Năng lượng mà trận sóng thần tàn phá Nhật Bản năm ngoái tạo ra lớn hơn 280 lần hai quả bom nguyên tử mà quân đội Mỹ ném xuống hai thành phố của Nhật Bản vào năm 1945, một nhà khoa học Mỹ khẳng định.
> Hình ảnh tàn phá kinh khủng của sóng thần
Cảnh tượng hoang tàn sau sóng thần tại thành phố cảng Kesenumma vào ngày 12/3/2011. Ảnh: AP. |
DiễVào ngày 11/3/2011, một siêu địa chấn 9 độ Richter xảy ra dưới đáy biển gần Honshu, hòn đảo lớn nhất của Nhật Bản. Tâm chấn của động đất cách thành phố Tokyo khoảng 382 km về phía đông bắc và nằm ở độ sâu 10 km. Sóng thần ập vào bờ biển Tohoku trên đảo Honshu sau trận động đất khiến hàng chục thành phố bị tán phá và ít nhất 20.000 người thiệt mạng, mất tích.
National Geographic cho biết, Susan Kieffer, một chuyên gia về cơ học chất lỏng địa chất của đại học Illinois tại Mỹ, đã nghiên cứu năng lượng của trận sóng thần Nhật Bản năm ngoái. Bà kết luận năng lượng của sóng thần lớn hơn 28 lần năng lượng của hai quả bom nguyên tử mà quân đội Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945. Tuy nhiên, do thời gian tồn tại của sóng thần – từ 100 tới 1.000 giây – dài hơn rất nhiều so với bom nguyên tử nên sức công phá của nó có thể lớn hơn hai quả bom tới 280 lần.
Năng lượng của sóng thần tương đương 6,9 triệu thùng dầu thô, hay hơn 50% lượng dầu thô mà Nhật Bản tiêu thụ hàng ngày.
Những tính toán của Kieffer cũng cho thấy tốc độ của sóng thần vào xấp xỉ 220 m/giây. Khoảng thời gian từ lúc sóng thần hình thành tới khi nó tới bờ vào khoảng 30 phút. Độ cao của sóng thần trên đại dương là 7 m, còn chiều dài của nó vào khoảng 1.300 km.
Cục Địa chất Mỹ cho rằng, để gây nên trận sóng thần dữ dội như thế, trận động đất cùng ngày phải tạo ra mức năng lượng tương đương 475 triệu tấn thuốc nổ TNT hay 326 triệu thùng dầu thô - số lượng mà cả thế giới tiêu thụ trong 4 ngày.
Năng lượng mà động đất tạo ra là một trong những sức mạnh của tự nhiên mà các thiết bị khoa học có thể đo. Dữ liệu từ các máy đo địa chấn giúp các nhà khoa học dự đoán năng lượng của động đất. Tuy nhiên, các thiết bị không thể đo được mọi dạng năng lượng của động đất. Chẳng hạn, chúng không thể đo năng lượng hao phí dưới dạng nhiệt trong quá trình các mảng địa tầng cọ sát với nhau.
Minh Long
Sức tàn phá kinh hoàng thảm họa kép Nhật Bản
Trận động đất 9 độ Richter kéo theo những con sóng thần cao từ 15-40 m tràn vào vùng ven biển đông bắc của Nhật Bản ngày 11/3/2011, để lại những cảnh tượng hoang tàn khắp khu vực này.
> Những hình ảnh không thể quên
> 'Vết sẹo' trong tim nạn nhân sóng thần Nhật
Văn phòng rung chuyển vì động đất
Máy quay an ninh đặt trong một văn phòng ở Nhật Bản ghi lại được cảnh căn phòng rung lên bần bật, do ảnh hưởng của trận động đất 9 độ Richter ở ngoài khơi bờ biển đông bắc của đất nước mặt trời mọc. Cuộc họp trong văn phòng khi đó nhanh chóng trở nên náo loạn.
(Video: CNN)
Sóng thần tấn công Nhật Bản
14h46 ngày 11/3/2011, trận động đất 9 độ Richter xảy ra ngoài khơi Nhật Bản. 15h55 cùng ngày, sóng thần bắt đầu tấn công bờ biển Đông Bắc nước này. Đoạn video dưới đây ghi lại cảnh đê biển tại thành phố biển Miyako, tỉnh Iwate, của Nhật Bản bị nhấn chìm bởi con sóng thần.
(Video: AP)
Sóng thần Nhật Bản nhìn từ trên cao
Những hình ảnh được ghi lại từ trên cao cho thấy sức tàn phá của trận sóng thần trong thảm họa gần một năm trước.
(Video: AP)
(Video: NHK)
(Video: ABC News)
Chạy trốn sóng thần
Sóng thần tràn vào bờ chỉ hơn một tiếng sau khi động đất xảy ra, khiến nhiều người dân không kịp trở tay. Những người may mắn sống sót chạy lên được những đồi cao và bất lực nhìn nhà cửa của họ bị dòng nước cuốn trôi.
(Video: ABC News)
Giải cứu nạn nhân sóng thần
Một người đàn ông phải trèo lên mái nhà để tránh sóng thần đã được lực lượng cứu hộ dùng trực thăng đưa ra khỏi vùng thảm họa.
(Video: NHK)
Toàn cảnh sóng thần
Toàn bộ diễn biến của sóng thần, những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp và độ cao của những con sóng tại từng địa phương cụ thể được mô tả trong đoạn video dưới đây.
(Video: NHK)
Cảnh hoang tàn sau sóng thần
Sóng thần đi qua, để lại những khu vực đổ nát ngổng ngang và hoang tàn, cùng những nỗi đau mất mát sẽ phải cần rất nhiều thời gian để hàn gắn.
(Video: NHK)
Bản đồ mô tả tâm chấn và vùng ảnh hưởng của thảm họa kép ngày 11/3/2011. Đồ họa: USGS |
Sóng thần hủy hoại hệ thống làm mát, gây nổ ở nhà máy hạt nhân, dẫn đến khủng hoảng hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới kể từ sau Chernobyl 1986. Xem tiếp tại đây.
Nhật Nam
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/chia-se-cung-nuoc-nhat/2012/03/suc-tan-pha-kinh-hoang-tham-hoa-kep-nhat-ban/
Những hình ảnh không thể quên trong thảm họa Nhật Bản
Vùng chịu thảm họa kép ở đông bắc Nhật Bản đang dần hồi sinh, nhưng những hình ảnh về cơn cuồng nộ của thiên nhiên khiến không ai có thể quên những gì xảy ra gần một năm trước.
> Nhật dọn đống đổ nát khổng lồ
> Nhật hồi sinh, một năm sau thảm họa kép
14h46 ngày thứ sáu 11/3/2011, một cơn địa chấn mạnh 9 độ Richter xảy ra ở ngoài khơi bờ biển vùng Đông Bắc của Nhật Bản, kéo theo những con sóng thần ập vào bờ ngay sau đó. Trong ảnh là một con sóng thần tràn vào thành phố Miyako, tỉnh Iwate. Có số liệu cho hay thành phố này phải đón nhận đợt sóng thần cao tới 40 m. Ảnh: AFP |
Sóng thần tấn công Nhật Bản / Sóng thần nhìn từ trên cao |
Cơn sóng thần hung bạo tấn công thành phố Iwanuma, tỉnh Miyagi. Thảm họa kép kinh hoàng này khiến khoảng 19.000 người ở vùng Đông Bắc của Nhật Bản thiệt mạng và mất tích. Công việc tìm kiếm người còn mất tích vẫn đang diễn ra. Ảnh: Kyodo News/AP |
Thành phố Natori, tỉnh Iwate, bị sóng thần càn quét. Hậu quả sóng thần để lại tại vùng Đông Bắc của Nhật Bản rất nặng nề, với ước tính chi phí để xây dựng lại như cũ lên tới 10 nghìn tỷ Yên, tương đương khoảng 122 tỷ USD. Ảnh: Kyodo News/AP |
Yuko Sugimoto, quấn tạm một chiếc chăn quanh người để giữ ấm, rồi lần tìm đứa con trai mất tích của cô trong những đống đổ nát ở thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi. Hình ảnh này sau đó xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng khắp thế giới, và trở thành một trong những hình ảnh biểu tượng khắc họa rõ nét sự khủng khiếp của thảm họa kép Nhật Bản. Sugimoto sau đó tìm được con trai và tiếp tục sinh sống tại thành phố Ishinomaki. Ảnh: Yomiuri Shimbun/AFP |
Quả cầu lửa cháy ngùn ngụt tại nhà máy lọc dầu Chiba thuộc tỉnh cùng tên hôm 11/3. Vụ hỏa hoạn này có nguồn gốc từ thiệt hại do động đất gây ra. Ảnh: EPA |
Một người đàn ông Nhật Bản đi ngang qua đống đổ nát và một ngôi nhà đang bốc cháy sau trận động đất tại thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima. Ảnh: Kyodo News/AP |
Một xoáy nước khổng lồ được tạo thành trên biển gần cảng Oarai, tỉnh Ibaraki, sau thảm họa kép. Ảnh: Kyodo News/AP |
Những ngôi nhà bốc cháy sau khi bị sóng thần cuốn ra biển tại thủ phủ Sendai của tỉnh Miyagi. Ước tính khoảng 125.000 ngôi nhà tại 18 tỉnh của Nhật Bản chịu ảnh hưởng trực tiếp trong thảm họa kép. Ảnh: Kyodo News/AP |
Động đất và sóng thần còn làm hư hại lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, dẫn tới thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ sau thảm họa Chernobyl hồi năm 1986. Bức ảnh này ghi lại một góc nhà máy bị sóng thần tấn công hôm 11/3. Ảnh: TEPCO/AP |
Một bức ảnh vệ tinh được chụp hôm 14/3/2011, tức là 3 ngày sau thảm họa, ghi lại hình ảnh một cột khói bốc lên từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Chính phủ Nhật Bản và Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) sau đó dốc sức khắc phục sự cố hạt nhân Fukushima, nhưng quá trình này được cho là sẽ còn diễn ra trong nhiều năm nữa. Ảnh: Digital Globe |
Bản đồ mô tả tâm chấn và vùng ảnh hưởng của thảm họa kép ngày 11/3/2011. Đồ họa: USGS |
Xem tiếp >> |
Phan Lê
Nhật Bản - Một năm sau thảm họa kép (10/03) | |||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||
|
Geen opmerkingen:
Een reactie posten