vrijdag 30 augustus 2013

Dân biểu Anh phản đối tham chiến ở Syria

Dân biểu Anh phản đối tham chiến ở Syria


Cập nhật: 03:08 GMT - thứ sáu, 30 tháng 8, 2013

Thủ tướng David Cameron

Các dân biểu Anh đã bỏ phiếu chống hành động quân sự ở Syria cũng như khả năng tham gia vào các cuộc tấn công do Mỹ khởi xướng.
Đề xuất của chính phủ đã bị bác với 285 phiếu chống và 272 phiếu thuận.
Thủ tướng David Cameron sau đó nói "chính phủ sẽ hành động theo nguyện vọng của các dân biểu", có nghĩa là sẽ không tham gia vào các cuộc tấn công vào Damascus.
Hoa Kỳ cho hay sẽ vẫn "tiếp tục tham vấn" với London, "một trong các đồng minh và bạn bè thân thiết nhất của chúng tôi".
Nhà Trắng ra thông cáo nói: "Tổng thống Obama ra quyết định của mình dựa trên quyền lợi của Hoa Kỳ".
Thông cáo nói thêm rằng ông Obama "tin là các quyền lợi cốt lõi của Hoa Kỳ đang bị đe dọa và các quốc gia vi phạm quy định của quốc tế về vũ khí hóa học phải chịu trách nhiệm".
Các quan chức chính phủ Obama hôm thứ Năm nói với một nhóm dân biểu Mỹ rằng "không còn nghi ngờ gì là chính quyền Assad đã sử dụng vũ khí hóa học một cách có chủ đích".
Eliot Engel, thành viên Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ, nói rằng giới chức Mỹ đã đưa ra các bằng chứng, trong đó có các cuộc điện đàm của quan chức cao cấp Syria mà họ bắt được.
Họ cũng nói đã thấy quân đội Syria di chuyển xung quanh Damascus, chứng tỏ đang chuẩn bị cho "hoạt động gì đó lớn như là một cuộc tấn công bằng hóa chất".

Thủ tướng Cameron thất vọng

"Họ sẽ thất vọng là Anh quốc không can dự. Tôi không cho là điều này sẽ ngăn chặn được hành động quân sự [chống Syria]."
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond
Sau phiên bỏ phiếu ở London, thủ lĩnh đảng Lao động đối lập Ed Miliband tuyên bố hành động quân sự nay đã "ra ngoài nghị trình", và nói thêm rằng các dân biểu đã bỏ phiếu chống lại sự lãnh đạo "ngông cuồng và bất cẩn" của ông thủ tướng.
Trong số các dân biểu bỏ phiếu chống có 30 người thuộc đảng Bảo thủ và chín thuộc đảng Dân chủ Tự do.
Vụ này có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của ông Cameron, người trước đó đã phải giảm tông của đề xuất hành động quân sự ở Syria sau khi đảng Lao động đòi có thêm bằng chứng về vi phạm của Tổng thống Assad.
Biên tập viên trưởng về các vấn đề chính trị của BBC Nick Robinson nhận xét rằng Thủ tướng Cameron nay dường như đã mất kiểm soát đối sách chính sách ngoại giao và quốc phòng, điều tồi tệ cho hình ảnh của ông trên trường quốc tế.
Những người ủng hộ quan hệ xuyên Đại Tây Dương nay lo lắng rằng nước Mỹ có thể đặt câu hỏi về giá trị và độ tin cậy của đồng minh Anh quốc.
Tuy nhiên biên tập viên của chúng tôi nói rằng điều đau đớn nhất cho ông David Cameron là ở chính sân nhà, khi các rạn nứt trong đảng của ông, mà ông cố gắng hàn gắn, nay bị phơi bày công khai trước dân chúng.
Trong phiên thảo luận về Syria, đảng Lao động đã đòi có thêm bằng chức "xác đáng" nhưng yêu cầu này bị các dân biểu phủ quyết.
Thế nhưng trong diễn biến bất ngờ sau đó, các dân biểu bác nốt đề xuất ủng hộ hành động quân sự mà chính phủ đưa ra trong trường hợp các thanh tra vũ khí của Liên Hiệp Quốc cung cấp được bằng chứng về việc sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công ở ngoại ô Damascus hồi tuần trước.
Ít nhất 355 người đã thiệt mạng trong vụ xảy ra ở Ghouta hôm 21/8.
Mỹ và Anh nói chính quyền Assad phải chịu trách nhiệm, trong khi Damascus đổ lỗi cho quân nổi dậy.
Các chuyên gia của LHQ theo kế hoạch sẽ hoàn tất thanh tra vào thứ Sáu 30/8 và nộp các kết quả điều tra ban đầu cho Tổng thư ký Ban Ki-moon vào cuối tuần.
Ngay sau phiên bỏ phiếu tại London, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond xác nhận với chương trình Newsnight của BBC rằng Anh quốc sẽ không tham gia vào bất kỳ hoạt động quân sự nào chống lại chính quyền Assad.
Biểu tình chống hành động quân sự ở Syria
Có ý kiến cho rằng cuộc chiến Iraq khiến dân Anh không muốn can dự vào tình hình Syria
Nhưng ông Hammond nói Mỹ và các nước khác sẽ tiếp tục tìm kiếm "phản ứng trước các cuộc tấn công hóa học".
"Họ sẽ thất vọng là Anh quốc không can dự. Tôi không cho là điều này sẽ ngăn chặn được hành động quân sự [chống Syria]."
Ông bộ trưởng cũng nói ông và Thủ tướng Cameron "thất vọng" với kết quả bỏ phiếu ở Hạ viện, mà ông cho là sẽ ảnh hưởng tới quan hệ của Anh với Washington.
"Người Mỹ hiểu tiến trình ở Quốc hội như thế nào. Nhưng họ có thể ngạc nhiên trước mức độ đối lập."

