zaterdag 23 maart 2019

Việt Nam được gì khi tổ chức đua xe F1 (Công thức 1) từ 2020 với đường đua xe 5,5km ở Hà Nội + Ai là tay đua vĩ nhất của thế kỷ 21

Việt Nam được gì khi tổ chức đua xe F1 từ 2020?


Việt Nam, F1, đua xe Bản quyền hình ảnh JEWEL SAMAD

Đường đua F1 ở Hà Nội vừa được đi vào khởi công ở Hà Nội, nơi sẽ diễn giải đua xe Công thức Một vào năm 2020.
Grand Prix Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 4/2020, trở thành cuộc đua xe Công thức Một (F1) mới nhất trên lịch đua của giải F1, cùng với Monaco, Singapore và Azerbaijan.
Sự kiện lớn này sẽ mang đến cho Việt Nam - và đặc biệt là thủ đô Hà Nội - cơ hội để giao lưu quốc tế, Chủ tịch Liên đoàn Ô tô Quốc tế (FIA), ông Jean Todt phát biểu tại lễ khởi công đường đua hôm 20/3 tại Hà Nội.
Đường đua F1 dài 5.565 km nằm ở phía tây của Hà Nội, gần Sân vận động Mỹ Đình.
Việc xây dựng đường đua này dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng Năm tới, Tập đoàn Vingroup, nhà đầu tư chính của Grand Prix Việt Nam cho biết trong thông cáo báo chí.
Mặc dù cơ bản đây là một cuộc đua 'đường phố', sẽ có nhiều đoạn đường và một số công trình liên quan được xây mới.
Mặc dù Việt Nam không có nhiều truyền thống về thể thao, các sự kiện hoặc các cuộc thi thể thao trong đó có đội tuyển quốc gia tham dự được theo dõi cuồng nhiệt, theo Reuters.
Ông Jean Todt hôm thứ Tư 20/3 phát biểu rằng Grand Prix Việt Nam diễn ra vào năm tới tại Hà Nội sẽ là một cơ hội tuyệt vời để mở cánh cửa cho những người có "niềm đam mê" môn thể thao đua xe ở Đông Nam Á, theo AFP.

Việt Nam, F1, đua xe Bản quyền hình ảnh NHAC NGUYEN
Image caption Lễ khởi công đường đua F1 ở Hà Nội hôm 20/3/2019

Todt cho biết ông hy vọng sẽ bùng nổ niềm đam mê đua xe thể thao tại một đất nước cuồng bóng đá như Việt Nam, sau khi người hâm mộ Việt Nam được chứng kiến tận mắt những nhà vô địch F1 thế giới như Lewis Hamilton và Sebastian Vettel đua xe trên đường phố Hà Nội.
"Thật tuyệt vời cho sự phát triển của môn thể thao đua xe ở Việt Nam và trong khu vực," ông Todt nói.
"Tôi thực sự hy vọng rằng đây sẽ là cơ sở để Việt Nam sớm tổ chức các giải đua xe Go-Kart (một mẫu xe đua cỡ nhỏ một người ngồi), và đua xe Drift," ông nói thêm.
Ông Todt hy vọng sự kiện này sẽ tạo ra một thế hệ những nhà đua xe chuyên nghiệp ở Việt Nam.
"Các bạn có những người trẻ tuổi, tài năng với niềm đam mê thể thao đua xe, đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng việc được nhanh chóng tham gia vào loại hình đua xe thể thao là rất quan trọng," ông nói.
Các nhà tổ chức cho biết họ quyết định không tổ chức cuộc đua ở khu phố cổ của Hà Nội vì những thách thức hậu cần và chi phí cao.

Việt Nam, F1, đua xe Bản quyền hình ảnh F1 website
Image caption Trang web của F1 đăng hình ảnh đường đua dự kiến ở Hà Nội, có độ dài 5.565km

Việt Nam được gì?

