zaterdag 23 maart 2019

Singapore 200 năm: ba giá trị định hình quốc gia hiện đại + Năm điều kỳ quặc ở Singapore

Singapore 200 năm: ba giá trị định hình quốc gia hiện đại

  • 8 phút trước
Getty Images Bản quyền hình ảnhGetty Images
Năm 2019 là năm Singapore kỷ niệm 200 ngày thành lập, và người dân quốc đảo này đang thể hiện ba giá trị: sự cởi mở, xã hội đa văn hóa, và tự quyết. Đây là những giá trị đã giúp định hình nên quốc gia hiện đại ngày nay.
Tuy lễ kỷ niệm 50 năm giành độc lập của Singapore là vào năm 2015, nhưng nước này không hề bỏ phí thời gian trong việc chuẩn bị cho lần kỷ niệm tiếp theo.
Singapore và cái giá phải trả để giữ sạch thành phố
Singapore: Thịnh vượng nhờ biết 'khích' và chăm dân
Năm điều kỳ quặc ở Singapore
Singapore 200 năm, dấu mốc đang được ghi nhận tại các sự kiện, các triển lãm và các lễ hội được tổ chức suốt năm trong 2019, đánh dấu 200 năm Huân tước Stamford Raffles đặt chân tới hòn đảo và biến nơi đây thành một cảng giao thương của Công ty Đông ́n thuộc Anh.
Tuy nhiên, khác với các lễ kỷ niệm Singapore 50 năm lập quốc (SG50), lễ ăn mừng 200 năm đang được đánh dấu như thời điểm để tưởng nhớ. Chế độ thuộc địa Anh trên quốc đảo này từ lâu nay vẫn là một vấn đề gây tranh cãi, và nhiều người dân địa phương không vui chút nào về việc ngày này được kỷ niệm.
Thế nhưng Văn phòng Kỷ niệm 200 năm nói họ đang muốn đem đến cho người dân cơ hội để suy ngẫm về quá khứ vốn đã có từ thậm chí còn xa hơn nữa, 700 năm về trước, và về các giá trị đã định hình ra quốc gia hiện đại ngày nay.
Những giá trị này, gồm sự cởi mở, tính đa văn hóa, và tự quyết, như Văn phòng Kỷ niệm 200 năm nêu ra, chính xác là điều mà nhiều người yêu thích khi sống tại đây.
"Singapore là một đất nước với bản sắc riêng. Sự đa dạng sắc tộc và tôn giáo hòa trộn nhuần nhuyễn trong giao tiếp xã hội, trong ẩm thực, và tại các địa điểm nổi tiếng," LG Han, người Singapore, nói. Ông là bếp trưởng, đồng thời là ông chủ của nhà hàng được xếp hạng Michelin, Labyrith.
"Bất chấp sự đa dạng này, mọi người dân Singapore có chung sự tương đồng và tính cách chung trong cách chúng tôi nói chuyện, trong các giá trị chúng tôi chia sẻ, và trong việc đón nhận mọi người, bất kể họ từ nơi nào tới."
Getty Images Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Singapore kỷ niệm 50 năm quốc khánh vào 2015
Tuy đa dạng về văn hóa, nhưng Singapore vẫn rất dè dặt trong vấn đề tính dục.
Singapore vẫn công nhận một quy tắc thừa hưởng từ thời còn là thuộc địa của Anh, theo đó cấm quan hệ tình dục đồng giới. Tuy nhiên, sự cấm đoán này đã liên tục bị đưa ra khiếu nại trước tòa, nhất là kể từ khi trình tự tố tụng mới bắt đầu được áp dụng từ 2019, sau khi Ấn Độ bãi bỏ quy định tương tự, theo Thời báo New York.
Ăn món salad Singapore để phát tài
Năm thành phố đáng chú ý nhất trong năm 2019
Mối quan hệ đồng tính không được thừa nhận về mặt pháp lý tại Singapore, các cặp đôi đồng tính về mặt pháp lý cũng không được phép nhận con nuôi.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động đang tiếp tục vận động để nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề này và tạo các thay đổi, thông qua các sự kiện như cuộc tuần hành hàng năm, Pink Dot rally. Đây là sự kiện được đặt tên dựa trên sự pha trộn giữa màu đỏ và màu trắng của lá cờ Singapore, nhằm thúc đẩy việc chấp nhận mọi khuynh hướng tình dục.

Tại sao mọi người thích Singapore?

Sự pha trộn văn hóa của nơi này khiến những người mới tới, đặc biệt là người phương Tây, có thể thích nghi nhanh chóng.
"Đây là cổng vĩ đại để ta đi vào châu Á, cả về mặt vật lý, giống như những cổng tuyệt vời khác để tới các nơi trong khu vực là Bali và Boracay, nhưng lại còn tuyệt cả về văn hóa nữa," Akexabdra Feig, người Mỹ sống ở Singapore được ba năm và là tác giả trang blog A Maiden Voyager, nói.
Getty Images Bản quyền hình ảnhGetty Images
"Singapore có những mối quan hệ chặt chẽ với phương Tây, nhất là chịu ảnh hưởng của Anh. Đi quanh thành phố, bạn sẽ thấy các ngôi chùa Phật giáo nằm cạnh các nhà phố thương mại kiểu Anh, và trong các trung tâm bán hàng rong địa phương, bạn sẽ thấy các quầy hàng bán cơm gà Hải Nam kế bên quầy cơm rang kiểu Indonessia nasi goreng, và quầy bán món ăn phương Tây như bánh kẹp hamburgers."
Tuy nhiên, bạn chớ mắc lỗi khi nhầm lẫn giữa giá ở trung tâm bán hàng rong với bất kỳ phố hàng ăn nào, Jordan Bishop người Canada cảnh báo. Ông hiện đi đi lại lại thường xuyên tới Singapore và là chủ biên của trang mạng How I Travel.
"Có hai quầy hàng bán đồ ăn ở Singapore nay đã được xếp hạng sao Michellin," ông nói. Các quầy này, Quầy Cơm và Mỳ Gà Xì dầu Hong Kong Liêu Phàm (Liao Fan Hong Kong Soya Sauce Chicken Rice and Noodle), và Mỳ Heo Đại Hoa Phố Hill (Hill Street Tai Hwa Port Noodle) là các quầy đầu tiên kiểu này được công nhận với ngôi sao danh giá vào năm 2016.
Getty Images Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Tính đa dạng văn hoá ở Singapore khiến những người mới tới cảm thấy rất dễ hoà nhập
Với việc các nhà hàng, quán bar mới liên tiếp được khai trương hàng tuần, Singapore không thiếu gì các loại ẩm thực đa dạng, phản ánh quá khứ thương cảng của mình, trong đó có các loại ẩm thực Trung Hoa, Mã Lai, Ấn Độ, Peranakan (gốc Trung Hoa nhưng có pha ít nhiều với phong cách địa phương ở một số nước Đông Nam Á), Đức, Ý, Nhật, Việt Nam, Pháp và Mỹ.
Sự đa văn hoá không chỉ giới hạn ở đồ ăn. Dân địa phương thậm chí còn có từ lóng riêng của họ để chỉ về cái 'nồi hầm nhừ' này. Tuy không được chính phủ công nhận (thậm chí gần đây còn chủ động kiềm chế việc sử dụng), tiếng Anh kiểu Sing - Singlish, một sự pha trộn giữa tiếng Anh, tiếng Quan thoại, tiếng Phúc Kiến, tiếng Quảng Đông, tiếng Mã Lai và tiếng Tamil - được sử dụng rộng rãi trong các tình huống giao tiếp xã hội như khi gọi ly cà phê hay tán chuyện với bạn bè.

Sống ở nơi đây sẽ thế nào?

Khác với nhiều thành phố lớn khác, cư dân nơi đây ít khi lo lắng về nạn trộm cắp hay bạo lực.
Đây là một trong những nơi có tỷ lệ phạm tội thấp nhất thế giới, thậm chí các tội phạm vặt trên đường phố cũng bị coi là "một sự lãng phí thời gian", theo lời cư dân Bio Chua 11 tuổi, người viết blog I Wander.
"Bạn không cần phải khoá xe hơi cũng được, không cần bận tâm," Alison Ozawa Sander, người Mỹ đã sống tại đây từ 5 năm nay và là đồng tác giả của cẩm nang dành cho người nước ngoài đến Singapore, The Expats' Guide to Singapore, nói.
"Là phụ nữ, tôi có thể đi ra ngoài vào ban đêm ở khu vực quanh nhà mà không bao giờ phải lo lắng về vấn đề an toàn cá nhân hết. Là phụ huynh, tôi không có cảm giác là nếu mình rời mắt khỏi con trong vài giây là chúng có thể bị bắt cóc mất."
Singapore cũng rất sạch sẽ và đi lại thuận tiện, rất ít khi bị tắc đường do chính phủ có chính sách hạn chế xe hơi và giá xe ở đây rất cao.
"Một số người nói nơi đây bị tiệt trùng và buồn tẻ, nhưng cá nhân tôi nghĩ rằng đó chỉ là một sản phẩm của an toàn và tiện lợi," Chua nói. "Tôi thà là có những thứ đó còn hơn là phải lo lắng mỗi ngày về nguy cơ bị cướp giật."
Trung tâm thành phố có dấu ấn riêng và mọi người sống với nhịp sống rất nhanh, nhưng lại cũng rất dễ dàng thoát ra khi cần. "Từ căn hộ của mình, tôi có thể đi bộ chừng 25 phút là đến khu rừng rậm rạp, và đó thực sự là một địa điểm đáng giá cho những ai muốn ngắm chim," Daniel Burnham, người Mỹ, chuyên gia trong lĩnh vực tìm các chuyến bay châu Á tại Scott's Cheap Flight, nói.
"Singapore có các công viên quốc gia đẹp đẽ và có đời sống tự nhiên rất đáng kể, nếu xét đến quy mô và mật độ sinh sống của nơi này."
Bởi đây là hòn đảo tương đối nhỏ, cư dân cũng cho là nên tận dụng lợi thế của Sân bay Changi nổi tiếng thế giới và vé máy bay giá rẻ.
"Bất kể khi nào tôi cảm thấy mệt mỏi thì thật là dễ dàng để nhảy lên một chuyến bay nào đó, ra khỏi thành phố," Burnham nói.
Getty Images Bản quyền hình ảnhGetty Images

Tôi cần biết thêm gì nữa?

Nằm ở vị trí chỉ một độ bắc từ đường xích đạo, Singapore có khí hậu nóng quanh năm mà ta phải tự điều chỉnh để thích nghi, các chuyên gia nói. "Sẽ phải quen với việc lúc nào cũng toát mồ hôi. Tóc bạn sẽ không bao giờ trông giống như khi bạn ở nước của mình," Ozawa Sanders nói.
Thứ không khí mát lạnh do điều hoà nhiệt độ tạo ra trong các toà nhà cũng là một thứ 'quỷ dữ cần thiết', Burnham nói thêm.
Singapore khét tiếng là nơi có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới, theo một báo cáo của tổ chức nghiên cứu thị trường Economist Intelligence Unit, với giá thuê nhà thật là 'trên trời', khoảng 1.885 đô la Singapore cho một căn hộ thiết kế mở, không có phòng ngủ riêng, nằm không phải là ở trung tâm thành phố, theo trang mạng so sánh giá cả Expatistan.com; giá xe hơi mới thường cao khủng khiếp, 100 ngàn đô la Singapore.
Tuy nhiên, những cư dân không thường xuyên thì nói các con số này không hẳn là luôn phản ánh đúng thực tế.
"Nhiều du khách và người nước ngoài có xu hướng nói quá lên về đời sống ở Singapore, với những thứ như ta có thể xem được trong phim Nhà giàu châu Á, hay ở trường hợp người nước ngoài tới đây làm việc và được hưởng chế độ trợ cấp thay đổi chỗ ở hậu hĩnh," Burnham nói.
"Sinh hoạt phí tại Singapore không nhất thiết là quá ghê gớm nếu bạn sống như người dân địa phương. Chúng ta có các lựa chọn hợp lý, vừa túi tiền, chẳng hạn như thuê lại căn hộ HDB, tức là căn hộ tập thể thuộc quỹ nhà công, tự nấu ăn và đi lại bằng giao thông công cộng. Các chi phí đó thấp hơn nhiều so với ở Mỹ."
Nước này cũng có mức thuế thuộc hàng thấp nhất thế giới, giới han ở 22%.
Nhìn chung, Singapore toả sáng rực rỡ nhất khi người dân thành phố tìm cách thoát ra khỏi trung tâm đô thị, nơi các khu mua sắm, các căn hộ trông giống hệt nhau trải dài hàng dặm.
"Sự đa dạng đô thị là rất phong phú nếu bạn để ý," Burnham nói. "Nằm ẩn dưới sự phát triển của Thế kỷ 21, vùng ngoại vi Singapore có những diện tích nông trại, những nghĩa trang, những làng chài và các tiền đồn thời thuộc địa."
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-47629623

Năm điều kỳ quặc ở Singapore

  • 8 tháng 10 2016
Bản quyền hình ảnhEPA
Vào năm 2002, Tim Barnes được sếp của ông đề nghị chuyển công tác sang Singapore. Khi đó Barnes, một người Úc tuổi đôi mươi đang sống ở Sydney và từng ghé thăm Singapore vài lần, đã ngay lập tức tóm lấy cơ hội.
Ban đầu ông chỉ định dành ra vài năm ngắn ngủi ở đây, nhưng cuối cùng đã ở lại đến 8 năm. Tại đây, ông đã gặp vợ mình, kết bạn với rất nhiều người và cảm thấy yêu mến một đất nước sạch đẹp. "Tôi đã đến nhiều nơi tại châu Á và Singapore là nơi rất thân thiện với lao động nước ngoài," ông nói. "Đây là một quốc gia rất phát triển và rất giống với phương Tây."
Một báo cáo của HSBC đã một lần nữa bình chọn Đảo quốc Sư tử là nơi tốt nhất để sống đối với lao động ngoại quốc, sau khi khảo sát 27 nghìn người và yêu cầu họ đánh giá 45 quốc gia ở các hạng mục như mức lương, trải nghiệm và môi trường cho gia đình.
Hơn 60% cho biết Singapore đã giúp họ thăng tiến trên con đường sự nghiệp và tăng thu nhập. Khảo sát cũng cho thấy thu nhập bình quân của lao động nước ngoài tại Singapore là 139 nghìn đôla, so với mức trung bình 97 nghìn đôla trên toàn cầu. Và 66% người được hỏi cho biết Singapore mang lại chất lượng sống tốt hơn so với quê hương họ.
Thế nhưng trước khi bạn chuyển đến đây, BBC Capital tổng hợp vài điều kỳ lạ, một số khá nghiêm trọng, mà các lao động nước ngoài cần nghĩ đến trước khi di chuyển.

Đắt đỏ

Những lao động nước ngoài muốn mua xe tại Singapore nên chuẩn bị tinh thần là sẽ phải trả rất nhiều tiền. Một chiếc Toyota Camry chỉ tốn 25.000 đô tại Mỹ nhưng có giá đến 145.888 đô la Singapore (khoảng 107.125 đô la Mỹ). Vì sao lại đắt đến vậy? Do những khoản thuế xe rất cao.
Trước hết là khoản khoản phí đăng ký dựa trên giá trị thực tế của xem trên thị trường (open market value).
Theo trang tài chính Dollars and Sense tại Singapore, bạn có thể phải trả thêm 60.578 đô la Singapore cho một chiếc Mercedes E200 với giá trị OMV khoảng 49.113 đô la Singapore. Đó là chưa tính đến thuế tiêu thụ đặc biệt, bằng khoảng 20% giá trị OMV, và 7% thuế hàng hoá và dịch vụ.
Khoản thuế nổi tiếng nhất vẫn là COE - giấy phép sử dụng. Chi phí COE của bạn dựa trên loại xe - xe càng lớn và có động cơ càng mạnh thì COE càng cao - và dựa trên nhu cầu thị trường tại thời điểm bạn muốn có COE - tức có nhiều hay ít người cũng muốn xin COE cùng lúc với bạn. Trong một số trường hợp, khoản chi phí này có thể còn cao hơn cả giá xe.
Bản quyền hình ảnhNutonomy
Đơn giản là bởi Singapore không muốn có quá nhiều xe chạy trên đường, Priscilla Ng Yi Xian, một người sinh ra và lớn lên tại Singapore, cho biết. Đây là một quốc gia nhà và "họ muốn mọi người sử dụng phương tiện công cộng," bà nói.
Bà không có xe nhưng có thể sẽ mua một chiếc khi có con. Hiện nay, bà chỉ sử dụng ứng dụng Uber. "Tôi chỉ cần gọi taxi," bà nói, "rất đơn giản."

Thường xuyên bị theo dõi

Các lao động nước ngoài cũng sẽ phải làm quen với việc bị camera theo dõi từng bước chân.
Flora Chao Lutz, một người sinh ra tại Washington DC và chuyển đến Singapore cùng gia đình vào tháng Năm để làm việc, phát hiện ra camera được lắp ở khắp nơi.
Kể từ năm 2012, đã có hơn 52 nghìn camera cảnh sát ở 8.600 khu phố, theo Straits Times, một tờ báo Singapore. Cảnh sát cho biết chúng được lắp để ngăn ngừa nạn trộm cắp, nạn cho vay nặng lãi hay đỗ xe trái phép.
Chao Lutz không cảm thấy khó chịu với các camera, và cho rằng chúng giúp đảm bảo an toàn - thế nhưng hai đứa con của bà thì không nghĩ vậy. "Bọn trẻ thường đưa tay lên ngăn camera quay mặt mình," bà nói. "Chúng không thích điều đó, nhưng tôi thích được an toàn hơn."
Bản quyền hình ảnhEPA

Chật chội

Singapore là nơi đắt đỏ nhất trên thế giới, thế nhưng bất cứ ai cũng có thể tìm những món ăn ngon với giá rẻ. Đảo quốc này đầy rẫy các khu phố ẩm thực, nơi mà những người dân địa phương lẫn nước ngoài tìm đến ăn trưa và ăn tối.
Không khó để hiểu vì sao người ta thích những nơi này: Có rất nhiều món ăn từ khắp nơi trên thế giới với giá rẻ, chỉ từ 3 cho tới 7 đô la Singapore (khoảng từ 2 đến 5 đô la Mỹ).
Tuy nhiên những người đến sau cần để ý các gói đựng khăn giấy đặt trên những ghế trống. Chúng được gọi là 'chope-ing', cách mà người Singapore giữ chỗ khi họ đi xếp hàng gọi thức ăn. "Nếu bạn di chuyển chúng, một ai đó sẽ đến và nói rằng đó là ghế của họ," Barnes nói.

Luôn muốn dẫn trước

Người Singapore rất sợ bị tụt hậu, Shally Venugopal, một doanh nhân đóng tại Washington DC nhưng sinh ra tại Singapore, nói.
Nỗi sợ này thậm chí còn có tên riêng, 'kiasu', tức là 'sợ bỏ lỡ'. Khi một nhà hàng nào đó mới khai trương, người ta sẽ sẵn sàng đợi hàng tiếng liền để thử.

Bản quyền hình ảnhReuters
Người Singapore luôn cố gắng để dẫn trước, Venugopal nói. Nhiều người muốn mua các bất động sản mới nhất, đi xem những buổi hoà nhạc lớn hay ăn tại nhà hàng mới mở cửa.
Nhiều người Singapore rất sợ bị tụt hậu so với những người khác và luôn tìm cách 'vượt lên trên bạn bè mình', Ng nói.
Điều đó đồng nghĩa với việc luôn cố gắng cho con cái vào trường tốt nhất, hoặc mua nhà ở những khu tốt nhất.
Đối với các lao động nước ngoài, điều này có nghĩa là họ phải tránh xa những nơi nổi tiếng. Ngay cả các khu phố ẩm thực nổi tiếng nhất cũng có thể trở thành địa ngục trần gian. Hồi tháng Bảy, người dân đã đứng thành những hàng dài trước hai tiệm đồ ăn sau khi những nơi này nhận giải sao vàng Michelin.

Không thân thiện với người đồng tính

Dù hầu hết lao động nước ngoài được hưởng quyền tự do như ở quê hương, nhưng những người đồng tính thì lại không.
Luật pháp không cấm đoán người đồng tính, nhưng lại quy định các hoạt động đồng tính là phạm pháp và có thể phải lãnh án tù 2 năm. Tuy nhiên điều này không được thực thi trên thực tế, Yangfa Leow, một nhân viên xã hội và là giám đốc tại Oogachaga, một dịch vụ tư vấn cho người đồng tính tại Singapore, cho biết.
Bản quyền hình ảnhAFP
Người đồng tính không được phép làm đám cưới và hôn nhân đồng tính của các lao động nước ngoài không được công nhận. Đây có thể là một trở ngại đối với những cặp lao động đồng tính muốn chuyển đến Singapore, Leow nói.
Nếu một trong hai người trong một cặp đồng tính không có công việc tại Singapore thì sẽ không được cấp thị thực phụ thuộc và không được sống tại đây. Cách duy nhất để cả hai người có thể sống tại Singapore là cả hai đều phải có công việc tại đây, Leow cho biết thêm.
Tuy nhiên những người đồng tính, dù là công dân Singapore hay là người nước ngoài, đều có thể sống theo cách mình muốn.
Có các quán bar, vũ trường cho người đồng tính và thậm chí có cả một sự kiện cho người đồng tính gọi là Pink Dot, nơi mà cộng đồng đồng tính mặc đồ màu hồng tụ tập ở một công viên để yêu cầu bình đẳng.
Tuy nhiên người nước ngoài không được phép tham gia biểu tình tại Singapore và sẽ không được phép tham gia Pink Dot.
Leow cho biết những người đồng tính hay chuyển giới thường ít lộ diện và 'thường chỉ giao tiếp với nhau một cách kín đáo để đảm bảo cho sự an toàn của mình'.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten