Vụ xả súng New Zealand: Nghi phạm Brenton Tarrant ra tòa
Nghi phạm chính trong vụ xả súng nhà thờ Hồi giáo khiến 49 người chết ở New Zealand hôm thứ Sáu đã xuất hiện tại tòa với một tội danh giết người.
Công dân Úc Brenton Tarrant, 28 tuổi, xuất hiện trong chiếc áo tù trắng và bị còng tay. Dự đoán sẽ có thêm nhiều cáo buộc chống lại anh ta.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nói: "Luật súng của chúng tôi sẽ thay đổi" sau khi biết nghi phạm Tarrant có 5 khẩu súng và giấy phép sử dụng súng.
Hai người khác cũng đang bị giam giữ. Không một ai trong số những người bị giam giữ từng có tiền án tiền sự.
Tarrant đã bị tạm giam và sẽ ra tòa một lần nữa vào ngày 5 tháng Tư.
Phát biểu tại một cuộc họp báo vào thứ Bảy, bà Ardern nói rằng những khẩu súng mà kẻ tấn công sử dụng dường như đã được sửa đổi, và chiếc xe của nghi phạm chứa đầy vũ khí, cho thấy "ý định tiếp tục tấn công của hắn".
Thủ tướng cũng nói về tầm quan trọng của việc đoàn tụ người thân với các nạn nhân "càng nhanh càng tốt" và rằng các thi thể vẫn đang được đưa ra khỏi nhà thờ Hồi giáo Al Noor - nơi xảy ra vụ tấn công đầu tiên.
Bà nói thêm rằng sẽ có hỗ trợ tài chính cho những gia đình, người thân phụ thuộc tài chính vào người đã mất.
Nạn nhân đầu tiên của cuộc tấn công hôm thứ Sáu được biết tên là Daoud Nabi, 71 tuổi, nhập cư vào New Zealand từ Afghanistan vào những năm 1980.
Danh tính của các nạn nhân khác vẫn chưa được công bố.
Tổng cộng có 48 người bị thương trong vụ xả súng. Trong số những người bị thương có hai cậu bé - hai tuổi và 13 tuổi. Mười một người đang ở trong tình trạng nguy kịch đang được điều trị tại Bệnh viện Christchurch, trưởng khoa phẫu thuật Greg Robertson nói.
Bangladesh, Ấn Độ và Indonesia đều nói rằng một số công dân của họ đã thiệt mạng trong vụ nổ súng.
Vào thứ Bảy, Thị trưởng thành phố Christchurch Lianne Dalziel đã bày tỏ "sự bức xúc" trước "hành động khủng bố" này và tỏ lòng thương tiếc với các nạn nhân.
"Chúng tôi chào đón những con người mới đến với thành phố chúng tôi. Họ là bạn của chúng tôi, họ là hàng xóm của chúng tôi," bà nói với các phóng viên. "Chúng tôi cùng nhau hỗ trợ họ."
An ninh vẫn được thắt chặt trên khắp thành phố Christchurch. Tất cả các nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand đã bị đóng cửa.
Diễn biến vụ tấn công
Báo cáo đầu tiên về một cuộc tấn công đến từ nhà thờ Hồi giáo Al Noor ở trung tâm thành phố Christchurch, lúc diễn ra phiên cầu nguyện vào thứ Sáu lúc 13:40 giờ địa phương.
Một tay súng lái xe đến cửa trước, bước vào và bắn vào những người bên trong khoảng 5 phút.
Tay súng, người phát sóng trực tiếp cuộc tấn công từ camera gắn trên đầu, tự nhận mình là Brenton Tarrant trong đoạn phim và đã bắn vào đàn ông, phụ nữ và trẻ em.
Tay súng được cho là đã lái xe 5km đến nhà thờ Hồi giáo khác ở ngoại ô của Linwood nơi vụ nổ súng thứ hai xảy ra.
Một nhân chứng cho biết một người cầu nguyện đã tìm cách tước lấy súng của kẻ tấn công, khiến hắn chạy đến một chiếc xe đang chờ bên ngoài.
Hiện chưa rõ các vụ bắt giữ đã được thực hiện ở đâu.
Cảnh sát nói rằng họ đã thu hồi được súng từ cả hai nhà thờ Hồi giáo và các thiết bị nổ đã được tìm thấy trong một chiếc xe của một trong những nghi phạm.
Theo số liệu thống kê dân số mới nhất, người Hồi giáo chiếm khoảng 1,1% dân số New Zealand, tức 4,25 triệu người.
Con số tăng mạnh khi New Zealand tiếp nhận những người tị nạn từ các quốc gia bị chiến tranh tàn phá kể từ những năm 1990.
Nghi phạm chính
Nghi phạm chính đã "đi nhiều nơi trên thế giới với một số khoảng thời gian rời rạc sinh sống ở New Zealand," Thủ tướng Ardern nói với các phóng viên.
"Tôi không cho rằng anh ta là một người định cư ở đây," bà nói.