Hà Nội đã đặt cược lớn vào tiếng tăm vốn có của sự kiện này, và đã ký hợp đồng trị giá hàng triệu đô la với công ty Liberty Media của Mỹ - chủ sở hữu giải đua F1 vào năm ngoái. Nghĩa là mỗi năm Việt Nam sẽ phải trả 60 triệu đô la Mỹ để tổ chức giải đua.
Ngoài ra, xây dựng đường đua sẽ tốn khoảng 1-1,5 tỷ đô la.
Việt Nam cho biết không sử dụng ngân sách chính phủ để chi trả cho sự kiện này mà thay vào đó là nguồn hỗ trợ tài chính từ tập đoàn Vingroup.
"F1 luôn được coi là vua của tất cả các cuộc đua... chúng tôi đã thiết kế một đường đua mang đậm bản sắc và kiến ​​trúc Việt Nam," Phó chủ tịch Vingroup Nguyễn Việt Quang nói tại buổi lễ.
Việt Nam đang hy vọng sẽ học được Singapore - nơi thành công trong các cuộc đua F1 vào ban đêm, và sẽ lấp đầy khoảng trống trong khu vực Đông Nam Á sau khi Malaysia rút lui vào năm 2017 vì lý do chi phí.
Chính phủ Malaysia nói nay họ không sẵn lòng chi ra 67 triệu đô la một năm để đăng cai giải này nữa.
Hà Nội cũng hy vọng sẽ tránh được những vấn đề khiến giải bị dừng ở Ấn Độ năm 2011 và Hàn Quốc năm 2010 sau ba, bốn lần tổ chức.
Trong khi nguồn thu từ tổ chức giải đua F1 có thể đến từ ba nguồn, gồm tiền phí các đội tham gia đóng, tiền vé và tiền tài trợ, Hà Nội được cảnh báo là cần tính toán kỹ khoản tiền bán vé và tiền tài trợ.
Ông Lý Nguyên Khương, Giám đốc Marketing vùng Đông Nam Á của Redbull, đơn vị đang tham gia tài trợ cho các chặng ở châu Âu, cho Vietnamnet hay vé xem F1 ở Hong Kong khoảng 300 đô la, giá này khó bán ở Việt Nam. Trong khi đó chưa nhiều tổ chức tên tuổi sẵn sàng bỏ tiền ra tài trợ.
Tuy nhiên ông Huỳnh Minh Tường, phó giám đốc phụ trách thương mại và tài trợ của một kênh truyền hình thì cho tờ An ninh Thủ đô hay rằng triển vọng có thể nằm ở khai thác quảng cáo trên truyền hình.

Việt Nam, F1, đua xe Bản quyền hình ảnh Charles Coates
Image caption Việt Nam muốn thành công trong tổ chức giải đua F1 giống Singapore

