Đức : Nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài
Một góc Internet của Cơ quan hỗ trợ việc làm Liên bang tại Berlin.
Andreas Rentz/Getty Images
Trong khi nạn thất nghiệp đang làm đau đầu giới cầm quyền phương Tây thì nhìn sang đất nước láng giềng của Pháp là Đức, báo Công giáo La Croix đăng bài đáng chú ý : « Đức có nhu cầu thu hút người lao động nước ngoài ».
Theo bài báo, đất nước đầu tàu thuộc Liên hiệp châu Âu đang đối mặt với tình trạng thiếu nhân công trong nhiều lĩnh vực. Từ tháng 7 vừa qua, thị trường lao động Đức đã mở ra cho người đang tìm việc làm trên khắp thế giới. Chính phủ của thủ tướng Merkel nhắm đến tuyển dụng cả người ngoài châu Âu. Tuy nhiên, Thomas Liebig, một nhà kinh tế học của Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OCDE) cho rằng Đức đã quá khép kín trong việc tuyển dụng đa số nhân công nuớc ngoài ít lành nghề.
Năm 2011, Đức đã công nhận các bằng cấp hay chứng nhận nghề của nước ngoài. Ngay năm sau đó, Đức đã giảm nhẹ các điều kiện nhập cảnh và thời gian lưu trú cho những người lao động trí thức, tay nghề cao. Ngoài ra, Đức còn cấp cho giấy lưu trú mang tên « job search visa ». Theo đó, người nào có bằng đại học có thể ở lại Đức thêm 6 tháng để tìm việc làm. Năm 2011, 65 000 vị trí kỹ sư không tuyển dụng được người theo tổ chức các kỹ sư Đức (VDI).
Thomas Liebig nhận định : « để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dân số Đức đang già đi thì bắt buộc phải tuyển dụng người nước ngoài. Đồng thời, Đức cần phải thúc đẩy một số cải cách nội bộ như kéo dài tuổi lao động, cải thiện hệ thống đào tạo và hướng nghiệp, khuyến khích phụ nữ tham gia vào thị trường lao động. » Với một tỷ lệ sinh sản dưới 1,5 trẻ/phụ nữ từ năm 1975, dân số già đi là một mối đe dọa cho sự hưng thịnh của đất nước.
Theo Eurostat, cơ quan thống kê của Liên hiệp châu Âu, nếu không có nguồn nhập cư đáng kể thì những người trên 65 tuổi sẽ chiếm đến 33% dân số Đức từ nay đến năm 2060, trong khi hiện nay, tỷ lệ đó là 20%. Cơ quan Liên bang về việc làm (BA) đánh giá Đức sẽ mất đi 6,5 triệu người lao động vào năm 2025.
Báo La Croix thuật lại, vào năm 1960, khi Liên bang Đức đang tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nên đã chiêu mộ nhân công, đặc biệt là người Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng không ai hình dung được « những lao động khách mời » này lại được sống thực sự tại đây. Trong một thời gian dài, chẳng có ai làm gì để hội nhập họ. Thậm chí vào năm 2000, khi chính phủ quyết định cấp 20 000 thẻ cư trú cho các kỹ sư hay kỹ thuật viên tin học thì điều kiện cũng rất khắt khe. « Thẻ xanh » tức là thẻ cư trú tại Đức chỉ có hiệu lực trong vòng 5 năm và nếu như mất việc thì thẻ không còn hiệu lực.
Đức đã phát triển nhiều công cụ để thu hút nhân công nước ngoài. Cổng internet mang tên « Make it in Germany », được viết bằng song ngữ Anh-Đức nhằm ca ngợi chất lượng cuộc sống tại Đức và tung ra nhiều lời khuyên. Bên cạnh đó, Cơ quan Liên bang về việc làm Đức có một dịch vụ dành cho việc tuyển dụng lao động nước ngoài có trình độ và tay nghề cao. Chiến lược này đã sinh hoa kết quả tại châu Âu. Rất đông người thử vận may, trong đó đa số là dân Đông Âu, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ý, những nơi có tỷ lệ thất nghiệp đạt mức kỷ lục.
Thế nhưng, cơ quan này lấy làm tiếc : « Người châu Âu quyết định đến Đức sống rất nhanh nhưng cũng rời Đức nhanh chóng. Lý do là hoặc họ không có các tiêu chí phù hợp với sự tuyển dụng của các công ty, hoặc là họ sống trong vùng không phát triển lắm về ngành công nghiệp, hoặc là họ không rành tiếng Đức ».
Đặc biệt, Thomas Liebig nhấn mạnh, trong các lý do đó thì ngôn ngữ là rào cản lớn nhất. Đa số các công ty khi tuyển dụng đều đòi hỏi phải nói được tiếng Đức trong khi tiếng Đức không phổ biến mấy ở nước ngoài.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130826-duc-nhu-cau-tuyen-dung-lao-dong-nuoc-ngoai
Năm 2011, Đức đã công nhận các bằng cấp hay chứng nhận nghề của nước ngoài. Ngay năm sau đó, Đức đã giảm nhẹ các điều kiện nhập cảnh và thời gian lưu trú cho những người lao động trí thức, tay nghề cao. Ngoài ra, Đức còn cấp cho giấy lưu trú mang tên « job search visa ». Theo đó, người nào có bằng đại học có thể ở lại Đức thêm 6 tháng để tìm việc làm. Năm 2011, 65 000 vị trí kỹ sư không tuyển dụng được người theo tổ chức các kỹ sư Đức (VDI).
Thomas Liebig nhận định : « để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dân số Đức đang già đi thì bắt buộc phải tuyển dụng người nước ngoài. Đồng thời, Đức cần phải thúc đẩy một số cải cách nội bộ như kéo dài tuổi lao động, cải thiện hệ thống đào tạo và hướng nghiệp, khuyến khích phụ nữ tham gia vào thị trường lao động. » Với một tỷ lệ sinh sản dưới 1,5 trẻ/phụ nữ từ năm 1975, dân số già đi là một mối đe dọa cho sự hưng thịnh của đất nước.
Theo Eurostat, cơ quan thống kê của Liên hiệp châu Âu, nếu không có nguồn nhập cư đáng kể thì những người trên 65 tuổi sẽ chiếm đến 33% dân số Đức từ nay đến năm 2060, trong khi hiện nay, tỷ lệ đó là 20%. Cơ quan Liên bang về việc làm (BA) đánh giá Đức sẽ mất đi 6,5 triệu người lao động vào năm 2025.
Báo La Croix thuật lại, vào năm 1960, khi Liên bang Đức đang tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nên đã chiêu mộ nhân công, đặc biệt là người Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng không ai hình dung được « những lao động khách mời » này lại được sống thực sự tại đây. Trong một thời gian dài, chẳng có ai làm gì để hội nhập họ. Thậm chí vào năm 2000, khi chính phủ quyết định cấp 20 000 thẻ cư trú cho các kỹ sư hay kỹ thuật viên tin học thì điều kiện cũng rất khắt khe. « Thẻ xanh » tức là thẻ cư trú tại Đức chỉ có hiệu lực trong vòng 5 năm và nếu như mất việc thì thẻ không còn hiệu lực.
Đức đã phát triển nhiều công cụ để thu hút nhân công nước ngoài. Cổng internet mang tên « Make it in Germany », được viết bằng song ngữ Anh-Đức nhằm ca ngợi chất lượng cuộc sống tại Đức và tung ra nhiều lời khuyên. Bên cạnh đó, Cơ quan Liên bang về việc làm Đức có một dịch vụ dành cho việc tuyển dụng lao động nước ngoài có trình độ và tay nghề cao. Chiến lược này đã sinh hoa kết quả tại châu Âu. Rất đông người thử vận may, trong đó đa số là dân Đông Âu, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ý, những nơi có tỷ lệ thất nghiệp đạt mức kỷ lục.
Thế nhưng, cơ quan này lấy làm tiếc : « Người châu Âu quyết định đến Đức sống rất nhanh nhưng cũng rời Đức nhanh chóng. Lý do là hoặc họ không có các tiêu chí phù hợp với sự tuyển dụng của các công ty, hoặc là họ sống trong vùng không phát triển lắm về ngành công nghiệp, hoặc là họ không rành tiếng Đức ».
Đặc biệt, Thomas Liebig nhấn mạnh, trong các lý do đó thì ngôn ngữ là rào cản lớn nhất. Đa số các công ty khi tuyển dụng đều đòi hỏi phải nói được tiếng Đức trong khi tiếng Đức không phổ biến mấy ở nước ngoài.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130826-duc-nhu-cau-tuyen-dung-lao-dong-nuoc-ngoai
Geen opmerkingen:
Een reactie posten