"Kẻ phạm tội đã sở hữu giấy phép sử dụng súng. Tôi được biết chúng đã được mua vào tháng 11/2017," bà Ardern nói.
Bà nói rằng các cơ quan tình báo New Zealand đã tăng cường điều tra các phần tử cực đoan cực hữu, nhưng nói thêm rằng:
"Cá nhân bị buộc tội giết người đã không bị phát hiện bởi cộng đồng tình báo cũng như cảnh sát về xu hướng chủ nghĩa cực đoan".
Trước các cuộc tấn công vào thứ Bảy, các tài khoản mạng xã hội có tên Brenton Tarrant đã đăng một tài liệu dài, mang tính phân biệt chủng tộc, trong đó tác giả đã xác định các nhà thờ Hồi giáo đã bị tấn công sau đó.
Người đàn ông nói rằng anh ta bắt đầu lên kế hoạch cho một cuộc tấn công sau khi đến thăm châu Âu vào 2017 và tức giận vì các vụ việc ở đó.
Tài liệu này có tên là "Sự Thay thế tuyệt vời" - một cụm từ bắt nguồn từ Pháp và đã trở thành lời kêu gọi của những kẻ cực đoan chống nhập cư châu Âu.
Luật súng của New Zealand
Độ tuổi hợp pháp tối thiểu để sở hữu súng ở New Zealand là 16 tuổi, hoặc 18 đối với vũ khí bán tự động kiểu quân đội.
Tất cả chủ sở hữu súng phải có giấy phép sử dụng súng, nhưng hầu hết các vũ khí không phải có giấy đăng ký - New Zealand là một trong số ít các quốc gia có trường hợp này.
Người xin cấp giấy phép sử dụng súng phải vượt qua kiểm tra lý lịch hồ sơ tội phạm và y tế, bao gồm các yếu tố như sức khỏe tâm thần và bạo lực gia đình.
Khi giấy phép đã được cấp, chủ sở hữu súng có thể mua bao nhiêu vũ khí tùy thích.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47537162
Thảm sát tại hai nhà thờ Hồi giáo New - Zealand
Lực lượng đặc nhiệm AOC (Armed Offenders Squad) bao vây khu vực xảy ra vụ tấn công khủng bố ở Christchurch, New Zealand, ngày 15/03/2019.REUTERS/SNPA/Martin Hunte
Ít nhất 49 người chết, 20 người bị thương nặng trong vụ thảm sát hôm nay, 15/03/2019, tại Chrischurch, thành phố ở cực nam New - Zealand. Nạn nhân là tín đồ Hồi Giáo dự lễ cầu nguyện hàng tuần tại hai nhà thờ bị tấn công. Một trong các sát thủ là người Úc thuộc một nhóm kỳ thị sắc tộc, xem dân da trắng là thượng đẳng.
« Hôm nay là một trong những ngày đen tối của New - Zealand ». Nữ thủ tướng Jacenda Arden tuyên bố như trên. Trong khi đó tại Sydney, thủ tướng Úc Scott Morrison tiết lộ một trong bốn nghi can bị bắt có một người Úc thuộc phe « da trắng thượng đẳng ».
Từ Melbourne, thông tín viên Caroline Lafargue tường thuật :
« Chúng tôi không còn được an toàn ở New- Zealand », một nhân chứng tuyên bố như trên ngay sau khi may mắn thoát chết vì đang ở trong nhà bếp khi vụ thảm sát diễn ra. Mohammed cho biết có gần 400 tín đồ đạo Hồi đang cầu nguyện tại nhà thờ Al Noor thì nghe tiếng súng nổ. Anh chỉ kịp nắm tay đứa cháu thoát ra ngoài bằng cửa nhà bếp.
Cảnh sát New - Zealand bắt được bốn nghi can, trong đó có một phụ nữ và một công dân Úc tên là Brenton Tarrant, 28 tuổi. Chi tiết này được thủ tướng Úc xác nhận. Brenton Tarrant khai là hành động một mình do bất bình ảnh hưởng của đạo Hồi và làn sóng nhập cư. Toàn bộ vụ thảm sát tại nhà thờ Al Noor được chính sát thủ thu hình trực tiếp và phát đoạn phim 17 phút trên mạng xã hội. Brenton Tarrant cho biết lý do chọn New-Zealand vì để chứng minh rằng « không có một địa điểm nào trên thế giới là khu an toàn cho dân nhập cư ».
Vụ tấn công cực kỳ tàn bạo này là một bước ngoặt lịch sử tại quốc gia nam Thái Bình Dương hiền hoà với 4,8 triệu dân. Hồi Giáo chỉ đứng hàng thứ ba hay thứ tư so với các tôn giáo khác, nhưng bị một thiểu số công luận xem là mối đe dọa.
Theo ông Paul Buchanan, chuyên gia Mỹ về an ninh và quan hệ quốc tế tại NewZealand, cho biết vụ tấn công không làm ông ngạc nhiên : Các nhóm cực hữu hoạt động rất mạnh ở Chrischurch. Trong 10 năm trở lại đây, họ thường xuyên hành hung người nhập cư.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190315-tham-sat-new-zealand-40-nguoi-chet-hoi-giao-chrischurch
Bắn người hàng loạt tại giáo đường Hồi giáo ở New Zealand
CHRISTCHURCH, New Zealand (NV) – Một vụ bắn người hàng loạt vừa xảy ra tại một giáo đường Hồi giáo hôm Thứ Sáu, 15 Tháng Ba, ở thành phố Christchurch, New Zealand.
Theo Bloomberg, vụ bắn này xảy ra ở một giáo đường Hồi giáo và cảnh sát chưa biết bao nhiêu người thiệt mạng hay bị thương. Nhân viên công lực còn khuyến cáo cư dân khu trung tâm thành phố nên ở trong nhà.
Sau đó, truyền thông New Zealand còn đưa tin có một vụ bắn thứ hai xảy ra tại một giáo đường Hồi Giáo ở khác ở ngoại ô Christchurch.
Nhân chứng Len Peneha cho biết, ông thấy một người đàn ông mặc đồ đen vào giáo đường Masjid Al Noor ở trung tâm thành phố lúc 1 giờ 45 phút chiều giờ địa phương và nghe vài chục tiếng súng nổ. Sau đó, nhiều người hoảng sợ tìm cách chạy ra khỏi giáo đường.
Ông Peneha sống bên cạnh giáo đường, cho biết hung thủ chạy ra khỏi giáo đường và đánh rơi một khẩu súng bán tự động trước nhà ông. Sau khi thấy hung thủ bỏ chạy, ông chạy vào giáo đường để giúp các nạn nhân bên trong.
“Tôi thấy nhiều người chết lắm, nào là ở sảnh, ở cửa vào giáo đường và bên trong cũng có người chết. Đây là một chuyện điên rồ, tôi không nghĩ có người dám làm chuyện như vậy,” nhân chứng kể.
Ông còn cho hay, ông cho năm người nghỉ ngơi trong nhà mình và một người trong số đó bị thương nhẹ.
Ông Len Perahe nói, ông sống bên cạnh giáo đường 5 năm rồi và người ở đây rất thân thiện nên không hiểu tại sao họ lại bị tấn công.
Theo mô tả của nhân chứng Peneha, nghi can là người da trắng và đội mũ bảo hiểm như của quân đội.
Sau khi sự việc này xảy ra, báo New Zealand Herald đưa tin một vụ bắn khác xảy ra tại giáo đường Linwood Masjid.
Nhân chứng Mark Nichols cho biết ông nghe năm tiếng súng và một tín đồ bắn trả lại bằng một khẩu súng trường hay shotgun. Ông cho hay ông thấy hai người bị thương được đưa đi và cả hai người này còn sống. (TL)
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/ban-nguoi-hang-loat-tai-giao-duong-hoi-giao-o-new-zealand/
Jacinda Ardern: 'Ngày đen tối nhất New Zealand' sau vụ nổ súng ở đền đạo Hồi
Một vụ bắn súng xảy ra cùng thời gian trong hai giáo đường đạo Hồi đã giết chết 49 người ở thành phố Christchurch.
Có 40 người nữa bị thương, từ thương nhẹ cho đến nguy kịch.Thủ phạm được xác định là Brenton Tarrant, 28 tuổi, quốc tịch Úc, là người theo tư tưởng cực hữu và bài nhập cư.
Cảnh sát New Zealand xác nhận thủ phạm bị kết tội giết người và sẽ được đưa ra tòa vào sáng thứ Bảy.
Cảnh sát cũng đã bắt hai người đàn ông khác và một phụ nữ sau vụ việc xảy ra ở giáo đường Al Noor và Linwood, nhưng sau đó một người đã được thả.
Nhà chức trách không loại trừ khả năng còn các nghi phạm nữa đang lẩn trốn.
Vụ xả súng gây choáng váng cho dư luận vốn nghĩ New Zealand là quốc gia rất bình yên.
Đánh vào Lăng Giáo chủ Khomeini và Quốc hội Iran
Bắt nghi phạm Hồi giáo vụ Dortmund
Cây bút Việt từ tỉnh Hồi giáo Nam Thái Lan
Người ta tìm thấy tài liệu phỉ báng di dân tại hiện trường, cho thấy đây nhiều khả năng là một vụ bắn giết mang tính kỳ thị sắc tộc và tôn giáo.
Nhiều nạn nhân là người gốc Bangladesh trong cộng đồng địa phương.
Có tin nói thủ phạm đã chạy livestreaming cảnh y bắn giết trên Facebook bằng camera gắn trên đầu.
Thủ phạm không nằm trong đối tượng tình nghi trước đó của cả cảnh sát New Zealand và Úc.
Một cuộc tuần hành phản đối biến đổi khí hậu ở Christchurch dự kiến có hàng nghìn người tới dự cũng bị hủy.
Bài đang tiếp tục được cập nhật.
Tin liên quan
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47582633
Geen opmerkingen:
Een reactie posten