maandag 25 maart 2019

Việt Nam : 'Xây chùa hoành tráng nhưng vô hồn' [... miễn là..."có lợi" ] + Giáo hội: Theo giáo lý nhà Phật, 'không có chuyện thỉnh vong, giải oan như Chùa Ba Vàng'

Ý kiến: 'Xây chùa hoành tráng nhưng vô hồn'

  • 25 tháng 2 2019
tam chúc Bản quyền hình ảnhFb chùa Tam Chúc
Image caption Báo Việt Nam cho hay chùa Tam Chúc ở Hà Nam đã mở cửa đón khách đến viếng trong dịp Tết Kỷ Hợi dù chùa này vẫn chưa khánh thành
Gần đây xuất hiện một số ý kiến ở Việt Nam cho rằng có hiện tượng xây quá nhiều chùa to, công trình tâm linh kết hợp du lịch.
Hiện tượng này nên được nhìn nhận ra sao?
Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam hiện có khoảng 18 nghìn ngôi chùa, tịnh xá, tịnh thất…
Chủ tịch Quang thăm chùa Mahabodhi
Nhà chùa nói về vụ phóng sinh cá
Lễ hội VN mất giá trị nhân văn?
Chùa Liên Trì bị cưỡng chế
'Hoành tráng nhưng vô hồn'
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nói với BBC từ Hà Nội: "Hôm Tết vừa rồi tôi có đi cùng đoàn của Trung tâm Minh Triết đến xã Lưu Xá, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên để thăm hai ngôi chùa cổ và nhỏ là chùa Văn và chùa Vũ."
"Khi đến viếng các chùa này, người ta vẫn có thể cảm nhận được không khí thanh tịnh của Phật giáo từ thế kỷ 18."
"Các vị tu hành ở đây dường như còn xa lạ với mùi tiền."
"Từ hai ngôi chùa ấy, tôi bỗng nghĩ về bàn tay của những nhóm lợi ích đổ tiền vào tạo nên những ngôi chùa hoành tráng nhưng vô hồn, văn hóa dân tộc không còn mà lại mang dáng dấp chùa Trung Quốc như chùa Bái Đính và chùa Tam Chúc."
"Tôi đoán là có nhiều nguyên nhân cho việc xây chùa to."
tam chúc Bản quyền hình ảnhFb Chùa Tam Chúc
Image caption Chùa Tam Chúc được các báo Việt Nam mô tả "là ngôi chùa lớn nhất thế giới"
"Hình như trong tính cách lâu đời của người Việt có tâm lý muốn cầu phúc lộc, muốn bỏ ra ít tiền ở cửa Phật thì thu được cái lợi ngay trước mắt."
"Cho nên có người dựa vào tâm lý ấy nên bỏ tiền xây chùa thật hoành tráng, rồi sau đó thu lại tiền cầu phúc của Phật tử."
"Tôi sợ rằng rồi đây cái sự tích lũy tư bản chủ nghĩa trong xã hội Việt Nam hiện nay sẽ ảnh hưởng đến những ngôi chùa cổ ngày xưa."
"Ở rất nhiều nơi tại Việt Nam, tôi thấy có sự kinh doanh tâm linh, khiến tôi ghê sợ rằng tính trong sáng nguyên thủy của Phật giáo đang dần mất đi."
chùa Bản quyền hình ảnhAFP/Getty Images
Image caption Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis (giữa, hàng đầu) và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink viếng chùa Trần Quốc ngày 25/1/2018

'Chùa thì to, nhưng đạo đức xã hội xuống cấp'

Hôm 25/2, Hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì tại chùa Liên Trì (đã bị cưỡng chế hồi 2016) nói với BBC: "Tôi thấy rằng tính chất Phật giáo và sự hành đạo cốt không phải ở những ngôi chùa hoành tráng."
"Nhất là khi ngày càng có thêm những ngôi chùa to lớn nhưng tương phản với thực trạng đạo đức xã hội xuống cấp mà không được chấn chỉnh."
"Phải chăng họ xây những ngôi chùa ngày càng to lớn là để cho thế giới thấy Việt Nam có tự do tôn giáo và phủ nhận cáo buộc đàn áp tôn giáo?"
"Người ta sẽ nghĩ gì khi đọc tin về những ngôi chùa to trong lúc các cơ sở tôn giáo độc lập bị cưỡng chế như chùa An Cư ở Đà Nẵng, chùa Liên Trì ở Sài Gòn, chùa Sơn Linh ở Kon Tum..."
"Phải nói là những người tu hành chân chính rất đau khổ khi các cơ sở tôn giáo chính thống bị trấn áp trong lúc các ngôi chùa bề thế mọc lên như một hình thức kinh doanh tâm linh."
Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Sinh hoạt Phật Giáo của người Việt tại Anh có gì lạ?

Sinh hoạt Phật Giáo của người Việt tại Anh có gì lạ?
Tuyển sinh thạc sĩ Phật học với môn Mác-Lênin
Chùa thiêng Tây Tạng chìm trong lửa
Người Việt có thực sự tin vào nhân quả?
Hôm 21/2, BBC đã liên hệ ông Bùi Thanh Hà, Phó Ban Ban Tôn giáo Chính phủ để hỏi nhận định của ông về việc có thêm nhiều ngôi chùa hoành tráng ở Việt Nam nhưng ông từ chối trả lời.
Giáo sư Trương Quốc Bình, cựu Cục phó Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch được báo Dân Việt dẫn lời: "Việc xây dựng các khu chùa đồ sộ là chưa từng có trong lịch sử phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. Từ thời Lý, Trần đến thời Nguyễn, chúng ta không có các chùa với quy mô hàng hécta, kỷ lục nọ kia như thế. Các ngôi chùa của ta là các công trình tôn giáo, tín ngưỡng hòa nhập với thiên nhiên, là bao gồm sông, núi, đất đai và con người ở trong công trình đó, với cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên chứ không phải ở trước một thứ đồ sộ và cảm thấy mình thật nhỏ bé."
"Nguyên nhân của việc này là khủng hoảng niềm tin. Trong số những người đi thờ cúng, cổ vũ xây dựng những cơ sở tôn giáo, cấp đất cho chùa, duyệt dự án có cả các lãnh đạo. Tôi kiến nghị các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước phải xem lại việc cho phép và ủng hộ những dự án này."
Một bài báo hôm 24/2 trên trang baophapluat.vn hỏi Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP HCM.
Thượng tọa Thích Nhật Từ nêu quan điểm: "Xây chùa to, hoành tráng rồi có đúng tinh thần Phật pháp không, có Phật ở đấy không, về bản chất, nó cũng như những nghi vấn kiểu như: Vì sao Việt Nam phải phấn đấu trở thành nước giàu, rồi giàu thì có đánh mất bản sắc hay không, còn trái tim nhân ái hay không?
"Theo tôi đó là những câu hỏi mang tính hoài nghi, không có lợi gì cho sự phát triển các phương diện từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần. Tất cả các quốc gia đang phấn đấu trở thành nước giàu. Việt Nam chúng ta vừa thoát khỏi nước nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình 2600 USD cho đầu người mỗi năm, đó là một bước tiến lớn sau 4 thập kỉ vừa qua."
Thượng tọa Thích Nhật Từ nói thêm: "Trong mấy ngày đầu năm 2019, báo chí Việt Nam phản ánh sự kiện khu vực Tam Chúc, tỉnh Hà Nam có ngôi chùa 5.500m2 quang cảnh tổng thể. Ngôi chùa đó được xem là lớn nhất Đông nam Á."
"Tôi rất mong những người đặt câu hỏi như thế hãy nghĩ đến các công trình tôn giáo ở nhiều quốc gia khác để đặt câu hỏi rằng nếu như trước đây, những người xây dựng nên các kiến trúc tôn giáo ấy không có tầm nhìn, dám nghĩ dám làm thì làm sao đất nước họ có những công trình văn hóa nổi tiếng thế giới như hiện nay?"

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47301899

Giáo hội: Theo giáo lý nhà Phật, 'không có chuyện thỉnh, giải oan như Chùa Ba Vàng'

  • 22 tháng 3 2019
Phật tử (Hình minh họa) Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Phật tử Việt Nam (Hình minh họa)
Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói trong học thuyết Phật giáo không có chuyện thỉnh, giải oan gia trái chủ như Chùa Ba Vàng và lời lý giải của Phật tử Phạm Thị Yến cũng không đúng với giáo lý nhà Phật, trái đạo đức xã hội.
Trước đó, báo Lao động công bố một phóng sự "Gọi vong" chùa Ba Vàng - bí ẩn nguồn thu trăm tỉ về thực trạng hàng ngàn người đến cầu thỉnh, giải vong ở ngôi chùa ở Uông Bí, Quảng Ninh.
Và một Phật tử của Chùa Ba Vàng, Phạm Thị Yến đã có những bình luận gây tranh cãi, nói rằng Cao Mỹ Duyên, cô gái giao gà bị hãm hiếp, sát hại là do "ác nghiệp từ tiền kiếp".
Tin hôm 22/03 từ các báo VN nói là bà Yến "sẽ bị công an triệu tập" để xác minh, làm rõ một số nội dung liên quan đến phát biểu của bà.
Chiều 21/3, Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã trích dẫn lời của Thượng tọa Thích Đức Thiện, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam rằng:
"Chỉ có con người mới làm chủ việc chuyển hóa nghiệp, tu là chuyển nghiệp và giải nghiệp, không hề có chuyện thỉnh, nhờ ai đó giải nghiệp. Giải nghiệp chỉ có thể nhờ vào tu thân, tích đức."
Thượng tọa Thích Đức Thiện nói theo học thuyết của Phật giáo về duyên, nghiệp và chuyển nghiệp thì "không hề có chuyện thỉnh, giải oan gia trái chủ như chùa Ba Vàng thực hiện".
VN: Đảng đề cao ‘đức trị’ để cân bằng ‘pháp trị’?
Người Việt có thực sự tin vào nhân quả?
Tin vào hồn ma sẽ sống có đạo đức hơn?

Cúng tiền, làm việc không công cho chùa để giải vong

Trong phóng sự, có đoạn ghi âm cho thấy một người phụ nữ cầu xin có con được bảo rằng đó là do "nghiệp của cô từ kiếp trước làm phù thủy… Vong linh nó bảo nó không lấy tiền mà nó lấy mạng của cô đấy", nhưng sau đó được bảo cúng "5 triệu và làm công quả 24 ngày" để giải vong.
Quy trình "thỉnh vong" bắt đầu bằng việc các sư thầy trong chùa "thỉnh vong linh" để "vong linh kể tội người đến thỉnh", rồi vong sẽ cho biết "cần bao nhiêu phúc" thì người thỉnh ứng lại bằng tiền.
Vong có thể "nhận tiền" bằng hình thức gửi tiền mặt vào hòm công đức hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của nhà chùa, thậm chí có thể trả góp, trả dần vào ngày rằm hàng tháng.
bbc Bản quyền hình ảnhGetty Images
Những người không có tiền thì có thể "làm công quả" - một hình thức lao động không công tại nhà chùa.
"Làm công quả thì có tiêu nghiệp không?" một người hỏi, thì được đáp lại: "Nghiệp vẫn sẽ tiêu, chỉ là tiêu chậm thôi", theo một đoạn đối thoại trong phóng sự.
Cũng theo phóng sự này của báo Lao Động, trung bình mỗi tháng có khoảng 5000-7000 người đến Chùa Ba Vàng để thỉnh vong, và mỗi người bị vong "đòi" từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng.

Cao Mỹ Duyên bị hãm hại do 'nghiệp kiếp trước'?

Trước đó, chùa Ba Vàng đã bị dư luận chú ý sau khi một phật tử, Phạm Thị Yến - người có hơn 100.000 người theo dõi trang Facebook, đã có những bình luận gây tranh cãi.
"Năm người kia do làm việc ác cho nên sẽ bị quả báo đúng không?" bà Yến hỏi khán phòng kín với hàng chục nữ tín đồ gật đầu, nói "Có ạ".
"Thế thì [Cao Mỹ Duyên] bị quả báo có phải do chính việc ác của bạn ấy trong quá khứ không?" - nhóm tín đồ hầu hết là phụ nữ trung niên, nói một cách rụt rè hơn - "Có ạ".
Bà Yến nói tiếp rằng nguyên nhân chính nữ sinh giao gà bị hãm hại ở Điện Biên là vì "ác nghiệp trong tiền kiếp".
"Duyên trong hiện tại, bạn ấy lại sát sinh. Hai cái này cộng lại vào nhau khiến bạn ấy bị như vậy, nhé?"
"Bạn ấy bị người khác xâm hại về thân thể, hãm hiếp, chết giết....Thì bạn ấy trong tiền kiếp phải có hai loại tội. Tội thứ nhất là sát mạng chúng sinh dã man. Tội thứ hai là về mặt thân thể trinh tiết của người khác, bạn ấy đã xâm phạm cho nên bạn ấy bị quả báo như vậy," bà Yến, người có pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán nói.
Về tuyên bố của bà Yến, Thượng tọa Thích Đức Thiện nói: "Tôi chưa tham dự trực tiếp tại chùa Ba Vàng, nhưng qua theo dõi clip thấy nhiều điều chưa phù hợp với giáo lý nhà Phật".

Giáo hội sẽ xử lý nghiêm

Được biết, sáng 21/3, Giáo hội đã có văn bản chỉ đạo Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh tổ chức ngay cuộc gặp gỡ với trụ trì chùa Ba Vàng là Đại đức Thích Trúc Thái Minh để làm rõ vụ việc.
"Giáo hội có chỉ đạo xem xét nếu như sự việc xảy ra như phản ánh thì có hình thức kỉ luật nghiêm khắc. Giáo hội tiếp thu không có nương nhẹ nào với các cơ sở thờ tự của GHPGVN".
Xây siêu chùa và kinh doanh tâm linh ở VN
VN: Nhà nghiên cứu tôn giáo Nguyễn Quốc Tuấn qua đời
Cúng lễ vì mất niềm tin vào 'cõi dương'?
Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ cũng chỉ ra rằng chùa Ba Vàng, từ một ngôi chùa nhỏ ở lưng núi Thành Đẳng, giờ đã thành "Ngôi chùa trên núi có chính điện lớn nhất Đông Dương".
Cũng theo báo này, từ 2007, khi Đại đức Thích Trúc Thái Minh về làm trụ trì chùa Ba Vàng, chùa đã có kế hoạch tái xây dựng thành một khuôn viên quy mô.
Lễ tưởng niệm 55 năm Bồ Tát Thích Quảng đức vị pháp thiêu thân hồi tháng 6/2018 Bản quyền hình ảnhGetty Images
Image caption Lễ tưởng niệm 55 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân hồi tháng 6/2018

Chùa Ba Vàng nói gì?

Ngay chiều tối ngày hôm qua, sau khi giới truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin về chùa, Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã có buổi "pháp thoại" phát sóng trực tiếp trên trang web lẫn mạng xã hội như Youtube, Facebook.
Ông cho rằng vì "chùa lớn, có tiếng trong tỉnh Quảng Ninh, cả nước và cả trên thế giới nên có những người ganh ghét, đố kỵ."
Về việc cầu thỉnh vong linh, sư thầy Thích Bảo Tiến, phụ trách pháp thỉnh oan gia trái chủ nói "Tất cả khổ đều do duyên, phật tử không nên than trời, trách đất mà phải đổ cho kiếp trước, cái nghiệp của mình nhưng do mình vô minh nên không biết."
Sư thầy Thích Bảo Tiến nói tiếp rằng quy trình thực hiện pháp thỉnh "oan gia trái chủ" phải qua tu tập, nghe các bài giảng, xem video để xây dựng lòng tin vào phật pháp và sẽ được giải đáp tất cả các thắc mắc, nghi ngờ.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng nói trong buổi phát sóng."Nhà chùa không có hù dọa hay ép buộc phải cúng hay làm công quả cho nhà chùa,"
Trụ trì chùa Ba Vàng, Thích Trúc Thái Minh nói rằng bản thân không hề tham tiền, không phải đi tu để thành nghề mà lợi ích cho chúng sinh.
Theo trang phatgiao.org, nhà sư này cũng khoe rằng chùa đã chữa bệnh cho "công an, lãnh đạo" Việt Nam:
"Thế kỷ này là thế kỷ của tâm linh, rất nhiều câu chuyện mà khoa học có giải thích được đâu. Đi khám bác sĩ không ra bệnh nhưng vẫn đau, vẫn bệnh, về chùa thầy làm lễ thỉnh giải, gia chủ hết ngay, kể cả công an, cán bộ, lãnh đạo cũng có hết..."
Nhiều trang web chính thống ở Việt Nam những năm qua đã cơ ngợi chùa Ba Vàng là một cơ sở văn hóa, điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở nước này.
Trang web chuabavang.com.vn có đăng ảnh một số nguyên lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản và Nhà nước VN thăm công trình này ở giai đoạn khởi công.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten