woensdag 28 augustus 2013

“Sống chung hòa bình” kiểu...Trung Quốc

“Sống chung hòa bình” kiểu Trung Quốc

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-08-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

TQ cũng triển khai các tàu sân bay như tàu Liêu Ninh được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau. Tàu có thể mang được 26 chiến đấu cơ J-15, 18 trực thăng ASW/SAR Helo (Ka-27) và 4 trực thăng AEW Helo
TQ cũng triển khai các tàu sân bay như tàu Liêu Ninh được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau. Tàu có thể mang được 26 chiến đấu cơ J-15, 18 trực thăng ASW/SAR Helo (Ka-27) và 4 trực thăng AEW Helo
AFP

Nghe bài này

Cho dù Trung Quốc luôn trấn an thế giới, nhất là những tiểu quốc láng giềng, về sự “trỗi dậy hòa bình”, “sống chung hòa bình”, “cường quốc có trách nhiệm” …, nhưng nhiều chuyên gia tiếp tục cảnh báo về hành động “thiếu hòa bình” của Bắc Kinh. Thanh Quang tổng hợp thông tin liên hệ và trình bày vấn đề sau đây:
Tham vọng không che đấu của Trung Quốc
Hồi trung tuần tháng 8 vừa rồi, GS Renato Cruz de Castro thuộc Đại học De la Salle của Philippines có lưu ý rằng:
Theo tôi thì sự đoàn kết của ASEAN vẫn rất mong manh. ASEAN đã học được bài học chia rẽ từ năm ngoái nên họ đã xuất hiện với một sự thống nhất hơn vào lúc này. Nhưng theo tôi vẫn còn vấn đề vì Trung Quốc vẫn đang cố gắng chia rẽ ASEAN.
Trong khi “sự đòan kết của ASEAN vẫn mong manh” và “Trung Quốc vẫn đang cố gắng chia rẽ ASEAN”, GS Renato lưu ý thêm, Hoa Lục cố chứng tỏ là một cường quốc có thiện chí “xây dựng, sống chung hòa bình”. Nhưng GS Renato chưa rõ “Bắc Kinh xây dựng tới đâu ?”.
Trong khi học giả của Philippines chưa biết – hay đúng ra, chưa thấy cụ thể hành động “xây dựng, trỗi dậy trong hòa bình” của Trung Quốc, thì vài ngày sau khi GS Renato lưu ý như vừa nêu, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Tòan, qua lời thông ngôn,  khẳng định nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ hôm 19 tháng 8 vừa rồi, rằng:
Không một ai nên có ý nghĩ rằng Trung Quốc sẽ đánh đổi những lợi ích cốt lõi của mình. Đừng đánh giá thấp quyết tâm không thay đổi của chúng tôi trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền và lợi ích trên biển.
“Quyền lợi cốt lõi” và “lợi ích trên biển” của Trung Quốc ở đây chủ yếu là “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh bao gồm gần trọn Biển Đông dù chồng lấn với chủ quyền lãnh hải của những xứ láng giềng ở Biển Đông - và cả Biển Hoa Đông.
Bản đồ yêu sách chủ quyền (đường chấm đỏ) của Trung Quốc tại Biển Đông.
Bản đồ yêu sách chủ quyền (đường viền đỏ) của Trung Quốc tại Biển Đông.

Không một ai nên có ý nghĩ rằng Trung Quốc sẽ đánh đổi những lợi ích cốt lõi của mình. Đừng đánh giá thấp quyết tâm không thay đổi của chúng tôi trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền và lợi ích trên biển
GS Renato
Lên tiếng mới đây tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, Ngọai trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh rằng chính sách ngọai giao của Hoa Lục hiện giờ cần phải “chủ động”, cho thấy một sự chuyển hướng khỏi chính sách “âm thầm chờ thời” của ông Đặng Tiểu Bình.
Hồi tháng Ba vừa rồi, tờ Hòan Cầu Thời Báo khẳng định rằng Hoa Lục phải có một sách lược ngọai giao phù hợp với điều kiện và mục tiêu quốc gia hiện nay của Trung Quốc; đó phải là nền ngọai giao của một nước lớn mang đặc điểm Trung Quốc – mà theo nhận xét của các phân tích gia Bonnie S. Glaser và Alison Szalwinski, có thể hiểu là “nền ngọai giao của đại cường” thì có lẽ mới mô tả chính xác hơn tham vọng của Bắc Kinh.
Ngọai trưởng Vương Nghị, qua bài diễn văn đọc tại Đại học Thanh Hoa vừa nói, cũng không quên đề cập tới việc tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và Biển Hoa Đông mà ông Vương nhắc lại đề nghị rằng “các bên có thể gác lại những bất đồng để cùng khai thác” những khu vực tranh chấp dù thực tế cho thấy Hoa Lục ngày càng gia tăng hành động gây hấn ở những vùng tranh chấp, mà nạn nhân nguy khốn nhất trước mắt không ai khác hơn là ngư dân VN, giữa lúc tướng Thường Vạn Tòan tiếp tục khẳng định “chủ quyền cùng quyền lợi cốt lõi” của Bắc Kinh tại những vùng tranh chấp.
Trong khi phía Bắc Kinh bắt đầu theo đuổi một nền ngọai giao của đại cường mang màu sắc Trung Quốc, thì Washington – nói theo chuyên gia Richard Fisher thuộc Trung tâm Chiến lược và Thẩm Định Quốc tế - nhận thấy “nỗ lực mới nhất của Trung Quốc sử dụng những khái niệm mập mờ xem chừng như vô hại nhưng thực chất là che giấu sự thù nghịch”. Chuyên gia này nhắc lại ông Chu Ân Lai thời Mao Trạch Đông cũng hình thành 5 nguyên tắc “cùng tôn trọng chủ quyền”; “bất tương xâm”, “không can thiệp vào chuyện nội bộ của nhau”, “bình đẳng và hai bên cùng có lợi”, “sống chung hòa bình”. Những nguyên tắc ấy được giới lãnh đạo hậu sinh của Hoa Lục rập khuôn mà bề ngòai thể hiện thiện chí hòa bình nhưng thực chất nhằm theo đuổi những mục tiêu “thiếu hòa bình”.
Gần đây số lượng tàu Hải giám của Trung Quốc đưa ra Biển Đông tăng đáng ngại. Source chinanews
Gần đây số lượng tàu Hải giám của Trung Quốc xuất xưởng để ra Biển Đông tăng đáng ngại. Source chinanews