Tương lai của giải đua F1 vẫn là câu hỏi

Andrew Benson, BBC, phân tích hồi 11/2018
Vietnam Grand Prix là cuộc đua hoàn toàn mới, lần đầu tiên được giới thiệu trong lịch Đua xe Công thức 1 kể từ khi tập đoàn Liberty Media của Mỹ tiếp quản môn thể thao này vào đầu 2017.
Như vậy, đây là một chiến thắng dành cho chủ sở hữu của giải đua F1 - và một cuộc đua rất cần thiết, sau khi kế hoạch tổ chức giải đua ở Miami bị đổ bể. Bối cảnh chính trị tại Miami khiến kế hoạch ra mắt giải đua vào năm 2019 tại đây bị mắc kẹt, trì hoãn, và bây giờ thì những người trong cuộc nói có lẽ nó sẽ không diễn ra.
Một cuộc đua ở Việt Nam là một phần trong nỗ lực của F1 để khơi dậy quan tâm của người dân ở đây đến môn thể thao này. Nó thực sự đem lại cho Đông Nam Á một sự kiện thể thao đã bị đánh mất kể từ khi Malaysia kết thúc hợp đồng vào 2017.
Việc Vietnam Grand Prix dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào tháng Tư cho thấy các nhà tổ chức F1 muốn tổ chức giải đua theo khu vực địa lý - diễn ra ở châu Á vào đầu mùa giải, châu Âu ở giữa và châu Mỹ ở cuối.
Tuy nhiên, đây không phải là chuyện dễ, bởi nó còn phụ thuộc các hợp đồng hiện thời và ý nguyện của một số nước đăng cai, chẳng hạn Nhật Bản, trong việc duy trì ngày tổ chức cuộc đua ở nước mình.
Nhưng câu hỏi về tương lai của giải đua F1 vẫn còn.
Hà Nội sẽ là một giải đua thêm nếm, hay để lấp đầy một khoảng trống mà nước khác để lại? Có những nghi ngờ về tương lai lâu dài của ba giải đua F1 chủ chốt và lâu đời ở Anh, Đức và Brazil - không nước nào có hợp đồng qua năm 2019.
Trong khi đó, F1 muốn mở rộng lịch trình lên tới 25 giải đua, trong khi nhiều đội không muốn tổ chức vượt quá 21 giải đua hiện tại.
Và bản thân môn thể thao này đang trải qua giai đoạn bấp bênh, với thu nhập giảm và đàm phán lê thê về các quy định mới trong năm 2020 về kiểm soát chi phí, phân phối doanh thu và xe đua.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47649473

Ai là tay đua vĩ nhất của thế kỷ 21?


4 tay đua này đã 18 lần vô địch thế giới giải F1
Image caption Bốn tay đua này đã 18 lần vô địch thế giới giải F1
Ai là tay đua F1 vĩ đại nhất thế kỷ 21 cho đến nay - Michael Schumacher, Lewis Hamilton, Sebastian Vettel hay Fernando Alonso?
Người sáng suốt hơn đa số là giám đốc kỹ thuật Mercedes James Allison, người đã làm việc với cả bốn tay đua trong hai thập kỷ qua.
"Nếu tất cả bọn họ phải ở trong một siêu đội chiến đấu đến cùng hàng năm, tôi đoán là Lewis sẽ xếp hạng nhất," Allison nói.
Người đàn ông 50 tuổi nói thêm rằng ông nghĩ Lewis Hamilton là tay đua nhanh nhất trong số họ.
Allison nói trong chương trình BBC Radio 5 trực tuyến đánh giá về danh hiệu thế giới thứ năm của Hamilton, sau chặng đua ở Mexico hôm 28/10.
Ông giải thích rằng ông cân nhắc suy đoán về việc các tay đua ganh đua xếp hạng như là "một trò chơi tiêu khiển, bởi vì theo cách nào đó, ai biết được? Mỗi người có một quan điểm và nó đều có giá trị."
Ông nói thêm rằng ông không nghĩ Hamilton sẽ nhất thiết phải giành chiến thắng mỗi năm trong cuộc tranh giành phi thực tế này.
"Nhưng nếu họ tiếp tục quay trở lại hàng năm để tranh giành trong một cuộc đối đầu theo kiểu Valhalla nào đó, thường thì Lewis sẽ giành vương miện vào cuối năm," Allison nói.
Hôm 28/10, BBC Sport lấy ý kiến khán giả bầu chọn tay đua vĩ đại nhất mọi thời đại - kết quả như sau:
Kết quả bình chọn của độc giả trên BBC Sport về tay đua F1 vĩ đại nhất thế kỷ 21
Image caption Kết quả bình chọn của độc giả trên BBC Sport về tay đua F1 vĩ đại nhất thế kỷ 21
Allison làm việc với Schumacher ở đội Ferrari từ năm 2000 đến 2005, với Alonso ở hai đội - Renault từ 2005 đến 2006 và Ferrari từ 2013 đến 2014 - và với Vettel ở đội Ferrari từ 2015 đến 2016.
Khi được hỏi phân tích Hamilton khác gì với ba tay đua còn lại, Allison nói: "về những người đó, tôi nghĩ anh ta là tay đua nhanh nhất, anh ấy cho chúng ta thấy nỗ lực tuyệt vời nhất của mình mọi lúc.
"Tôi nghĩ anh ấy là người có khả năng nhất trong số họ. Không phải ngẫu nhiên mà anh ấy là người giữ kỷ lục về thời gian. Anh ta có tốc độ nhanh hơn những người khác.
"Anh ấy giữ kỷ lục về việc tìm cách vượt qua các tay đua khác một cách nhanh gọn. [Hamilton] có thể không hoàn toàn có tính cách kiên định như một cỗ máy của Michael. Nhưng Lewis mà chúng ta đã thấy trong hai mùa giải qua là một tay đua hoàn hảo."
Tay đua bốn lần vô địch Alain Prost nói với chương trình, Hamilton đã thể hiện "một cách rất hoàn hảo" trong năm 2018 khi anh và đội Mercedes đánh bại Vettel và Ferrari.
"Ngay từ đầu, chúng tôi biết đó có thể là một năm thú vị và thậm chí nó còn thú vị hơn chúng tôi nghĩ," Prost nói.
"Hồi đầu năm, đội Ferrari đã có thể tốt hơn chút, kiên định hơn chút. Và rồi chúng tôi có cuộc đấu giữa các đội cũng như giữa các tay đua và tâm lý của các tay đua.
"Chúng tôi đã đạt đến điểm mà mọi người có thể nói rằng Mercedes [đã giành chiến thắng] một mặt - nhưng hơn các đội và cả các tay đua, Lewis đã làm rất tốt trong năm nay.
"Chỉ cần nhìn vào sự bình tĩnh của anh ấy khi mọi thứ không diễn ra suôn sẻ. Và anh ấy đã thể hiện một cách tuyệt vời trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn và trong các cuộc đua. Ngược lại, Sebastian đã phạm một số sai lầm, nhiều hơn những gì anh ấy từng mắc phải trước đây.
"Lewis thực sự xứng đáng với danh hiệu năm nay, đây có lẽ là chiến thắng tuyệt vời nhất trong số năm danh hiệu của anh."
Lewis cùng đội đua Mercedes vô địch sau chặng đua ở Mexico hôm 28/10 Bản quyền hình ảnh Clive Mason/Getty Images
Image caption Lewis cùng đội đua Mercedes vô địch sau chặng đua ở Mexico hôm 28/10
Damon Hill, nhà vô địch thế giới năm 1996, nói thêm rằng khả năng Hamilton tạo sự cân bằng mà anh ấy muốn, cả trong công việc lẫn đời tư, có ý nghĩa quyết định giúp anh thành công trong hai mùa giải qua.
"Đôi khi [trong những năm trước] anh ấy có vẻ hơi phân tâm," Hill nói, "và có lẽ anh ấy hơi quá mệt, bởi vì có một số cuộc đua bạn nghĩ: 'Ồ, đợi đã, Lewis đâu rồi?'
"Và anh ấy đã phải thừa nhận điều đó - thỉnh thoảng anh ấy biến mất và có lẽ cuộc sống ngoài đường đua đã góp phần vào điều đó.
"Nhưng giờ đây khi bạn nhìn vào những gì anh ấy đã làm, bạn phải nói rằng anh ấy đã tự tạo hạnh phúc cho mình và sự hài lòng trong cuộc sống mà bạn cần có để đối phó với những trải nghiệm dữ dội khi là một tay đua F1.
"Anh ấy tự mình vượt qua áp lực. Nhưng anh ấy làm được những điều khác và rồi anh ấy có thể đảo ngược tình thế, bứt phá và giành chiến thắng. Đó là sự thông minh. Tự nhận biết điều gì là tốt và tạo điều kiện phù hợp là một phần công việc của người chơi thể thao, và Lewis đã làm được điều đó."
https://www.bbc.com/vietnamese/sport-46137724

Geen opmerkingen:

Een reactie posten