Dư âm cuộc chiến Iraq

Ông Hammond trước đó đã bị công kích khi tuyên bố rằng thủ lĩnh đối lập Ed Miliband đã "giúp đỡ" chính quyền Assad khi không ủng hộ ông Cameron.
Khi được hỏi liệu việc bỏ phiếu chống tham chiến có giúp gì cho Tổng thống Assad hay không, ông nói: "Người ta nhét chữ vào miệng tôi. Ý tôi là chính quyền Assad sẽ bớt lo lắng đi một chút nhờ kết quả bỏ phiếu này".
Ông cũng nói cuộc chiến Iraq năm 2003 đã "gây định kiến" trong dư luận về việc Anh quốc tham chiến tại Trung Đông.
Thế nhưng người phụ trách đối ngoại của đảng Lao động Douglas Alexander thì nói thất bại của chính phủ lần này là do ông Cameron và Phó Thủ tướng Nick Clegg đã đệ trình một hồ sơ "sai lầm chết người" cho Quốc hội, và rằng uy tín của hai ông này đã "tiêu tùng".
Người phụ trách quốc phòng của đảng Lao động, Jim Murphy, thì nói: "Quốc hội nhiều khi khó định liệu và tôi cho là ít ai đoán trước được việc này."
Ông cho rằng nhiều dân biểu thuộc đảng của chính ông Cameron bỏ phiếu chống ông vì họ "không tin lời ông ta nữa".


Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/08/130830_uk_mps_syria.shtm

Thứ sáu 30 Tháng Tám 2013

Anh Quốc không can thiệp quân sự vào Syria

Thủ tướng Anh David Cameron phát biểu trước Quốc hội, Luân Đôn, tối ngày 29/08/2013
Thủ tướng Anh David Cameron phát biểu trước Quốc hội, Luân Đôn, tối ngày 29/08/2013
REUTERS/UK Parliament via Reuters TV

RFI
Tối hôm qua, 29/09/2013, với 285 phiếu chống và 272 phiếu thuận, Quốc hội Anh đã bác bỏ kiến nghị của Thủ tuớng David Cameron về việc can thiệp quân sự vào Syria. Ngay sau cuộc bỏ phiếu, người đứng đầu chính phủ Anh tuyên bố tôn trọng ý nguyện của Quốc hội. Cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Anh diễn ra, sau khi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp trong vòng có 45 phút, thảo luận về tình hình Syria và không ra được một quyết định nào.


Khi biết được kết quả cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, Thủ tướng Anh David tuyên bố : « Rõ ràng là Quốc hội không muốn có một cuộc can thiệp quân sự của Anh. Tôi ghi nhận và chính phủ sẽ hành động theo hướng này ». Ông nhấn mạnh là rất tôn trọng ý nguyện của Quốc hội.
Sau khi xẩy ra vụ tấn công được cho là có sử dụng vũ khí hóa học, vào ngày 21/08, ở ngoại ô thủ đô Damas, các nước phương Tây đã có phản ứng mạnh mẽ và một số nước như Anh, Pháp, Mỹ kêu gọi phải trừng phạt chính quyền của Tổng thống Syria Bachar al Assad.
Kiến nghị của Thủ tướng Anh David Cameron lên Quốc hội bao gồm hai vế : Cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ nhân đạo mạnh mẽ và nếu cần, có một hành động quân sự hợp pháp, đúng mức nhắm cứu các sinh mạng và ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai.
Với nội dung như vậy, giả sử kiến nghị của Thủ tướng Cameron có được Quốc hội Anh thông qua, thì sau khi có kết quả cuộc điều tra của các thanh tra Liên Hiệp Quốc về việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria, Quốc hội Anh sẽ lại bỏ phiếu tiếp lần thứ hai để quyết định có hay không can thiệp quân sự vào Syria.
tags: Anh - Châu Âu - Quân sự - Quốc tế - Quốc vương - Syria - Trung Cận Đông
 
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130830-anh-quoc-khong-can-thiep-quan-su-vao-syria

Geen opmerkingen:

Een reactie posten