Bạn có sống ở đô thị đắt đỏ bậc nhất thế giới?
Paris đứng đầu danh sách các thành phố đắt đỏ nhất thế giới, ngang với Hong Kong và Singapore.
Đây là lần đầu tiên ba thành phố này cùng đứng đầu trong lịch sử 30 năm của cuộc khảo sát so sánh giá hàng năm ở 133 thành phố trên toàn cầu của Economist Intelligence Unit. Năm ngoái, thủ đô nước Pháp đứng thứ hai danh sách, và là một trong bốn thành phố châu Âu nằm trong top 10.
Quán rượu biểu tượng ở Paris liệu có mất đi?
Ba giá trị định hình Singapore hiện đại
Đặc sản lẩu gà nhất định phải thử ở Hong Kong
Bản khảo sát so sánh giá các sản phẩm phổ biến như thức ăn, thức uống, chi phí di chuyển, điện nước, và tiền thuê nhà ở 133 quốc gia.
Sau đó, giá sinh hoạt phí ở New York được sử dụng làm chuẩn để theo dõi sự tăng giảm của gía sinh hoạt.
Chỉ số hàng năm được lập ra để giúp các công ty tính toán chi phí sinh hoạt cho người nước ngoài đến đây làm việc hay kinh doanh.
Economist Intelligence Unit lưu ý rằng giá cả tại các thành phố rẻ nhất thì thấp so với tiêu chuẩn phương Tây, một phần là do mức lương của người dân tại những nơi này thấp.
Năm thành phố đáng chú ý nhất trong năm 2019
Singapore: Thịnh vượng nhờ biết 'khích' và chăm dân
Venezuela: Mất điện và mất cả nước
Tổ chức này cũng nói "ngày càng có thêm nhiều các địa điểm" trở nên rẻ hơn về chi phí, bởi tác động của tình trạng gián đoạn chính trị hoặc kinh tế. Một số ví dụ được nhắc tới là Caracas của Venezuela, nơi đang trong cơn khủng hoảng, và thành phố Damascus bị chiến tranh tàn phá tại Syria, nằm chót bảng.
"Có một yếu tố rủi ro đáng cân nhắc tại các thành phố rẻ nhất thế giới," bản báo cáo nói. "Nói một cách đơn giản là các thành phố rẻ cũng có xu hướng là những nơi sống không mấy dễ chịu."
So sánh giá cắt tóc
Tác giả bản báo cáo Roxana Slavcheva cho biết Paris nằm trong top 10 các thành phố đắt nhất thế giới từ năm 2003 và là thành phố "cực kỳ đắt đỏ"."Chỉ có bia rượu, đi lại và thuốc lá có giá tương đồng với các thành phố khác ở châu Âu," bà Roxana nói.
Ví dụ, giá cắt tóc nữ trung bình ở Paris là 119,04 đôla, so với 73,97 đôla ở Zurich, Thụy Sỹ và 53,46 đôla ở Osaka, Nhật Bản.
"Ở các thành phố châu Âu như Paris, các dịch vụ về nhà ở, chăm sóc cá nhân, nghỉ dưỡng và giải trí thường có giá đắt nhất. Điều này phản ánh nhu cầu cao về chi tiêu tiêu khiển tại đây," bà Roxana nói thêm.
Trong khi đó, lạm phát và biến động tiền tệ dẫn đến thay đổi các vị trí trong năm nay, đặc biệt là đối với các nước như Argentina, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela. Giá sinh hoạt phí tại các nước này đã giảm đột biến.
Caracas ở Venezuela, nơi có tỷ lệ lạm phát gần 1 triệu % vào năm ngoái buộc chính phủ phải ban hành đồng tiền mới, là thành phố rẻ nhất trong cuộc khảo sát năm nay.
Theo Bloomberg, giá một cốc cà phê ở thủ đô Caracas đã tăng gấp đôi thành 0,62 USD chỉ trong vòng một tuần vào tháng 12 năm ngoái.
Damascus ở Syria là thành phố rẻ thứ hai thế giới.
Tin liên quan
- Singapore 200 năm: ba giá trị định hình quốc gia hiện đại
- Năm thành phố đáng chú ý nhất trong năm 2019
- Singapore: Thịnh vượng nhờ biết 'khích' và chăm dân
- Đặc sản lẩu gà nhất định phải thử ở Hong Kong
- Quán rượu biểu tượng ở Paris liệu có mất đi?
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-47629162
Geen opmerkingen:
Een reactie posten