Cuộc chiến khó tiên đóan
Chuyên gia Richard Fisher lưu ý mối quan hệ mới Mỹ-Trung có thể buộc Hoa Kỳ chiều theo “quyền lợi cốt lõi” của Trung Quốc vốn ngày càng tăng khiến Washington dễ bị rơi vào thế nhượng bộ thường xuyên; Khi Hoa Kỳ ra sức đạt đến “sự tín nhiệm lẫn nhau” thì Bắc Kinh ra sức “thủ lợi”; các đồng minh của Mỹ ở Á Châu bị thiệt thòi; giới lãnh đạo chính trị, quân sự Hoa Kỳ có thể “chấp nhận” những yêu sách chiến lược của Bắc Kinh trong khi “mối quan hệ mới’ ấy lại làm im hơi bặt tiếng những chỉ trích của phía Hoa Kỳ đối với ý đồ và hành động của Trung Quốc.
Chuyên gia Martin Walker thuộc Viện Chính Sách Quốc Tế trụ sở tại New York, Hoa Kỳ, nhận định rằng tình trạng căng thẳng của Trung Quốc với Nhật Bản về tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Hoa Đông và với những nước láng giềng khác, kể cả VN, tại Biển Đông làm người ta nghi ngờ cam kết  “trỗi dậy hòa bình” của Bắc Kinh cũng như tham vọng quân sự, kinh tế, chính sách “ngọai giao nước lớn”, đường lối chính trị cứng rắn hơn của chính quyền Tập Cận Bình hiện giờ. Những yếu tố ấy làm tăng mức độ báo động rằng Hoa Lục không có thiện chí của một cường quốc có trách nhiệm trên bình diện quốc tế khiến thậm chí đã có một số ý kiến cảnh báo “ sắp tái diễn thời Chiến Tranh Lạnh”.
Tình hình hiện giờ đã trở thành một hình thức chiến tranh lạnh rồi”, qua đó, Hoa Kỳ và Trung Quốc, dù chưa phải là kẻ thù đúng nghĩa, nhưng không thể là hai nước thân hữu đúng nghĩa
Chủ tịch Tổ chức quốc tế Á-Âu
Nhưng theo nhận xét của chủ tịch Tổ chức quốc tế Á-Âu Ian Bremmer, thì “tình hình hiện giờ đã trở thành một hình thức chiến tranh lạnh rồi”, qua đó, Hoa Kỳ và Trung Quốc, dù chưa phải là kẻ thù đúng nghĩa, nhưng không thể là hai nước thân hữu đúng nghĩa. Do đó, theo chuyên gia này, thì  “tất cả đồng minh Á Châu của Mỹ hiện rất sợ sự trỗi dậy của Bắc Kinh nên họ khẩn thiết yêu cầu Hoa Kỳ có vai trò quan trọng hơn tại vùng Châu Á”.
Tờ Los Angeles Times hôm 26 tháng 8 này có bài cảnh báo về một cuộc chiến khó có thể tiên đóan được, lưu ý rằng một vài va chạm có thể dẫn tới xung đột, chẳng hạn như Trung Quốc gây hấn tàu Nhật ở biển Hoa Đông có thể khiến Hoa Kỳ biểu dương lực lượng để ủng hộ đồng minh Phù Tang; hải quân Mỹ cũng có thể chống lại hành động Trung Quốc hạn chế tự do hàng hải ở Biển Đông; bất ổn ở Bắc hàn có thể khiến cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ can thiệp; Bắc Kinh có thể đưa tàu bè, chiến đấu cơ ra ngăn chận tàu và phi cơ Mỹ bị cho là dọ thám bờ biển Hoa Lục….
Theo bài báo thì trong những tình huống như thế, mọi va chạm hay sơ suất nhỏ cũng có thể biến tình trạng thay vì “tránh xung đột thành tránh để bị chiến bại” bằng cách ra tay trước.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten