dinsdag 19 maart 2019

Mạng di động 5G của Huawei : Đức độc lập với Mỹ và sáng suốt với Trung Quốc

Mạng di động 5G: Đức độc lập với Mỹ và sáng suốt với Trung Quốc

mediaThương hiệu Hoa Vi (Huawei) với quốc kỳ Trung Quốc. Ảnh minh họa chụp ngày 12/02/2019REUTERS/Dado Ruvic
Hôm nay, 19/03/2019, Đức khởi động gọi thầu xây dựng mạng viễn thông, di động siêu tốc thế hệ 5 (5G). Điểm đặc biệt là Berlin không loại trừ trang thiết bị của tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi bất chấp những khuyến cáo và đe dọa của Washington xét lại quan hệ an ninh xuyên Đại Tây Dương.
Chiến thuật trung dung của Đức thể hiện tinh thần độc lập, không khoan nhượng với cả Mỹ và Trung Quốc.
Gọi thầu quốc tế bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng nay, giờ địa phương, dưới sự giám sát của Cơ quan liên bang Đức về internet. Jochen Homann, chủ tịch cơ quan này tuyên bố như sau : Đến từ Trung Quốc hay Thụy Điển, điều đó không quan trọng, miễn là các công ty cung cấp trang thiết bị đáp ứng những chuẩn mực và kiểm soát an ninh của nước Đức .
Tổng cộng có 41 « khối chu kỳ » sẽ được phân chia cho bốn công ty dịch vụ viễn thông của ba nước Đức, Anh, Tây Ban Nha trong danh sách đấu thầu gồm Deutsche Telekom, 1&1/Drillisch, Vodafone và Telefónica/O2 .
Tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi không tranh thầu nhưng với tư cách là doanh nghiệp chế tạo trang thiết bị, Hoa Vi cũng như ZTE, đã bán cho bốn công ty dịch vụ kể trên các loại linh kiện, an-ten thu phát sóng, đương nhiên có tham vọng tiếp tục tham gia vào thời đại 5G tại Đức nói riêng và tại châu Âu nói chung.
Đi trước trong tiến bộ công nghệ học, tập đoàn Hoa Vi trở thành « thủ lĩnh » không thể tranh cãi được trong lãnh vực mạng di động siêu tốc thế hệ 5. Nếu Đức, hay châu Âu, không sử dụng công nghệ của Hoa Vi thì khó tránh được tình trạng chậm trễ.
Nhưng đối với Washington, các an-ten của Hoa Vi là « con ngựa thành Troie » của thế kỷ 21, làm nội gián, đánh cắp dữ liệu cho chính quyền Hoa lục. Tập đoàn Hoa Vi bị trói buộc với an ninh Trung Quốc theo một đạo luật ban hành vào năm 2017, theo đó mọi công dân và doanh nghiệp Trung Quốc có bổn phận hợp tác với cơ quan an ninh tình báo.
Đức đặc biệt bị Mỹ chiếu cố
Ba nước Úc, New Zealand và Nhật Bản đã loại trang thiết bị của Hoa Vi trong khi các chính phủ châu Âu nhận được khuyến cáo, cảnh giác của các cơ quan tình báo liên hệ về nguy cơ « con ngựa thành Troie » của Trung Quốc.
Nước Đức của Angela Merkel đặc biệt bị áp lực rất mạnh của Washington. Gần đây trong một bức thư gửi bộ trưởng kinh tế Đức Peter Altmaier, một người thân cận với thủ tướng Angela Merkel, đại sứ Mỹ tại Berlin cảnh báo rằng nếu chính phủ Đức không cấm cửa Hoa Vi thì Mỹ sẽ xét lại mối hợp tác về tình báo và an ninh mạng.
Tiếp theo đó, tư lệnh lực lượng đồng minh tại châu Âu, tướng Mỹ Curis Scaparrotti khẳng định « để bảo mật, NATO sẽ ngưng liên lạc với các sĩ quan Đức nếu Berlin cộng tác với Hoa Vi ». Theo tuần báo Der Spiegel, giới tình báo Đức cũng có cùng lo ngại.
Thế nhưng, chính phủ Đức dường như gạt bỏ ngoài tai những đe dọa hay khuyến cáo này. Hư thực ra sao ?
Con đường trung dung nhưng nghiêm ngặt
Theo AFP, lý do đầu tiên, theo lý giải cúa bộ trưởng Nội Vụ Horst Seehofer hồi tuần trước, Berlin không muốn mở một mặt trận thứ hai với Bắc Kinh sau khi đã ra luật chống các nhà đầu tư Trung Quốc, tuy không nói ra, mua các công ty có giá trị chiến lược của Đức.
Nhưng không phải vì thế mà chính phủ Đức xem nhẹ an ninh quốc gia và đồng minh Hoa Kỳ. Thủ tướng Angela Merkel cho biết sẽ « thảo luận » chiến lược bảo mật với Washington. Còn đối với Trung Quốc, thay vì cấm hay không cấm, Berlin chọn thái độ trung dung và sáng suốt. Theo báo chí, chính phủ Đức đánh ván bài lật ngửa, với chuẩn mực có giá trị như nhau đối với mỗi đối tác từ quản lý dịch vụ, trang thiết bị và nhà cung cấp trang thiết bị với các điều kiện nghiêm ngặt có mã số gốc, kiểm chứng trong phòng thí nghiệm và bảo đảm không cài linh kiện đánh cắp thông tin. Cũng trong chiều hướng này, chính phủ Đức có thể yêu cầu thay thế một trang thiết bị đã được lắp ráp. Nói cách khác, Hoa Vi có thể bị loại trừ mà chính phủ Đức không cần tuyên bố chọc giận Bắc Kinh, theo phân tích của nhật báo Handelsblatt.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190319-hoa-vi-doc-lap-voi-my-sang-suot-voi-tq

NATO dọa không trao đổi thông tin nếu Đức dùng công nghệ 5G của Hoa Vi

mediaTrụ sở của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi (Huawei) tại Duesseldorf, Đức. (Ảnh chụp ngày 18/02/2019)REUTERS/Wolfgang Rattay
Chỉ huy lực lượng Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO - tại châu Âu, tướng Mỹ Curtis Scaparrotti, cảnh báo, Liên Minh sẽ ngừng trao đổi thông tin nếu Đức hợp tác với tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi (Huawei) để phát triển hạ tầng cơ sở viễn thông 5G.
Hôm qua, 13/03/2019, tại Ủy Ban Quân Lực Hạ Viện Mỹ, khi được hỏi về khả năng Đức lựa chọn tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi để phát triển hạ tầng viễn thông 5G, tướng Scaparrotti, chỉ huy lực lượng NATO tại châu Âu, bày tỏ lo ngại, vì băng thông rộng và nguy cơ bị lấy các dữ liệu rất lớn.
Theo AFP, tướng Scaparrotti tuyên bố rằng nếu hệ thống thông tin quân sự của Đức dùng công nghệ 5G thì NATO sẽ không liên lạc với giới quân sự Đức qua hệ thống này nữa.
Trong thời gian qua, Hoa Kỳ thúc giục, gây sức ép với nhiều nước đồng minh phương Tây để không hợp tác, lựa chọn công nghệ 5G của Hoa Vi, vì lo ngại tập đoàn viễn thông Trung Quốc này làm gián điệp cho chính quyền Bắc Kinh.
So với các đối thủ cạnh tranh khác, hiện nay Hoa Vi được coi là tập đoàn đi đầu và sáng tạo nhất trong lĩnh vực công nghệ 5G.
Để khắc phục sự chậm trễ trong lĩnh vực công nghệ số, vào giữa tháng Ba này, Đức sẽ cho đấu thầu lựa chọn thiết bị và công nghệ 5G để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin viễn thông.
Đầu tuần, báo Mỹ The Wall Street Journal tiết lộ là đại sứ Mỹ tại Berlin đã viết thư cho bộ trưởng Kinh Tế Đức đe dọa là hợp tác tình báo giữa hai nước có thể bị xem xét lại nếu Berlin lựa chọn hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc, ví dụ như Hoa Vi.
Đáp lại, thủ tướng Đức cho biết Berlin rất chú ý đến vấn đề an ninh trong việc xây dựng mạng 5G. Đức đang xác định các chuẩn mực riêng của mình và sẽ thảo luận với các đối tác châu Âu cũng như là Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190314-nato-doa-khong-trao-doi-thong-tin-neu-duc-dung-cong-nghe-5g-cua-hoa-vi

Mỹ dọa dừng cấp tin tình báo cho Berlin nếu Đức dùng thiết bị Hoa Vi

media Logo của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi (Huawei) quảng bá cho mạng 5G, ngày 12/02/2019. REUTERS/Dado Ruvic/File Photo
Đại sứ quán Mỹ tại Berlin hôm 11/03/2019 xác nhận rằng việc một đồng minh của Mỹ sử dụng các nhà cung cấp thiếu tin cậy khi xây dựng mạng lưới 5G có thể gây tổn hại cho chương trình chia sẻ thông tin tình báo của chính quyền Hoa Kỳ.
Play
Current Time 0:00
/
Duration Time 0:04
Loaded: 0%
Progress: 0%
0:00
Fullscreen
00:00
Mute
Lời xác nhận chung chung này đã minh họa cho nguồn tin được nhật báo Mỹ Wall Street Journal tiết lộ. Theo nội dung bức thư đề ngày 08/03 được nhật báo Wall Street Journal trích dẫn, Đại Sứ Mỹ Richard Grenell đe dọa là Washington sẽ ngừng cung cấp các thông tin tình báo cho Đức, nếu như nước này tiếp tục sử dụng thiết bị của tập đoàn công nghệ Trung Quốc để phát triển mạng lưới 5G trên lãnh thổ của mình.
Đây không phải lần đầu tiên Mỹ kêu gọi các nước đồng minh ngừng sử dụng thiết bị viễn thông của Hoa Vi, nhưng lời cảnh báo Đức được đưa ra sau khi Berlin, hôm 07/03 vừa qua cho biết sẽ không cấm bất kỳ công ty viễn thông nào tham gia đấu thầu xây dựng hạ tầng cơ sở mạng 5G.
Quyết định của Đức, tương tự như của Anh gần đây, có tác dụng mở cửa cho Hoa Vi chen vào việc xây dựng mạng 5G. Cả Luân Đôn lẫn Berlin đều khẳng định có thể giảm thiểu mọi rủi ro về vấn đề an ninh và bảo mật.
Trong khi đó, Mỹ vẫn tăng áp lực, thúc đẩy đồng minh và một loạt các quốc gia khác loại bỏ Hoa Vi ra khỏi các cuộc đấu thầu thiết kế mạng 5G.
Hoa Vi « treo đầu dê, bán thịt chó » ?
Áp lực của Mỹ trên Hoa Vi gia tăng vào lúc tập đoàn này lại bị tố dùng ảnh chụp từ máy ảnh chuyên dùng để quảng cáo cho máy ảnh dùng trên điện thoại thông minh.
Ngày 10/3, Hoa Vi đã đăng tải trên mạng xã hội Trung Quốc một loạt mẫu ảnh khoe khả năng zoom của chiếc P30 Pro do tập đoàn này chế tạo. Tuy nhiên, trang mạng GSMArena đã phát hiện ra việc những bức hình trên đều là sản phẩm được chụp từ máy loại máy ảnh kỹ thuật số thông thường.
Một ví dụ được nêu bật là một bức hình núi lửa phun trào đã được chụp từ năm 2009 từ một chiếc máy ảnh reflex kỹ thuật số.
Đây không phải là lần đầu tiên Hoa Vi bị phát hiện quảng cáo mập mờ cho các thiết bị của hãng.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20190312-my-doa-dung-cung-cap-tin-tinh-bao-cho-duc-neu-dung-thiet-bi-hoa-vi

Đức không muốn gạt tập đoàn Hoa Vi khỏi mạng 5G

mediaẢnh minh họa: Thương hiệu Hoa Vi (Huawei) trên nền cờ Liên Hiệp Châu Âu và Hoa KỳREUTERS/Dado Ruvic
Chính phủ Đức không muốn gạt bỏ các thiết bị viễn thông của tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi khi triển khai mạng điện thoại di động 5G. Nhật báo kinh tế Handelsblatt của Đức ngày 07/02/2019 dẫn các nguồn tin chính phủ tiết lộ như trên.
Helge Braun, giám đốc văn phòng thủ tướng Angela Merkel, đã thống nhất quan điểm với các bộ trưởng Ngoại Giao, Nội Vụ, Kinh Tế, Tài Chính và Hạ Tầng Cơ Sở của Đức sau cuộc thảo luận hôm thứ Tư 06/02 về cách thức bảo đảm an ninh cho mạng điện thoại 5G của Đức. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh tranh luận gay gắt về việc có nên cấm Hoa Vi gia nhập thị trường hay không.
Trước đó một hôm, trong chuyến công du Nhật Bản, thủ tướng Angela Merkel nói là trước khi chính phủ Đức cho phép tập đoàn Trung Quốc triển khai mạng 5G ở Đức, Berlin muốn bảo đảm chắc chắn là Hoa Vi sẽ không chuyển dữ liệu cho chính quyền Bắc Kinh. Theo Reuters, Berlin sẽ tổ chức đấu thầu mạng di động 5G vào nửa cuối tháng 03/2019.
Với doanh thu 93 tỉ đô la trong năm 2017, tập đoàn Hoa Vi của Trung Quốc là nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới, nhưng lại bị các nước phương Tây, dẫn đầu là Hoa Kỳ, nghi ngờ là công cụ để chính quyền Bắc Kinh sử dụng vào mục đích gián điệp.
Mặc dù phương Tây không có bằng chứng cụ thể và Hoa Vi luôn bác bỏ các cáo buộc nói trên, nhưng Mỹ, Úc và New Zeland vẫn hạn chế Hoa Vi tham gia thị trường 5G tại các nước này. Washington thậm chí còn vận động các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu làm tương tự.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190208-duc-tap-doan-hoa-vi-khoi-mang-5g

Mạng 5G : Hồi chuông thức tỉnh châu Âu

media Mạng di động 5G, công nghệ của thế kỷ XXI. Robyn Beck / AFP
Mạng di động 5G đang được lên kế hoạch triển khai, nhưng vẫn còn nhiều điều người ta chưa chắc chắn. Hiện giờ, khó có thể dự báo các dịch vụ nào sẽ phát triển trên mạng di động 5G, cũng không thể dự báo những doanh nghiệp nào sẽ có bước nhảy vọt từ công nghệ tương lai này.
Play
Current Time 0:00
/
Duration Time 0:00
Loaded: 0%
Progress: 0%
0:00
Fullscreen
00:00
Mute
Cũng rất khó để khẳng định là người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để các nhà mạng thu được nhiều lợi nhuận từ các khoản đầu tư khổng lồ. Trong bài xã luận « Sự thức tỉnh về điện thoại di động », báo kinh tế Les Echos nhận định cho dù danh sách những điều chúng ta hiện chưa nắm rõ về mạng 5G còn dài, nhưng ít nhất có hai điều đã chắc chắn.
Thứ nhất, châu Âu không thể tránh cuộc Cách mạng 5G. Khi phần còn lại của thế giới tăng tốc, nếu châu Âu vẫn giữ nguyên tốc độ như hiện nay thì sẽ thua. Điều thứ hai còn khủng khiếp hơn : trong cuộc đua về 5G hiện đang thu hút mọi sự chú ý, nhất là với Hội nghị di động thế giới MWC ở Barcelona, châu Âu ngay từ giờ đã chỉ đứng ở hạng hai.
Về phương diện thương mại, điểm cốt lõi của thị trường 5G nằm ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, nhờ sự tăng trưởng cả về dân số, kinh tế và sự đầu tư của Nhà Nước vào hạ tầng cơ sở. Xét về công nghiệp, được hưởng lợi nhiều nhất là tập đoàn Hoa Vi của Trung Quốc.
Theo Les Echos, nếu châu Âu không muốn tụt lại phía sau, không muốn mang danh « châu lục già cỗi », thì các nước châu Âu phải thức tỉnh về mạng di động. Châu Âu phải tự chủ trong một số lĩnh vực thì mới có thể làm chủ vận mệnh của mình. Châu Âu không thể chỉ là một thị trường, châu Âu phải có các nhà quán quân chế tạo và xuất khẩu các công nghệ của Liên hiệp, bởi vì nhóm Gafa của Mỹ gồm các tập đoàn công nghệ khổng lồ Google, Apple, Facebook và Amazon đã thắng trong ván bàn gần đây nhất về cách mạng công nghệ số, còn các tập đoàn Trung Quốc đang tiến gần đến chiến thắng trong cuộc chiến về ắc quy xe hơi chạy điện và mạng di động 5G.
Liệu Liên Âu đã thua trong cuộc chiến kinh tế và công nghệ ? Chắc chắn châu Âu đã bị muộn, nhưng chưa phải phải là quá trễ để lựa chọn các trận đấu và quyết định trên mặt trận nào sẽ chơi lá bài về sự ưu đãi mang tính quốc gia, mức độ bảo hộ và ủng hộ của chính quyền đối với các sáng kiến của giới tư nhân. Les Echos kết luận Trung Quốc và Hoa Kỳ đang ưu đãi cho các tập đoàn hàng đầu của họ, châu Âu đôi khi cũng cần có đủ dũng khí để làm điều đó và thậm chí là đòi quyền làm điều đó.
Giáo hoàng : Bảo vệ trẻ nhỏ trước những con sói háu đói
Trong bài xã luận « Bảo vệ trẻ em », báo Công Giáo La Croix nhận định, phát biểu kết thúc hội nghị giám mục toàn thế giới bài trừ vấn nạn lạm dụng tình dục trẻ em trong Giáo hội, Giáo hoàng Phanxicô hôm qua đã khiến công luận thất vọng vì không đề xuất được những giải pháp cụ thể, cho dù người đứng đầu Tòa thánh đã khẳng định lại là ngài mong muốn « bảo vệ các em nhỏ trước những con sói háu đói ».
Không giảm nhẹ trách nhiệm của các thầy tu đã có những hành vi đê hèn, Giáo hoàng nhấn mạnh đang đứng trước « một vấn đề mang tính toàn cầu » và nạn lạm dụng trẻ em đang diễn ra dưới nhiều hình thức : bắt trẻ em đi lính hoặc bán dâm, để trẻ em đói ăn, bắt cóc trẻ em để lấy nội tạng, biến các em thành nô lệ, bắt các bé gái phá thai …
Theo Giáo hoàng, tai tiếng ấu dâm trong Giáo hội cũng là dịp để thức tỉnh công luận về nạn ngược đãi hàng triệu trẻ em khắp nơi trên thế giới. Người đứng đầu Tòa thánh còn nhắc đến cuộc chiến chống phim ảnh khiêu dâm trẻ em đang lan tràn trên các mạng xã hội và ngành du lịch tình dục. Không một xã hội nào có thể tự cho là mình không phải đấu tranh chống các tệ nạn nói trên, những tệ nạn cần triệt phá với một quyết tâm rất lớn. La Croix kết luận, Giáo hội cũng cần quyết tâm để làm trong sạch nội bộ.
Pháp : Bài Do Thái càng chống càng tăng
Tại Pháp, một trong những vấn đề thời sự nổi cộm trong những ngày gần đây là nạn bài Do Thái. Ngày 19/02/2019, theo lời kêu gọi của khoảng 20 chính đảng, nhiều cuộc tuần hành chống nạn bài Do Thái đã được tổ chức. Tuy nhiên, điều trớ trêu là « Từ cuộc tuần hành ngày 19/02, các hành vi bài Do Thái lại gia tăng », với nhiều lời chửi rủa, đe dọa … và điều gây chấn động nhất, theo trợ lý thị trưởng Paris, Emmanuel Grégoire, là « nỗi cay độc trong các câu nói và sự lựa chọn các nơi mang tính biểu tượng » rất cao để thể hiện hành vi bài Do Thái, với mục đích làm tổn thương sâu sắc cộng đồng người Do Thái tại Pháp.
Báo Le Monde trích dẫn chủ tịch Văn phòng Quốc gia Chống nạn bài Do Thái, Sammy Ghozlan, theo đó có một nghịch lý là « Nhà nước càng quan tâm đến người Do Thái và càng lo lắng cho họ, thì càng khiến nhiều người tức giận và một số người đã khiến người Do Thái phải trả giá ».
Nhà chính trị học Jean-Yves Camus cho rằng nói tới hành vi bài Do Thái sẽ kích thích những người có ý đồ xấu, nhưng không đề cập đến vấn nạn này thì không thể « đánh động » công luận và nâng cao hiểu biết của người dân. Ông Camus cũng giải thích một lý do khiến làn sóng mới bài Do Thái dâng cao : những người vi phạm có cảm giác là « họ sẽ không bị pháp luật trừng trị ».
Ông Frédéric Poitier, một quan chức tham gia chiến dịch liên ngành đấu tranh chống kỳ thị, bài Do Thái và thù hằn người đồng tính, chuyển giới thì lo ngại là đang có sự « cạnh tranh giữa các hành thức bài Do Thái khác nhau », như để khẳng định thế nào mới « thực sự là bài Do Thái ».
Pháp : Việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp không giảm
Cũng tại Pháp, nhưng trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trường, báo Le Monde đi tìm câu trả lời cho câu hỏi « Tại sao việc sử dụng hóa chất không giảm ? », cho dù nhiều năm qua nhà chức trách Pháp luôn hứa giảm hóa chất sử dụng trong ngành nông nghiệp.
Theo các nhà kinh tế Cécile Aubert và Eric Giraud-Héraud, việc sử dụng các hóa chất như thuốc trừ sâu, diệt cỏ và diệt nấm chỉ tốn ít chi phí mà lại hiệu quả, đảm bảo năng suất mùa vụ, sản lượng cho các nhà nông. Chẳng hạn, nghề trồng nho chế biến rượu sử dụng tới 20% thuốc trừ sâu tại Pháp, cho dù diện tích đất trồng nho chỉ chiếm 3% diện tích trồng trọt của cả nước. Chi phí cho việc xử lý bằng hóa chất chỉ chiếm 5% giá thành một chai rượu. Trong điều kiện như vậy, các nhà trồng nho, sản xuất rượu vang vẫn tiếp tục muốn sử dụng nhiều hóa chất để đảm bảo sản lượng nho.
Nhiều nhà nông, sau vài năm chuyển đổi sang nông nghiệp sạch, cuối cùng đành quay trở lại với hóa chất vì các chi phí chuyển đổi quá cao : các loại giống phải có sức chống chọi cao hơn nên có giá cao hơn, phải sử dụng công nghệ trồng trọt mới, giá nhân công cũng cao hơn …
Ngoài ra, nông nghiệp sạch cũng có rủi ro mất mùa rất cao. Trong khi đó, số tiền bảo hiểm, hỗ trợ của Nhà nước trong trường hợp nhà nông mất mùa lại không phân biệt nông nghiệp sạch và nông nghiệp truyền thống. Chẳng hạn, vào năm 2017, nhiều trang trại trồng nho chế biến rượu mất tới 80% sản lượng thu hoạch nho sạch. Đối với một số nhà sản xuất lớn, mất mát đó có thể được bù đắp vào các năm khác, nhưng đối với một số nhà sản xuất nhỏ, điều này có nghĩa họ phải ngưng sản xuất.
Trang nhất các báo Pháp
Báo Le Monde ra sạp sớm từ chiều thứ Bảy chạy tít « Nỗi tức giận của người dân Algéri nhắm vào Bouteflika », vị tổng thống 81 tuổi đã cầm quyền suốt 20 năm. Hôm thứ Sáu 22/02/2019, hàng ngàn người dân đã tuần hành ôn hòa ở thủ đô Alger và nhiều thành phố lớn trên cả nước, để phản đối ông Bouteflika nắm quyền thêm một nhiệm kỳ thứ năm.
Về thời sự nước Pháp, báo Libération chơi chữ cuộc  « Đua xe đạp vòng nước Pháp (Tour de France) về thảo luận toàn quốc » : phóng viên báo Libération đã có 10 ngày đi từ Wasquehal đến Carcassonne, từ làng mạc đến thành phố lớn, từ những giao lộ đến phòng họp tại các tòa đô chính … để lắng nghe ý kiến người dân.
Báo kinh tế Les Echos lại quan tâm đến « Thất nghiệp : mối nguy về chi phí bồi thường cho các công chức ». Trong khuôn khổ cuộc cải cách để tiết kiệm ngân sách Nhà nước, chính phủ Pháp có thể sẽ giảm tiền trợ cấp thất nghiệp cho những công chức được hưởng mức lương cao nhất.
Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa là đến kỳ bầu cử Nghị viện châu Âu, báo Le Figaro chạy tựa trang nhất « Bầu cử châu Âu : Emmanuel Macron lên tuyến đầu ». Theo kết quả khảo sát đầu tiên do Harris Interactive-Epoka thực hiện cho các đài TF1, RTL, LCI và báo Le Figaro, đảng Cộng Hòa Tiến Bước LREM của tổng thống Pháp Macron hiện đang dẫn đầu về ý định bỏ phiếu của cử tri (22%), vượt trên đảng cực hữu RN của bà Marine Le Pen (19-20%) và đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa (12%).
Trong khi đó, báo công giáo La Croix giật tít lớn « Giáo Hội đối đầu với nạn lạm dụng tình dục : Cú giật nảy người ». Theo La Croix, lời chia sẻ của các nạn nhân giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của các giám mục từ khắp thế giới về tham dự Hội nghị giám mục toàn thế giới trong vòng bốn ngày và đã kết thúc vào ngày hôm qua.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190225-mang-5g-hoi-chuong-thuc-tinh-chau-au

Kỷ nguyên 5G đến gần: Đe dọa Hoa Vi phủ bóng lên Thụy Sĩ

media Logo của tập đoàn Hoa Vi với màu cờ Trung Quốc. Ảnh minh họa REUTERS/Dado Ruvic
Cuộc chạy đua xây dựng mạng điện thoại di động thế hệ 5, thường gọi tắt là mạng 5G, với tốc độ nhanh hơn thế hệ trước cả trăm lần, ngày càng quyết liệt, thì căng thẳng giữa nhiều quốc gia ngày càng gia tăng. Những tháng gần đây, Hoa Kỳ cùng một số đồng minh liên tục lên án các doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc, tiêu biểu là Hoa Vi, là nguy cơ lớn với an ninh quốc gia, và đây là lý do để loại Hoa Vi khỏi các dự án 5G. Chính quyền nhiều nước châu Âu đang tìm một cách đối phó khác.
Play
Current Time 0:00
/
Duration Time 0:04
Loaded: 0%
Progress: 0%
0:00
Fullscreen
00:00
Mute
Nhìn chung, các nước châu Âu không thể trì hoãn vấn đề nguy cơ của tập đoàn viễn thông Hoa Vi (Huawei) đặt ra đối với an ninh quốc gia, trong bối cảnh chỉ còn ít tháng nữa là mạng 5G sẽ được thương mại hóa tại nhiều thành phố châu Âu. Mặt khác, đa số các nước cũng không thể chọn giải pháp loại trừ hoàn toàn Hoa Vi, hay các công ty viễn thông Trung Quốc như Hoa Kỳ chủ trương, do các sản phẩm mang tính cạnh tranh của Hoa Vi có lợi cho nền kinh tế, cũng như nguyên tắc thị trường tự do. Tấn công trực diện vào Hoa Vi, các công ty châu Âu hoạt động tại Trung Quốc chắc chắn cũng sẽ bị trả đũa.
Tại Đức, hồi tuần trước thủ tướng Merkel tuyên bố không loại trừ Hoa Vi khỏi thị trường 5G, nhưng muốn được bảo đảm là công ty này sẽ không chuyển các dữ liệu tại Đức cho chính quyền Trung Quốc. Cùng lúc đó, theo Reuters, cơ quan an ninh mạng Đức (BSI) cũng khởi sự cuộc điều tra để xác định xem tập đoàn công nghệ viễn thông hàng đầu thế giới này có phải là mối đe dọa với an ninh quốc gia hay không.
Về phía nước Pháp, chính phủ cũng đang vận động Quốc Hội thông qua một số điều khoản quy định về 5G trong dự luật Pacte (về tăng trưởng và chuyển đổi doanh nghiệp), nhằm kiểm soát chặt chẽ các công ty nước ngoài, như Hoa Vi, trong lĩnh vực các cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng đối với an ninh quốc gia. Hôm 12/02, Thượng Viện Pháp tạm hoãn việc bỏ phiếu về các đề nghị nói trên của chính phủ, với lý do đây là một vấn đề « cần được thảo luận sâu rộng ».
Còn tại Thụy Sĩ thì sao ? Trong một thời gian dài, Hoa Vi được coi là một nhân tố đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của Thụy Sĩ, tuy nhiên các áp lực ngày càng gia tăng buộc chính quyền Thụy Sĩ phải xem xét nguy cơ của tập đoàn Trung Quốc đối với an ninh, đặc biệt do sự phát triển của mạng 5G mở ra một cơ hội chưa từng có cho tấn công tin tặc, hay hoạt động gián điệp.
Các vấn đề mà báo mạng Thụy Sĩ Le Temps tìm cách giải đáp sau đây không chỉ có ý nghĩa riêng với Thụy Sĩ, mà cũng là những vấn đề chung của điều mà Le Temps gọi là « những được mất trong một cuộc đấu toàn cầu ». RFI xin giới thiệu  bài « Hoa Vi phủ bóng lên Thụy Sĩ », được đăng tải trên Le Temps, ngày 12/02/2019. 
***
Công ty Hoa Vi hiện diện ra sao tại Thụy Sĩ ?
Người Thụy Sĩ chủ yếu biết đến Hoa Vi qua nhãn mác điện thoại di động của tập đoàn này, chiếm khoảng 8% thị trường smartphone Thụy Sĩ. Chất lượng của điện thoại Hoa Vi được coi là có thể cạnh tranh được với các loại smartphone cao cấp của Apple và Samsung. Hoa Vi đã xây dựng, bảo trì và phát triển mạng di động Sunrise và ắt hẳn sẽ là nhà cung cấp thiết bị 5G cho Sunrise, tập đoàn viễn thông lớn hàng đầu Thụy Sĩ, nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động thứ hai sau Swisscom (1). Trong lĩnh vực điện thoại cố định, Hoa Vi cũng là nhà cung cấp quan trọng của Swisscom. Hoa Vi sử dụng 350 nhân viên tại Thụy Sĩ, chủ yếu là ở trụ sở chính của hãng ở Dubendorf.
Liệu có cần thận trọng với Hoa Vi ?
Các chuyên gia tỏ ra thận trọng. Theo ông Philippe Oechslin, giám đốc của công ty chuyên về an ninh mạng Objectif Sécurité ở Gland, thì « bất kể loại thiết bị do công ty này hay công ty khác chế tạo, điều quan trọng là cần phải bảo đảm an toàn cho các bộ phận hạ tầng mang tính nhạy cảm ». Cho đến nay, theo chuyên gia về an ninh mạng này, vẫn chưa có trường hợp nào cho thấy có « gián điệp nằm vùng » trong các thiết bị của Hoa Vi. Ngược lại, một điều rõ ràng là chính quyền Trung Quốc giống như chính quyền Mỹ hay bất cứ nước nào khác, cũng khai thác các lỗ hổng trong mọi thiết bị viễn thông, để tiến hành các hoạt động gián điệp.
Đây là một ý kiến mà ông Steven Meyer, giám đốc của công ty an toàn mạng ZENData, ở Genève, chia sẻ. Giám đốc ZENData nhấn mạnh là cần phải thận trọng trước các công nghệ đến từ các quốc gia không đáng tin cậy. Các tiết lộ của cựu nhân viên an ninh Mỹ, nhà tin học Edward Snowden – hiện lưu vong tại Nga – cho thấy Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động gián điệp trên quy mô lớn. Điều khác biệt chủ yếu là Trung Quốc là một quốc gia « về cơ bản là độc tài toàn trị ».
Nguy cơ phải chăng sẽ gia tăng với sự phát triển của mạng viễn thông thế hệ mới 5G ?
Chuyên gia mạng Steven Mayer khẳng định điều này là đúng về nguyên tắc. Ông giải thích : « Ngược lại với các thế hệ viễn thông trước đó, với mạng 5G, không còn có sự phân biệt thực sự giữa cơ sở hạ tầng viễn thông trung tâm và các vùng ngoại vi. Mỗi yếu tố của hệ thống hạ tầng cơ sở đều có khả năng nối kết với một bộ phận quan trọng của tổng thể cơ sở hạ tầng viễn thông, và có khả năng tiếp cận với các thông tin nhạy cảm và kiểm soát chúng. Điều có nghĩa là chỉ cần một bộ phận bị tổn thương hoặc một ‘‘cửa hậu’’ (hay backdoor - tức các bộ phận trong thiết bị viễn thông mà cơ sở sản xuất sử dụng để thâm nhập vào mạng internet của đối thủ) là đủ để gây tổn hại cho toàn bộ mạng. Điều đó cũng có nghĩa là toàn bộ các thiết bị phải là đáng tin cậy ».
Mạng 5G cũng sẽ cho phép nối kết một số lượng rất lớn các loại thiết bị (từ xe hơi, các hệ thống công nghiệp, cho đến đồ dùng cá nhân…). Điều này khiến nguy cơ tăng thêm gấp bội.
Hai tập đoàn lớn của Thụy Sĩ, Sunrise và Swisscom, có quan điểm ra sao ?
Tập đoàn Sunrise nhắc lại là : « kể từ các tuyên bố buộc tội đầu tiên của Mỹ năm 2008 đến nay, chưa có một bằng chứng bất thường nào được ghi nhận trong các thiết bị hay phần mềm của Hoa Vi để chứng minh cho các buộc tội nói trên. Các cáo buộc được đưa ra chỉ dựa trên bối cảnh chính trị », theo một người phát ngôn của tập đoàn. Tập đoàn Sunrise tỏ ra « hoàn toàn thỏa mãn với chất lượng của Hoa Vi và hoàn toàn không có ý định thay đổi nhà cung cấp ». Sunrise khẳng định thường xuyên kiểm tra mạng điện thoại di động, và mức độ an toàn của mạng được các chuyên gia bên ngoài thẩm định và xác nhận.
Về phần mình, giám đốc an ninh của Swisscom, ông Philippe Vuilleumier, cho biết thường xuyên trao đổi với các đối tác nước ngoài. Kết luận mà người phụ trách an ninh Swisscom đưa ra là không có lý do gì để nghi ngờ về độ tin cậy của Hoa Vi. Mặt khác, tập đoàn này không được phép tiếp cận với các dữ liệu của Swisscom. Người phụ trách Swisscom cũng cho biết có các tiếp xúc thường xuyên với các cơ quan hữu trách của chính quyền liên bang, nhưng từ chối trả lời câu hỏi của báo Le Temps, là trong những tuần gần đây liệu các tiếp xúc với chính quyền có được tăng cường hay không.
Các nhà cung cấp dịch vụ mạng có khả năng phát hiện các nỗ lực xâm nhập của tin tặc hay không ?
Các nhà cung cấp dịch vụ mạng khẳng định họ đã cố gắng làm tối đa, nhưng không thể đưa ra bảo đảm tuyệt đối. Giám đốc công ty an ninh mạng Objectif Sécurité cũng đánh giá là các nhà mạng Thụy Sĩ làm tốt công việc bảo đảm an toàn các cơ sở hạ tầng viễn thông mà họ phụ trách, để chống lại các mưu toan xâm nhập của một số nhà sản xuất hay một số bên khác, và đây cũng là điều mà luật quy định.
Về phần mình, giám đốc công ty an toàn mạng ZENData thì cho rằng để phát hiện ra được một cuộc tấn công mạng cần phải có các chuyên gia, và trong trường hợp nếu Hoa Vi tiến hành cuộc tấn công « một cách hoàn hảo », thì gần như không có khả năng phát hiện được.
Thụy Sĩ liệu có định loại trừ Hoa Vi ?
Trong hiện tại điều này là không chắc chắn. Tuy nhiên, các dân biểu muốn biết rõ hơn về vấn đề này. Trong hai ngày 1 và 2 tháng Tư, Ủy ban phụ trách về chính sách an ninh mạng của Thượng Viện Thụy Sĩ sẽ xem xét các nguy cơ của Hoa Vi. Các thành viên của Ủy ban này sẽ phải tham khảo ý kiến của cơ quan tình báo Liên bang và bộ Quốc Phòng.
Ghi chú
1. Sunrise - một trong ba công ty hàng đầu của Thụy Sĩ - chọn tiếp tục cộng tác với Hoa Vi trong các dự án xây dựng mạng 5G. Trong khi đó, Swisscom chọn tập đoàn Thụy Điển Ericsson, còn Salt chọn tập đoàn Phần Lan Nokia. Theo « Voici comment la 5G se déploiera en Suisse », Le Temp, 8/2/2019.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190214-de-doa-hoa-vi-phu-bong-len-thuy-si

Geen opmerkingen:

Een reactie posten