donderdag 29 augustus 2013

Quốc khánh Việt Nam : Các tù nhân chính trị nổi tiếng chưa được đặc xá

Thứ năm 29 Tháng Tám 2013

Quốc khánh Việt Nam : Các tù nhân chính trị nổi tiếng chưa được đặc xá

Ảnh minh họa (DR)
Ảnh minh họa (DR)

Thụy My
Văn phòng Chủ tịch nước Việt Nam hôm nay 29/08/2013 thông báo, trên 15.000 tù nhân sẽ được đặc xá nhân dịp Quốc khánh lần thứ 68 ngày 02/09/2013 tới. Tuy nhiên, theo hãng tin AFP, trong danh sách này, không có tên các tù nhân chính trị nổi tiếng.


Như vậy Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã quyết định đặc xá cho 15.446 tù nhân, trong đó có 1.842 nữ nhờ chấp hành tốt.
Nhưng hãng tin AFP ghi nhận, trong danh sách những người tù được đặc xá năm 2013, không hề có tên một tù nhân nào bị kết án vì tội « tuyên truyền chống Nhà nước » hay « âm mưu lật đổ chính quyền » cộng sản – hai tội danh thường được sử dụng để tống giam các nhà ly khai hay tù nhân lương tâm. Theo Washington, Việt Nam hiện đang giam giữ trên 120 tù nhân chính trị.
Trong số đó có thể kể: linh mục Nguyễn Văn Lý, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, và blogger nổi tiếng Nguyễn Văn Hải tức Điếu Cày. Riêng blogger Điếu Cày, bị cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước”, vào đầu tháng Tám đã chấm dứt cuộc tuyệt thực dài ngày phản đối cách đối xử của trại giam với ông và các tù nhân chính trị khác.
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an trong cuộc họp báo tại Hà Nội cho biết, có 16 người nước ngoài (5 người Trung Quốc, 4 người Cam Bốt, 2 người Đài Loan, 2 người Malaysia, 1 người Mỹ, 1 người Úc và 1 người Bỉ) được trả tự do trước thời hạn trong đợt này. Chủ yếu các tù nhân trên phạm các tội buôn bán ma túy hay buôn người.
Báo chí Việt Nam nói thêm, có 4 phạm nhân bị tội xâm phạm an ninh quốc gia được đặc xá. Đó là Dương Đức Phong và Hoàng Hưng Quyền (tội gián điệp); Y Kon Niê và Y Huông Niê (tội phá hoại chính sách đoàn kết).
Theo ông Giang Sơn, Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chủ tịch nước, thì “Đợt ân xá năm 2013 một lần nữa lại khẳng định chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với phạm nhân”.
Trong năm 2011 và 2012, có khoảng 10.000 tù nhân đã được đặc xá, so với 17.000 của năm 2010.
Việt Nam thường xuyên bị tố cáo, đặc biệt là từ phía Mỹ, về thái độ cứng rắn đối với tất cả các nhà ly khai cũng như việc vi phạm tự do tín ngưỡng.
tags: Pháp luật - Việt Nam
 
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130829-viet-nam-cac-tu-nhan-chinh-tri-noi-tieng-khong-duoc-dac-xa

4 tù chính trị được đặc xá vào dịp 2/9

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-08-29
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Buổi họp báo công bố đặc xá năm 2013 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhân dịp Quốc khánh 2/9
Buổi họp báo công bố đặc xá năm 2013 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhân dịp Quốc khánh 2/9
Courtesy Vietnamnet

Nghe bài này
Hơn 15.500 tù nhân ở Việt nam hôm nay bắt đầu rời trại giam để về nhà sau khi được đặc xá theo quyết định mà Văn phòng chủ tịch nước công bố cũng trong ngày hôm nay.
Quyết định đặc xá cho hơn 15.500 phạm nhân được đưa ra nhân dịp kỷ niện 68 năm Cách mạng Tháng 8 và quốc khánh 2 tháng 9 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mà tiền thân là Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa khi mới ra đời hồi ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Truyền thông trong nước trích dẫn phát biểu của ông Hà Kim Ngọc, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong số những phạm nhân được đặc xá dịp này có 4 người bị kết tội xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam. Theo Vietnamnet thì 4 phạm nhân này gồm:
Dương Đức Phong (sinh năm 1960 tại Hà Giang, thi hành án trại giam Nam Hà), phạm tội gián điệp, được đặc xá trước thời hạn 3 tháng 20 ngày.
Hoàng Hưng Quyền (sinh năm 1934 tại Hải Hà, Quảng Ninh, thi hành án trại giam Nam Hà), phạm tội gián điệp, được đặc xá trước thời hạn 4 tháng 7 ngày.
Y Kõn Niê và Y Huông Niê (Đắk Lắk) phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết, thi hành án trại giam Xuân Phước, được đặc xá trước thời hạn (lần lượt) là 1 năm 10 tháng 7 ngày và 1 năm 9 tháng 12 ngày.
Và trong tổng số 15.500 phạm nhân được đặc xá có hơn 1800 người là nữ.
Đợt đặc xá lần này được nhiều người quan tâm theo dõi và cho rằng đó là một chỉ dấu về thay đổi nào đó trong hành xử của chính quyền Việt Nam như trình bày của giáo sư Hán Nôm Trần Khuê, nguyên phó tổng thư ký Đảng Dân chủ Thế kỷ 21 sau đây:
Nếu đại xá mà trả tự do cho những tù chính trị như Cù Huy Hà Vũ và một số người khác như Lê Quốc Quân …; đó là một xu thế tốt. Còn nếu vẫn giữ những người đó mà thả bọn tham nhũng… thì lại là một xu thế khác. Cho nên nhìn nước cờ đại xá người ta sẽ thấy tình hình sẽ tốt lên hay sẽ xấu đi.
giáo sư Hán Nôm Trần Khuê
Tôi đang quan sát nước cờ đại xá như thế nào. Nếu đại xá mà trả tự do cho những tù chính trị như Cù Huy Hà Vũ và một số người khác như Lê Quốc Quân …; đó là một xu thế tốt. Còn nếu vẫn giữ những người đó mà thả bọn tham nhũng… thì lại là một xu thế khác.
Cho nên nhìn nước cờ đại xá người ta sẽ thấy tình hình sẽ tốt lên hay sẽ xấu đi. Cũng như nước cờ sửa đổi hiến pháp sắp đến, nếu người ta đi nước cờ cao thì sẽ sửa đổi một cách nghiêm chỉnh, còn nếu sửa một cách hình thức thì đó là nước cờ thấp. Chuyện đi thấp đi cao hiện nay nằm trong tay nhà cầm quyền.
Bà Dương Thị Tân, vợ cũ của tù nhân Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày bị kết án 12 năm tù về tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ Luật hình sự thì nói rõ dù ai cũng mong người thân được tự do nhưng những tù nhân chính trị, yêu nước như ông Nguyễn Văn Hải sẽ khó có thể được đặc xá. Bà nói:
Tự do cho người thân luôn là điều mong mỏi của tất cả mọi người, đặc biệt những người đang bị cầm tù, giam hãm nữa; nhưng những người bị qui cho tội danh chống phá nhà nước- nói chung là tù nhân chính trị; sự giảm án đó nếu có phải kèm theo rất nhiều thứ. Hoặc giảm án, hoặc tha, nếu được ra ngoài phải kèm theo rất nhiều thứ.
Ông Hải là người đấu tranh chống Trung Quốc, người yêu nước. Ông đã lên tiếng rất sớm từ khi chính phủ này chưa dám lên tiếng, nhà cầm quyền này chưa nói lên tiếng nói nào về biển đảo, về đất đai bị mất, ông đã nói rồi. Câu nói của người đã đến nhà tôi, người truy lùng ông Hải trong rất nhiều tháng, nói với tôi rằng nếu không bắt ông Hải, Trung Quốc sẽ mếch lòng và gây chiến tranh. Vào thời điểm đó họ bắt ông Hải để làm đẹp lòng Trung Quốc, để đổi lấy những ân sủng. Khi họ đã kết án ông Hải, bắt đi tù rồi, thì việc thả ông Hải là một việc làm khác nữa.
Thống kê của các tổ chức theo dõi nhân quyền cho thấy từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ gần 50 người chỉ vì họ công khai bày tỏ chính kiến của họ theo các quyền được qui định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; thế nhưng nhà cầm quyền lại cho họ vi phạm và kết tội theo những điều khoản được chính cơ quan chức năng đưa ra.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten