Trái đậu bắp trong công dụng điều trị bệnh tiểu đường
Gần đây trên mạng Internet có phổ biến một tài liệu giới thiệu về công dụng của trái đậu bắp trong việc điều trị Bệnh Tiểu đường. Ngay khi những thông tin này vừa được phổ biến, lập tức có rất nhiều người hưởng ứng và thực hành theo chỉ dẫn “chỉ cần uống nước ngâm của hai trái đậu bắp mỗi ngày, sau hai tuần sẽ chữa được căn bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu sẽ hạ xuống mức bình thường.”
Theo tài liệu nầy, lấy hai quả đậu bắp, cắt bỏ một tí ở khúc đầu và đuôi, rồi cắt đôi trái đậu bắp theo chiều dọc. Xong cho vào một ly nước uống để nguội đậy lại, ngâm qua đêm. Sáng hôm sau, vớt bỏ xác của hai trái đậu bắp, và uống hết ly nước ngâm đậu bắp trước khi ăn sáng.
Tác dụng của trái đậu bắp
Theo các nhà Đông Nam dược, thật ra, từ lâu trong dân gian nhiều người đã có kinh nghiệm dùng đậu bắp hoặc phối hợp đậu bắp với một số thảo dược khác trong việc điều trị ổn định đường huyết, kết quả cho hiệu quả rất tốt. Người mắc bệnh tiểu đường hàng ngày sử dụng nhiều đậu bắp trong thức ăn hay dùng thân, lá hoặc chính trái đậu bắp phơi khô, rồi sắc uống để chữa bệnh tiểu đường. Cũng có thể dùng phối hợp với một số thảo dược như khổ qua, lá ổi, lá sakê…. trong việc điều trị bệnh này.“chỉ cần uống nước ngâm của hai trái đậu bắp mỗi ngày, sau hai tuần sẽ chữa được căn bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu sẽ hạ xuống mức bình thường.” ?Trái đậu bắp có tên khoa học Abelmoschus esculentus, thuộc họ Malvaceae, tiếng Anh còn gọi là Okra. Về mặt dinh dưỡng, đậu bắp là một loại rau quả phổ biến có nhiều chất bổ dưỡng bao gồm những hợp chất polyphenol, chất chống oxy hóa, các thành phần sinh tố, khoáng chất như: vitamin C, A, B1, B2, B6, chất kẽm, sắt, calci và nhiều chất xơ, chất nhầy, đặc biệt không có cholesterol.
Hạt đậu bắp cũng là nguồn cung cấp chất đạm và chất béo tốt. Từ xưa trong dân gian nhiều nơi đã biết sử dụng rễ, thân, lá, và quả non của đậu bắp để trị một số bệnh trong đó có chứng tiểu khó, ho khan, viêm họng, giúp tiêu hoá tốt chữa trị loét dạ dầy, giúp cơ thể bài trừ độc tố bảo vệ gan.
Lương Y Võ Hà, người có nghiên cứu một số cách chữa bệnh từ các loại hoa quả, thảo dược theo phương cách dân gian. Ông cho hay những thí nghiệm do Khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành trên chuột thí nghiệm hồi gần đây cho thấy, chất cao được chế biến từ thân và lá của đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết trên chuột trắng thí nghiệm.
Các nhà nghiên cứu đã xác định được liều dùng từ 10g đến 40g trên 1kg thể trọng có tác dụng hạ đường huyết. Đồng thời qua so sánh với insulin, tác dụng của đậu bắp tuy không mạnh bằng insulin, và không có tác dụng hạ giảm đột ngột như insulin nhưng ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường.
Vị Lương Y này cũng giải thích rằng chất nhầy trong đậu bắp có thành phần chất xơ hòa tan và những hoạt chất giúp ổn định đường huyết. Chất này tiết ra ngoài thông qua những mặt cắt ngang, dọc thân quả và dễ hòa tan vào môi trường nước, kể cả nước ở nhiệt độ thường. Qua nhiều giờ ngâm, chất nhầy hòa tan vào nước thể hiện rõ qua độ sánh trong nước tăng lên. Đông Y sĩ Võ Hà cũng nhấn mạnh, rằng điểm mới trong thông tin đăng tải trên mạng là chỉ cần tận dụng chất nhầy tự nhiên của khoảng hai trái đậu bắp tươi, bằng cách cắt và để tiết ra nước ngâm qua đêm, cũng đủ tác dụng ổn định đường huyết thay vì phải sắc uống hoặc ăn đến vài trăm gam như trước đây, và nếu dùng 2 hoặc 3, 4, 5 trái đậu bắp là tùy thuộc vào trái lớn nhỏ và cơ địa mỗi người.
từ lâu trong dân gian nhiều người đã có kinh nghiệm dùng đậu bắp hoặc phối hợp đậu bắp với một số thảo dược khác trong việc điều trị ổn định đường huyết, kết quả cho hiệu quả rất tốt. Người bệnh hàng ngày sử dụng nhiều đậu bắp trong thức ăn hay dùng thân, lá hoặc chính trái đậu bắp phơi khô, rồi sắc uống để chữa bệnh tiểu đường.Khi uống hàng ngày như vậy nên theo dõi lượng đường huyết để đối chiếu kết quả và tìm ra liều lượng tối thiểu phù hợp với bản thân. Vì đậu bắp là loại rau quả bổ dưỡng, nên nếu dùng nhiều hơn số cần thiết vẫn không gây độc hại. Ngoài ra, người sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trong việc phối hợp và gia giảm liều lượng với các loại thuốc tây đang dùng.
Món thứ hai trong dân gian cũng hay dùng trong việc chữa trị Bệnh Tiểu đường là Khổ qua, mà người Bắc còn gọi là mướp đắng. Lương Y Võ Hà cho biết nó cũng là một loại rau quả bổ dưỡng Với thành phần chất xơ, chất khoáng và chất chống oxy hóa cao, khổ qua là một loại thực phẩm tốt có tác dụng tích cực trong việc cải thiện lượng mỡ trong máu, và bảo vệ màng tế bào trong các chứng bệnh về tim mạch. Đặc biệt, mướp đắng có thành phần của những hoạt chất mà người ta gọi là những insulin thực vật có tác dụng làm hạ lượng đường trong máu ở những người bị Bệnh Tiểu đường, vì khổ qua vừa gia tăng sự xuất tiết insulin vừa làm tăng độ nhạy của tế bào cơ thể đối với insulin.
Nhà nghiên cứu Đông Nam dược này cũng giới thiệu một nghiên cứu được tiến hành trên 100 người mắc Bệnh Tiểu đường loại II ở Ấn độ từ 1999. Trong 2 ngày, người bệnh được thử độ đường lúc đói và sau khi được uống nước đường. Đến ngày thứ hai, những người nầy được cho uống từ 150 đến 200cc nước khổ qua ép. Kết quả thử nghiệm ngày thứ hai đã cho thấy 86% người tham gia thí nghiệm đã hạ đường huyết trung bình 14% so với lúc bình thường, cũng như sau khi dùng nước đường. Nhiều nghiên cứu sau đó cũng cho biết khổ qua có thể nâng cao khả năng hấp thu đường glucose của tế bào và gia tăng việc xuất tiết insulin cũng như hiệu quả hoạt động của loại hormon nầy. Các nhà nghiên cứu đã xác định được ba hợp chất chính trong Khổ qua có liên quan đến việc cải thiện đường huyết là Charantin, Polypeptide P, Acid Oleanolic.
Hiệu nghiệm nhất thời
Tuy nhiên, Lương Y Võ Hà cũng rất dè đặt đưa ra kết luận về công dụng chữa trị bệnh tiểu đường của tất cả các loại thuốc dù thuốc Bắc, thuốc Tây, hay thảo dược đều chỉ có tác dụng giúp ổn định đường huyết trong nhất thời, mà không thể chữa dứt căn bệnh ngay tức khắc. Nhưng chúng khác nhau ở chỗ, có gây ra những phản ứng phụ hay không, hoặc có đem lại tác dụng giúp cải thiện chức năng của các cơ quan, hoặc tăng cường sức đề kháng của cơ thể hay không. Việc chữa trị bệnh tiểu đường về lâu về dài cần phối hợp với việc thường xuyên vận động, sử dụng các thực phẩm tự nhiên có nhiều chất xơ, hạn chế đồ ngọt và các loại thực phẩm chế biến sẳn.Thật sự nó có hiệu nghiệm, chớ không phải là không nhưng đó chỉ là sự hiệu nghiệm nhất thời, chứ không có cái nào có thể chữa khỏi bệnh một cách có hiệu quả cả.Đề cập đến thông tin về công dụng chữa trị Bệnh Tiểu đường của trái đậu bắp, Đông Y sĩ Hải Thước cho biết:Đông Y sĩ Hải Thước
“Trước khi có đậu bắp, thì đã có cái gì?Trước đây không lâu thì người ta đồn với nhau là phải uống lá dưá, rồi trước lá dưá người ta đồn phải uống khổ qua, sau lá dứa và khổ qua thì người ta đồn phải uống hồ-lô-ba, đây là một loại hạt mà người Hy Lạp hay sử dụng trong việc chế biến thức ăn. Trong mỗi thời khoảng khác nhau người ta sử dụng cái này hay cái kia do sự đồn đại, nói là uống vào sẽ hết Bệnh Tiểu đường.
Thật sự nó có hiệu nghiệm, chớ không phải là không nhưng đó chỉ là sự hiệu nghiệm nhất thời, chứ không có cái nào có thể chữa khỏi bệnh một cách có hiệu quả cả. Giả sử một bệnh nhân mắc bệnh Tiểu đường, nghe tôi bảo nấu khổ qua hoặc làm trà khổ qua uống, thì lượng đường trong máu có thể giảm xuống nếu họ đi Tây Y để đo lượng đường. Nhưng chỉ một thời gian sau thì cho dù có ăn bao nhiêu, uống bao nhiêu khổ qua thì lượng đường vẫn cứ lên cao. Rồi đến hạt hồ-lô-ba, có lẽ trước khi tới Okra (đậu bắp) thì nó là cây quế, loại quế cay. Họ cũng đồn như thế, cũng có người uống và cũng có người bớt. Nhưng hiệu quả, như tôi nói chỉ là nhất thời mà thôi.”
Khi cơ thể cảm nhận có một chất lạ thì nó sẽ giảm bớt các hoạt động của nó lại, do đó nó làm cho lượng đường đi xuống. Cho nên người ta nghĩ rằng nó có hiệu quả.Giải thích lý do của hiện tượng giảm đường huyết chỉ mang tính nhất thời, Lương Y Hải Thước cho biết:Đông Y sĩ Hải Thước
“Vì trong cơ thể con người có một phản ứng tự nhiên, đó là sự co cụm của cơ thể, như khi chúng ta rờ đến một vật nóng hay lạnh tự nhiên chúng ta co lại. Khi cơ thể cảm nhận có một chất lạ thì nó sẽ giảm bớt các hoạt động của nó lại, do đó nó làm cho lượng đường đi xuống. Cho nên người ta nghĩ rằng nó có hiệu quả. Thật sự, như tôi đã trình bày, khổ qua, lá dưá, hạt hồ-lô-ba của Đông Y, rồi cây quế, và bây giờ là Okra, tất cả chỉ là sự đồn đại. Tôi nhìn nhận nó có ảnh hưởng, nhưng không ảnh hưởng lâu dài, và không có công hiệu để chữa một chứng bệnh có quá nhiều sự tàn phá trong cơ thể. Đó là Bệnh Tiểu đường.
Do đó muốn chữa Bệnh Tiểu đường, chúng ta phải nhìn thật rõ vào căn bệnh đó, xem xét nguyên nhân, có thể là do di truyền có thể là do ăn uống, rồi xem tạng phủ nào bị suy yếu thì chúng ta bồi bổ nó để quân bình lại cơ thể thì con người sẽ sống khoẻ mạnh. Chứ tôi không tin rằng, có một vị thuốc nào đơn độc để có thể chữa được một chứng bệnh mà cả Đông Y lẫn Tây Y đều đã gặp khó khăn trong việc chữa trị.”
Cùng quan điểm với Đông Y sĩ Hải Thước, Lương Y Võ Hà nhấn mạnh rằng, “chúng ta không nên có ảo tưởng về một loại thực phẩm chức năng, một loại thảo dược hoặc một bài thuốc gia truyền nào có thể chữa dứt căn Bệnh Tiểu đường mà không cần cải thiện lối sống."
Thưa quí vị, cuộc sống công nghiệp bận rộn hiện nay, người ta có xu hướng hay sử dụng các thức ăn nhanh thường chứa nhiều đường, chất bột và chất béo, cung cấp dư thừa lượng calori cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó việc vận động luyện tập thể dục, thể thao cũng ít được chú ý, vì có ít thời gian do đó dễ khiến người ta mắc chứng bệnh tiểu đường. Bệnh này xảy ra ở người lớn tuổi và cả trung niên, thậm chí có khi là trẻ em nên đây là một vấn đề nan giải trong xã hội hiện nay. Ngoài vấn đề dinh dưỡng ra, yếu tố di truyền từ trong gia đình cũng là một nguyên nhân có thể dẫn đến Bệnh Tiểu đường. Việc điều trị bệnh này rất tốn kém, và đòi hỏi phải có sự quyết tâm và kiên nhẫn rất lớn ở người bệnh.
Đông Y sĩ Hải Thước, hiện đang hành nghề tại Tiểu bang Virginia, Hoa kỳ giải thích Bệnh Tiểu đường theo quan niệm của y học cổ truyền như sau:
Tôi nhìn nhận nó có ảnh hưởng, nhưng không ảnh hưởng lâu dài, và không có công hiệu để chữa một chứng bệnh có quá nhiều sự tàn phá trong cơ thể. Đó là Bệnh Tiểu đường.“Bệnh Tiểu đường là một chứng bệnh mà theo Đông Y gọi là bệnh Tiêu khát, gồm 3 phần: thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Chữ Tiêu ở đây có nghiã là tiêu huỹ, tiêu đốt sẽ làm cho người bệnh bị khô khát, nếu phần bị ảnh hưởng là ở phiá trên thì gọi là thượng tiêu, gồm tim, phổi, xuống đến phần trung tiêu thì sẽ làm cho người ta đói gồm có bao tử, tụy tạng, tới phần hạ tiêu ở phiá dưới là thận, bàng quang. Nếu thận, bàng quang bị suy yếu hoặc có sự xáo trộn thì người ta sẽ bị đi tiểu nhiều lần.”Đông Y sĩ Hải Thước
Ông Hải Thước nói thêm:
“Thành ra để chữa Bệnh Tiểu đường không thể dùng một độc vị thuốc là có thể chữa khỏi được, mà phải xem nguyên nhân của bệnh thuộc về thượng tiêu,hay trung tiêu bị ảnh hưởng, hoặc có khi cả thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu đều bị ảnh hưởng hết, có người bị dương suy, có người bị âm suy, không giống nhau, thì cách điều trị khác nhau, cho nên Bệnh Tiểu đường có người mập, người ốm.”
Chương trình Sức khoẻ và Đời sống tuần này xin dừng ở đây. Cám ơn qúy vị đã theo dõi. Quỳnh Như xin hẹn gặp lại quý vị vào tuần tới.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten