maandag 26 augustus 2013

Việt Nam: 'Thời của khiếu kiện đất đai'

Việt Nam: 'Thời của khiếu kiện đất đai'


Cập nhật: 12:01 GMT - thứ sáu, 15 tháng 3, 2013

Các vụ khiếu kiện đất đai ở ngoại vi Hà Nội và các thành phố lớn xảy ra liên tiếp
Đến nay, những tuyên bố hùng hồn của Đảng Cộng sản Việt Nam khi lên nắm quyền, hứa hẹn thực hiện cải cách ruộng đất toàn diện, vẫn chỉ là những lời rỗng tuếch, và vấn đề đất đai vẫn chiếm phần lớn trong các khiếu kiện tới chính quyền trung ương, tạp chí Anh Bấm The Economist ấn bản Á châu ngày 16/3 có bài bình luận.
Bài báo mở đầu với việc mô tả đơn từ khiếu kiện của 57 trong tổng số 63 tỉnh thành ở Việt Nam được gửi tới đầy ắp phòng khách nhà cụ bà Lê Hiền Đức, một người đấu tranh chống tiêu cực năm nay đã ngoài 80 tuổi.
Bà Đức được dẫn lời nói "Chính phủ thu đất và nói là để đầu tư vào các dự án an sinh xã hội, nhưng tôi thì gọi đó là hành động đi cướp đất".
Về mặt lý thuyết, nhà nước vẫn chính thức sở hữu đất đai, nhưng từ năm 1993, nhiều nông dân đã được trao quyền sử dụng đất trong thời hạn 20 năm, là một bước đột phá so với thời kỳ trước đó, thời hợp tác xã nông nghiệp.
Bài báo cho hay nhiều quan chức địa phương thu đất cho các dự án phát triển, bồi thường người dân với mức thấp hơn nhiều so với giá thị trường, và việc khiếu kiện ngày càng tăng, không khác gì Bấm tình hình ở Trung Quốc.
Giá bất động sản đã giảm, kèm theo đó là tình trạng kinh tế chững lại và các cuộc khủng hoảng ngân hàng, nhưng cuộc xung đột đất đai vẫn nhức nhối.
Tình hình đặc biệt cấp bách ở các vùng ngoại vi Hà Nội và các thành phố lớn.
Theo tạp chí The Economist thì sự chênh lệch giữa giá bất động sản và giá tiền đền bù ở những nơi này là cao nhất, khiến nhiều dân làng tiến hành biểu tình bên ngoài các trụ sở công quyền.
Thậm chí có người còn tuyệt vọng bảo vệ đất của mình bằng gạch đá, hay các vũ khí thô sơ tự tạo, như trong trường hợp gia đình ông Bấm Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng.

Lý do thu hồi

Việc chính quyền huy động lực lượng mạnh trấn áp gia đình ông Vươn gây phản ứng khác nhau trên mạng.
Đầu tháng Năm tới đây, Quốc hội sẽ phải quyết định về hướng xử lý khi thời hạn 20 năm được quyền sử dụng đất bắt đầu hết hạn. Người ta cho rằng quyền này sẽ được gia hạn thành 50 năm.
Trong khi đó, các tổ chức cấp viện đang thúc giục chính phủ phải thu hẹp phạm vi các loại đất mà giới chức được phép thu hồi một cách hợp pháp để sử dụng cho các dự án phát triển.
Lấy đất để làm các dự án cơ sở hạ tầng thường là lý do được xem là có thể chấp nhận được, trong bối cảnh Việt Nam đang rất cần có thêm các cảng, các con đường có chất lượng.
Nhưng quy định hiện hành cho phép giới chức địa phương Bấm thu hồi đất với các lý do tù mù và chung chung là nhằm phát triển kinh tế.
Tạp chí Economist dẫn nguồn kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới nói người dân Việt Nam coi việc quản lý đất đai là lĩnh vực tham nhũng thứ nhì, chỉ sau cảnh sát giao thông mà thôi.
Thế còn nhà nông cao tuổi ở miền bắc thì nói rằng đất đai mà họ đã bỏ công sức ra bảo vệ trước quân lính Pháp, rồi quân đội Mỹ, đã bị uổng phí bởi những thử nghiệm thất bại của Đảng Cộng sản và nay lại tiếp tục bị cắt xét để người ta xây nhà chung cư.
Nhiều vụ thu hồi đất được thực hiện với lý do chung chung là nhằm phát triển kinh tế
Công an tại Hà Nội bất đắc dĩ mới để các lão nông kéo lên biểu tình bên ngoài Phủ Chủ tịch.
Nhưng các cuộc phản đối đông người ở những khu vực ngoại vi thủ đô thường trở nên bạo lực, được bàn tán rộng rãi và biến thành chủ đề chỉ trích chính phủ trên mạng.
Tại Dương Nội, ngoại thành Hà Nội, người dân đã Bấm đụng độ với cảnh sát hồi cuối tháng Giêng nhằm không cho xe ủi vào san phá mồ mả tổ tiên. Một số người đã lên văn phòng tại Hà Nội của một tờ báo của nhà nước, đề nghị họ đưa tin.
Họ cũng đã gửi hồ sơ khiếu nại tới nhờ sự giúp đỡ từ cụ bà Lê Hiền Đức, một nhà hoạt động chống tham nhũng.
The Economicst trích lời nông dân Trần Văn Sang của Dương Nội, nói ông không chấp nhận khoản đền bù nhỏ nhoi 9.000 đô la Mỹ cho mảnh đất 720 mét vuông của ông. "Đất là nguồn sống của chúng tôi," ông nói. "Chúng tôi sẽ quyết chết để giữ đất."


Thêm về tin này

Geen opmerkingen:

Een reactie posten