Có nên uống thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất?
Vitamin và khoáng chất là những chất rất cần cho cơ thể. Nếu một người vì lý do sức khỏe nào đấy mà không có đủ vitamin và khoáng chất, thì có thể tìm uống các viên bổ sung vitamin. Bên cạnh đó, thời gian gần đây cũng xuất hiện ngày một nhiều các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng được quảng cáo làm từ tự nhiên và tăng cường sức khỏe. Trong khi đó, vẫn còn nhiều điều chưa được khoa học chứng minh một cách rõ ràng về tác dụng của việc uống bổ sung một số loại vitamin và thuốc cũng như liều lượng của chúng.
Có nên uống vitamin và khoáng chất hàng ngày?
Các loại thuốc vitamin và bổ sung khoáng chất hay thuốc bổ hiện nay được coi là những loại thuốc thông dụng trên thế giới vì có thể tìm mua ở bất cứ nhà thuốc, thậm chí cửa hàng thực phẩm nào vì chúng không phải là các loại thuốc cần kê đơn. Chỉ riêng tại Mỹ, các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết có đến hơn 50% người lớn tại Mỹ đang sử dụng loại thuốc vitamin và bổ sung khoáng chất hàng ngày. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu việc uống vitamin và thuốc bổ hàng ngày có cần thiết đối với tất cả mọi người?
Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, Vandana Sheth cho biết:
Vandana Sheth: điều quan trọng là hấp thụ được các chất cần thiết từ thực phẩm. Cơ thể hoạt động tốt hơn nếu có đủ chất và cân bằng. Nếu bạn hấp thụ các chất này từ các thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất thì bạn phải nhớ đó là bổ sung cho thực phẩm mà bạn ăn vào mà thôi.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu một người ăn uống theo một chế độ dinh dưỡng khoa học, tức cân đối giữa các loại rau xanh, thịt cá, quả và chất bột, thì việc uống thêm thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất là không cần thiết, thậm chí có thể gây hại cho cơ thể. Chuyên gia dinh dưỡng Carol Haggans, thuộc Viện Sức Khỏe Hoa Kỳ, giải thích:
Bạn có thể hấp thụ đủ vitamin và khoáng chất từ thực phẩm. Điều này còn tốt hơn vì ngoài ra bạn còn hấp thụ các chất xơ cần thiết từ phẩm và không hấp thụ các hóa chất mà bạn có thể sẽ uống vào khi bạn uống thuốcCarol Haggans: bạn có thể hấp thụ đủ vitamin và khoáng chất từ thực phẩm. Điều này còn tốt hơn vì ngoài ra bạn còn hấp thụ các chất xơ cần thiết từ phẩm và không hấp thụ các hóa chất mà bạn có thể sẽ uống vào khi bạn uống thuốc.
Carol Haggans
Hiện nay, vitamin D và Calcium đang là những loại thuốc bổ sung được dùng rất phổ biến ở nhiều nước. Đây là các chất cần thiết cho xương và thường được dùng chủ yếu ở người già, phụ nữ mang thai và cho con bú. Theo bà Carol Haggans, những chất này hoàn toàn có thể được hấp thụ đủ từ các thực phẩm mọi người ăn hàng ngày.
Carol Haggans: phải nhìn vào thực phẩm và đồ uống của mình để quyết định có uống bổ sung calcium hay không. Nếu bạn không ăn một sản phẩm từ sữa nào thì rất có thể bạn thiếu calcium. Nhưng cũng có rất nhiều thực phẩm khác có calcium mà bạn có thể ăn như nước cam có calcium, rau xanh, đậu phụ. Có nhiều cách để hấp thụ calcium ngay kể cả khi bạn là người ăn chay.
Thông thường, mức Calcium một người đàn ông lớn tuổi cần hấp thụ một ngày là từ 1,000 mg đến 1,200 mg. Vì vậy nếu một người đã ăn đủ calcium từ thực phẩm mà vẫn uống bổ sung calcium thì sẽ gây quá liều. Cũng tương tự với các loại vitamin và khoáng chất khác, việc uống bổ sung vượt quá mức cần thiết trong một ngày cũng được coi là quá liều và có thể dẫn đến ngộ độc.
