi ích đầu tiên chính là gia tăng được một cách đáng kể số lượng các bài viết nghiên cứu khoa học về Biển Đông được viết bằng tiếng Anh và đăng trên các ấn phẩm học thuật có uy tín của nước ngoài.
Tóm lại, Việt Nam cần có một chiến lược đúng đắn trong mặt trận kiến thức này để tạo một sân chơi cho các tiềm năng bùng nổ. Làm chủ được kiến thức thì sẽ làm chủ được cả cuộc chơi.
Nguyễn Thế Phương hiện là nghiên cứu viên tại Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TpHCM.
[1] http://www.rsis.edu.sg/publications/commentaries.html
90
0 1 284http://nghiencuuquocte.net/2014/06/27/tri-thuc-vu-khi-quan-trong-trong-tranh-chap-bien-dong-cua-viet-nam/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten