Tin cho hay Nga đang hỗ trợ Việt Nam đóng thêm một số tàu tên lửa Molnya lớp Project 12418.
Hãng thông tấn Itar-Tass dẫn lời Phó giám đốc nhà máy đóng tàu Vympel, ông Dmitry Belyakov, nói hồi tuần trước rằng công ty của ông đang chuyển đến Việt Nam các bộ phận để đóng sáu tàu tên lửa hạng Molniya đầu tiên theo kế hoạch.Các nguồn tin nói Việt Nam đang muốn sản xuất nhiều tàu Molnya theo bản quyền của Nga.
Trong thời gian gần đây, việc hải quân Việt Nam mua nhiều chiến hạm và hệ thống phòng thủ biển chắc chắn đã gây chú ý cho các nước láng giềng, cho dù Việt Nam nhiều lần khẳng định chỉ tăng cường năng lực hải quân vì mục đích hòa bình.
Tối hôm 25/10, Đài truyền hình Trung Quốc CCTV đã phát sóng chương trình nói về các kế hoạch sản xuất chiến hạm của các nước Asean, trong đó có Việt Nam, Philippines và Indonesia.
Phóng sự này nói rằng: “"Trong mấy năm trở lại đây Hải quân Việt Nam đang vươn lên trở thành một lực lượng mạnh trong khu vực Đông Nam Á, bằng các hợp đồng vũ khí lên đến nhiều tỉ đôla. Hải quân Việt Nam đang có một cuộc "thay máu" kì diệu nhằm hiện đại hóa vũ khí, khí tài quân sự".
Chương trình này đã nêu ra ba loại vũ khí chủ lực của Hải Quân Việt Nam bao gồm: Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9, Tàu ngầm Kilo 636 và tàu tên lửa 12418.
Kênh này nhận định ba loại vũ khí kể trên sẽ là xương sống của Hải quân Việt Nam trong tương lai.
Việt Nam đã khởi công lắp đặt tàu hạng Molniya dưới sự giám sát về chuyên môn và kỹ thuật của các kỹ sư từ Viện thiết kế hàng hải Trung ương Almaz ở St Petersburg và Nhà máy đóng tàu Vympel.
Hợp đồng chuyển giao phụ tùng linh kiện cho Việt Nam đóng sáu tàu tên lửa lớp này có tổng trị giá 30 triệu đô la, thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2016.
Việt Nam cũng đang cân nhắc đóng thêm bốn tàu khác nữa. Chỉ sau khi Việt Nam đóng thành công chiếc tàu đầu tiên bằng công nghệ này, hợp đồng này sẽ trở thành hợp đồng chuyển giao công nghệ hoàn toàn giữa hai quốc gia.
Thêm về tin này
Các bài liên quan
Geen opmerkingen:
Een reactie posten