Ngày nay, bên cạnh các thuốc vitamin và khoáng chất tổng hợp, người tiêu dùng cũng có thể tìm mua các loại thuốc vitamin và khoáng chất được triết xuất từ thảo dược. Tâm lý của nhiều người dùng thuốc thường cho rằng thảo dược thì có thể uống thoải mái mà không phải lo tác dụng phụ như với các loại thuốc chế biến khác. Tuy nhiên theo Viện Sức Khỏe Hoa Kỳ, cứ là thuốc thảo dược thì không có nghĩa là đã an toàn. Ví dụ như loại cây hoa chuông (hay còn gọi là Comfrey) hay được dùng trong chữa bỏng, khớp, viêm dạ dày đã được chứng minh có thể gây tác hại lên gan nếu dùng không hợp lý. Tương tự là loại cây Kava, một loại dược thảo phổ biến ở Tây Thái Bình Dương, thường được dùng như thuốc an thần, cũng có thể có tác hại lên gan. Việc dùng quá nhiều cam thảo (hay còn gọi là Licorice) thường dùng trong chữa ho và viêm dạ dày, cũng có thể gây hại thận, tăng huyết áp, giảm kali trong máu.
Ngoài ra các nhà khoa học Mỹ cũng cho rằng vẫn cần thêm các nghiên cứu để tìm hiểu về tác dụng của một số loại thảo dược phổ biến khác, ví dụ như cúc dại dùng trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hay dầu hạt lanh (flaxseed oil) được dùng trong chữa trị các bệnh về tiêu hóa.
Phải nhìn vào thực phẩm và đồ uống của mình để quyết định có uống bổ sung calcium hay không. Nếu bạn không ăn một sản phẩm từ sữa nào thì rất có thể bạn thiếu calcium. Nhưng cũng có rất nhiều thực phẩm khác có calcium mà bạn có thể ăn như nước cam có calcium, rau xanh, đậu phụTheo chuyên gia dinh dưỡng Haggans, điều quan trọng là người dùng cần phải biết các loại thảo dược đó được chế biến ra sao, các chất có trong thảo dược là gì, tác dụng với cơ thể ra sao.
Carol Haggans
Tranh cãi xung quanh tác dụng của thuốc bổ sung
Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh tác dụng của thuốc vitamin và bổ sung khoáng chất. Một số các nghiên cứu gần đây cho rằng việc uống một số vitamin hay khoáng chất nhất định là không cần thiết, thậm chí có thể gây ra các bệnh tật về lâu dài.
Hồi cuối tháng 2 vừa qua, nhóm làm việc đặc biệt về phòng chống bệnh của chính phủ Mỹ đưa ra khuyến cáo với phụ nữ lớn tuổi không nên uống bổ sung calcium và vitamin D để chống gẫy xương. Theo nhóm làm việc này thì ở người lớn tuổi, việc uống bổ sung calcium và vitamin D với liều thấp không có hiệu quả, còn liều cao thì chưa rõ ràng.
Cũng trong tháng 2, một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Thụy Điển cho rằng những phụ nữ có chế độ ăn có calcium cao kết hợp với thuốc bổ sung calcium hơn 1,400 mg một ngày có gần gấp đôi nguy cơ bị chết vì bệnh tim mạch. Bác sĩ Karl Michaelsson, người đứng đầu nghiên cứu cho biết:
BS. Karl Michaelsson: nghiên cứu này được bắt đầu dựa vào một nghiên cứu trước đó về thuốc bổ sung calcium. Chúng tôi muốn tìm hiểu mối liên hệ giữa chế độ calcium thấp và chế độ calcium cao với tỷ lệ tử vong. Chúng tôi xem xét thêm việc sử dụng bổ sung calcium với chế độ ăn hàng ngày. Nghiên cứu có số lượng khá đông người tham gia. Chúng tôi thấy có khoảng 10,000 đã tử vong sau đó, nên đây là một kết quả rất đáng đẻ tìm hiểu mối liên hệ giữa việc uống bổ sung calcium với tỷ lệ tử vong.
Bạn có nguy cơ cao hơn với gẫy xương nếu bạn được kê đơn thuốc bổ sung calcium thay vì nguy cơ thấp hơn. Đây là một kết quả trái ngược với những gì mà chúng ta vẫn tin từ trước tới nay. Đây là vấn đề phức tạp và theo tôi không phải ai cũng nên uống bổ sung calcium vì nó có thể không tốt với bạn và còn gây hại cho bạnBác sĩ Michaelsson cũng cho biết số liệu thống kê phân tích cho thấy việc uống bổ sung calcium không những không làm giảm nguy cơ gẫy xương mà ngược lại:
BS. Karl Michaelsson
BS. Michaelsson: ngoài ra phân tích các số liệu cho thấy bạn có nguy cơ cao hơn với gẫy xương nếu bạn được kê đơn thuốc bổ sung calcium thay vì nguy cơ thấp hơn. Đây là một kết quả trái ngược với những gì mà chúng ta vẫn tin từ trước tới nay. Đây là vấn đề phức tạp và theo tôi không phải ai cũng nên uống bổ sung calcium vì nó có thể không tốt với bạn và còn gây hại cho bạn. Đã có nghiên cứu khác cũng cho thấy việc uống bổ sung calcium dẫn đến nguy cơ về bệnh tim mạch cao hơn.
Một nghiên cứu khác tại Mỹ trong năm nay cho thấy đàn ông lớn tuổi dùng thuốc bổ sung calcium có khả năng tăng nguy cơ chết vì bệnh tim mạch.
Tuy nhiên theo chuyên gia dinh dưỡng Carol Haggans, vẫn cần có những nghiên cứu bổ sung để chứng minh những kết quả của các nghiên cứu về tác hại của việc uống thuốc bổ sung calcium:
Mới đây các bác sĩ thuộc trường đại học Ohio công bố một kết quả nghiên cứu cho thấy đàn ông uống bổ sung omega 3 (thường có trong dầu cá), có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt cao hơn những người không uống bổ sung loại thuốc nàyCarol Haggans: tôi nghĩ chúng ta vẫn cố gắng tìm hiểu những số liệu này có nghĩa gì. Đã có một số nghiên cứu trong các năm qua cũng đưa ra các quan ngại này. Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu tương tự lại cho thấy calcium không có liên quan tới bệnh tim. Cho nên không có mối liên hệ rõ ràng giữa việc uống calcium với bệnh tim mạch.
Mới đây các bác sĩ thuộc trường đại học Ohio công bố một kết quả nghiên cứu cho thấy đàn ông uống bổ sung omega 3 (thường có trong dầu cá), có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt cao hơn những người không uống bổ sung loại thuốc này.
Omega 3 là chất từ lâu được chứng minh có tác dụng tốt với sức khỏe tim mạch và thường được dùng trong các trường hợp bị cholesterol trong máu cao.
Nghiên cứu của các bác sĩ trường đại học Ohio cho thấy những người dùng omega 3 liều cao thì nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt tăng hơn 43% so với những người dùng liều thấp. Vì thế, bác sĩ Theodore Brasky, người đứng đầu nghiên cứu khuyến cáo đàn ông nên ăn một lượng omega 3 hợp lý và cố gắng tránh dùng thuốc bổ sung omega 3.
Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu này được công bố, đã có những phản ứng cho rằng nghiên cứu vẫn còn những thiếu sót và kết luận về nguy cơ bệnh ung thư tuyến tiền liệt là không hợp lý.
Mặc dù các nhà khoa học vẫn còn tranh cãi về mức độ tác dụng của việc uống bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất nhất định, nhưng tất cả mọi người đều thừa nhận những tác dụng tốt của các loại vitamin và khoáng chấn này cho một cơ thể khỏe mạnh. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên mọi người hãy nói chuyện với bác sĩ của mình trước khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc bổ sung nào. Còn các bác sĩ tây y thì cho rằng những loại thuốc này không tác dụng chữa trị đối với các loại bệnh tật.
Xin quý vị chia sẻ các thông tin và câu hỏi về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email vietha@rfa.org hoặc www.facebook.com/vietharfa
Geen opmerkingen:
Een reactie posten