Trước ngày Quốc tế Phụ nữ, bác sĩ Thi Kim Dung loan báo y viện tư nhân của bà sẽ dành một ngày làm phẫu thuật miễn phí cho phụ nữ để các phụ nữ này được xem như vẫn còn trinh tiết. Thủ tục gồm việc vá một lớp trên màng âm hộ đã bị thủng khi giao hợp. Hậu quả gây chảy máu trong khi giao hợp.

Bà nói thủ tục nhanh chóng và đơn giản và nhiều người sẵn sàng trả tiền dù phí tổn từ khoảng 300 đến 350 đôla.

Bác sĩ Dung cho biết một số các ông muốn cưới gái còn trinh, vì cho rằng sẽ đem lại may mắn và bà cảm thấy bất mãn trước thái độ này. Bà nói bà muốn giúp phụ nữ thiếu tự tin vì đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân hoặc tự ý hoặc vì bị xâm phạm.

Thủ tục này đang ngày càng phổ biến. Bác sĩ Dung nói cách đây 5 năm thì mỗi tháng bà có 1 hay 2 khách hàng nhưng giờ đây con số này lên tới khoảng 30 khách.

Các lý do khiến số khách này tăng vẫn còn chưa rõ. Một số người ở Việt Nam lập luận rằng phẫu thuật có thể đem lại sức mạnh cho phụ nữ vì nó giúp họ có thể chọn việc quan hệ tình dục trước hôn nhân mà không gây thiệt hại cho cơ may tìm một đối tác hôn nhân mà họ muốn.

Theo bác sĩ Dung, ngay cả trong những trường hợp các ông có thể chọn kết hôn với một phụ nữ không còn trinh, các kinh nghiệm về tình dục của họ vẫn có thể là nguồn gây ra các vấn đề giữa vợ chồng trong tương lai.

Bà Khuất Thu Hồng, Giám đốc Viện Khoa Học Xã hội ở Việt Nam, nói mặc dầu Việt Nam đã trở thành một nước phóng khoáng hơn về tình dục, người ta vẫn gán cho trinh tiết các giá trị cổ truyền.

Bà Hồng cho biết: “Ngày nay, không ai lấy làm lạ về quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đó là điều khá bình thường. Vì thế, nam giới hiểu rằng rất khó tìm được một thiếu nữ còn trinh nguyên. Trên thực tế, nói là một chuyện và sự thực lại là một chuyện khác.”

Cũng có nhu cầu về loại phẫu thuật này cho các phụ nữ bị xâm hại tình dục.

Bác sĩ phụ khoa Nguyễn Thu Giang nói thủ tục này có thể giúp hàn gắn những vết thương do chấn động gây ra. Nhưng bà nói loại liệu pháp này không giống như việc tái tạo màng trinh để giống như còn trinh tiết.

Bác sĩ Giang nói: “Trường hợp này khác. Tình huống thứ nhất là không đúng. Họ tìm cách thay thế trinh tiết. Tình huống thứ hai là để hàn gắn thiệt hại do bị xúc phạm.”

Mặc dầu phẫn thuật có thể hàn gắn những vết sẹo do bị xâm hại tính dục, nó không giải quyết được chấn thương về tình cảm của người phụ nữ. Bác sĩ Giang nói một số phụ nữ bị xâm hại định làm phẫu thuật lại thay đổi ý kiến sau khi họ chia sẻ kinh nghiệm trong lúc tư vấn.

Bác sĩ Giang nói tiếp: “Nếu chỉ làm phẫu thuật để có thể lấy chồng...đôi khi chúng tôi yêu cầu người phụ nữ trở lại với mẹ hay người bạn trai, và thỉnh thoảng người bạn này chấp nhận vụ xâm hại, và nói cô không cần phải phẫu thuật.”

Bác sĩ phụ khoa Giang cũng là phó giám đốc Viện Phát triển và Y tế Cộng đồng, còn gọi tắt là LIGHT. Bà nói trung tâm của bà mỗi tháng nhận từ 3 đến 4 phụ nữ đến xin điều trị vì bị băng huyết hay nhiễm trùng sau những phẫu thuật thiếu tiêu chuẩn, các vấn đề có thể gây nguy cơ cho việc có con sau này.

Ngoài những rủi ro vật chất, nhà xã hội học Hồng nói tập tục này gây phương hại đến vị thế xã hội của phụ nữ.

Theo bà Hồng, đương nhiên là khi nói về bình đẳng giới tính, thì tại sao nam giới không làm một cái gì đó để tặng cho phụ nữ. Luôn luôn người phụ nữ phải làm một điều gì đó, từ tái tạo màng trình cho đến làm đẹp âm hộ. Bà cho đó là điều thực là vô lý.

Bà Hồng nói các phẫu thuật tái tạo màng trinh gây tệ hại thêm cho tình trạng bất bình đẳng giới tính ở Việt Nam qua việc đặt phụ nữ dưới áp lực phải tuân theo các khuôn thức lỗi thời của nam giới.