Tập đoàn Minh Phú tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
Năm 2011, ngành thủy sản đạt thành tích xuất khẩu 6,11 tỷ USD. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) 100 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chiếm đến 67% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2011. Đặc biệt, top 10 doanh nghiệp trên đã chiếm hơn 20% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, 6 doanh nghiệp có thế mạnh là xuất khẩu tôm và 4 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra.
Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú (mã CK: MPC - HOSE) tiếp tục là doanh nghiệp đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu, chiếm thị phần xuất khẩu tôm lớn nhất cả nước với hơn 5,7%. Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nhiều nhất và xếp thứ 2 trong top 10.
Theo Vasep, trong năm 2012, các thủy sản phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn do chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Dưới đây là danh sách top 10 doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu tiêu biểu trong năm 2011:
(Theo Vasep) |
Những 'đại gia' gây dựng cơ nghiệp từ thủy sản
14/12/2011 | 08:22
Ngành thủy sản đang đóng góp khá nhiều gương mặt trong top những người giàu nhất trên sàn chứng khoán.
1. Bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn.
Lĩnh vực: Chế biến xuất khẩu cá tra
Bà Lệ Khanh hiện nắm 49,6% cổ phần của Vĩnh Hoàn, tương ứng lượng cổ phiếu trị giá 746 tỷ đồng – là người giàu nhất trong số các doanh nhân ngành thủy sản đang niêm yết. Vĩnh Hoàn hiện dẫn đầu về kim nghạch xuất khẩu cá tra.
Bà Khanh sinh năm 1961, quê quán tại An Giang, đã từng công tác tại Sở Tài chính tỉnh An Giang, Công ty Xuất nhập khẩu Châu Thành An Giang, FIDECO...
2. Ông Dương Ngọc Minh – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hùng Vương (HVG); Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (VTF), Thành viên HĐQT Agifish (AGF).
Lĩnh vực: Chế biến xuất khẩu cá tra, sản xuất thức ăn chăn nuôi
Ông Minh nắm 34,1% cổ phần của Hùng Vương, tương ứng 439 tỷ đồng. Những năm gần đây, Hùng Vương đã thực hiện hàng loạt những vụ mua lại các công ty cùng ngành như Việt Thắng, Agifish, Faquimex Bến Tre (FBT).
Nếu cộng cả giá trị xuất khẩu của Agifish vào Hùng Vương thì Hùng Vương sẽ dẫn đầu về xuất khẩu cá tra (Agifish là công ty con của Hùng Vương).
Ông Minh sinh năm 1956, quê quán TP HCM.
3. Gia đình ông Lê Văn Quang – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn thủy sản Minh Phú
Lĩnh vực: chế biến và xuất khẩu tôm
Ông Lê Văn Quang cùng vợ là bà Chu Thị Bình và con gái là bà Lê Thị Dịu Minh đều đứng trong top những người giàu nhất thị trường chứng khoán. Trong đó:
+ Ông Lê Văn Quang nắm 22,8% cổ phần của Minh Phú, tương đương 310 tỷ đồng.
+ Bà Chu Thị Bình nắm 24,96% cổ phần, tương đương 339 tỷ đồng. Bà Bình là Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc.
+ Bà Lê Thị Dịu Minh nắm 9,43% cổ phần, tương đương 128 tỷ đồng.
Minh Phú là doanh nghiệp dẫn đầu cả nước về xuất khẩu tôm nói chung cũng như thủy sản nói riêng. Gia đình ông Quang cũng là những doanh nhân giàu nhất trong lĩnh vực này.
4. Ông Doãn Tới – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nam Việt (Navico-ANV)
Lĩnh vực: Chế biến xuất khẩu cá tra
Trước đây, Navico là doanh nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu cá tra nhưng gần đây doanh nghiệp này đã tụt hạng khá nhiều. Ông Doãn Tới hiện sở hữu 45,38% cổ phần của Navico, tương đương 228 tỷ đồng.
Hai con trai của của ông Tới là các ông Doãn Chí Thanh và Doãn Chí Thiên cũng nắm lần lượt 13,6% và 12,8% cổ phần của Navico, tương ứng 68 tỷ và 64 tỷ đồng.
Ông Doãn Chí Thiên là một trong những cổ đông lớn của Ngân hàng phát triển Mekong (MDB).
Cổ phiếu ANV là một trong số ít những cổ phiếu của doanh nghiệp thủy sản lớn nằm dưới mệnh giá (kết thúc ngày 13/12 đạt 7.600 đồng).
5. Ông Lê Thanh Thuấn - Chủ tịch HĐQT Thủy sản IDI và Chủ tịch Sao Mai An Giang (ASM)
Lĩnh vực: Chế biến xuất khẩu cá tra, bất động sản
Ông Thuấn hiện nắm giữ 13% cổ phần của IDI và 10% cổ phần của ASM, tương đương lượng cổ phiếu trị giá 125 tỷ đồng.
Trong đó, IDI là công ty chuyên về chế biến xuất khẩu cá tra còn ASM là công ty bất động sản.
Giống như ANV, hiện IDI cũng đang nằm dưới mệnh giá (đạt 7.200 đồng).
Ông Lê Thanh Thuấn sinh năm 1958, quê quán Thanh Hóa, đã từng công tác tại Sở xây dựng An Giang, UBND Tỉnh An Giang.
6. Ông Nguyễn Triệu Dỏng – Phó chủ tịch Thủy sản Út Xi; Chủ tịch Đô thị Dầu khí Cửu Long (CCL)
Lĩnh vực: Chế biến xuất khẩu tôm, Bất động sản
Ông Dỏng nắm 32,8% cổ phần của Công ty cổ phần Đầu tư & Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu long, tương đương 71 tỷ đồng. Ngoài ra còn có 8,6% cổ phần của Thủy sản Út Xi nhưng doanh nghiệp này chưa lên sàn.
Cũng giống như ông Thuấn, ông Dỏng vừa kinh doanh thủy sản vừa kinh doanh bất động sản.
Ông Dỏng sinh năm 1960, quê quán Sóc Trăng
7. Bà Phạm Thị Diệu Hiền – Chủ tịch HĐQT Bianfishco
Lĩnh vực: Chế biến xuất khẩu cá tra
Công ty cổ phần Thủy sản Bình An - Bianfishco là 1 trong 3 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra thuộc top 10 hiện chưa niêm yết trên sàn chứng khoán (2 doanh nghiệp còn lại là Công ty TNHH).
Bianfishco có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, trong đó, bà Diệu Hiền nắm giữ 50% cổ phần.
(Theo TTVN)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten