zaterdag 23 maart 2019

Anh Quốc : 5 sinh viên châu Á chia sẻ những băn khoăn về Brexit + Brexit: Anh được EU cho hai 'hạn chót' ngắn và khó khăn

Năm sinh viên châu Á chia sẻ những băn khoăn về Brexit

  • 20 tháng 3 2019

Kezia Victoria Kho
Image caption Kezia Victoria Kho, nữ sinh viên từ Indonesia hiện học tại City University, London.

Anh muốn vươn tới châu Á sau Brexit nhưng một số sinh viên từ Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc và Trung Quốc chỉ biết 'chúc nước Anh may mắn'.
Cảm giác chung của một số bạn là lo ngại liệu sau Brexit sinh viên châu Á tốt nghiệp tại Anh có được cơ hội bình đẳng khi tìm việc làm hay là không.
Brexit: EU liệu có giúp đỡ sau thất bại của bà May?
Hạ viện Anh bác nhiều đề xuất sửa đổi kế hoạch Brexit
Brexit tới là gì và nghị sỹ Anh có 'trung với Đảng'?


Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Sinh viên châu Á nghĩ gì về Brexit?

Sinh viên châu Á nghĩ gì về Brexit? Nuttaporn Nuraki và Liam Hoàng

Brexit là gì với bạn?

Được hỏi "Brexit là gì với bạn?", Mã Thanh Phi (Ma Jingfei), nghiên cứu sinh tiến sỹ ngành Development Studies, ĐH Cambridge nói nhìn từ góc độ một người từ Trung Quốc thì "Brexit là khủng hoảng của nền dân chủ".
Cô có ý kiến từ Trung Quốc cho rằng mô hình của họ, trọng sự ổn định, chuyên nghiệp, hiệu quả, nay có vẻ hấp dẫn hơn Anh Quốc thời Brexit.
Tuy thế, Mã Thanh Phi cho hay Brexit sẽ không ảnh hưởng gì đến chuyện sinh viên Trung Quốc chọn sang Anh du học.
Hoàng Đức Lương (Liam Hoang) từ Việt Nam, sinh viên ĐH Greenwich thì tin rằng Brexit là cơ hội tốt cho kinh doanh tiền tệ và người đầu tư vào USD có thể kiếm lời.
Anh cho rằng Brexit chịu tác động của tâm lý dân tộc chủ nghĩa ở Anh, nhưng đây là một nghịch lý vì sau Brexit, Anh Quốc muốn "duy trì quan hệ nhiều với các nước bên ngoài châu Âu", và di dân từ các nước này sẽ vào Anh.
Nam sinh viên từ Hàn Quốc, Young Dae Lee, có cách nhìn khác và cho rằng với anh cùng nhiều người Hàn, "Brexit không phải việc của chúng tôi".
Tuy thế, anh tin rằng người Anh bỏ phiếu chọn ra khỏi EU "chắc là để cảm thấy an toàn hơn".

Shruti Deb, nữ sinh viên đến từ Ấn Độ (trái) và Young Dae Lee từ Hàn Quốc (phải)
Image caption Shruti Deb, nữ sinh viên đến từ Ấn Độ (trái) và Young Dae Lee từ Hàn Quốc (phải)
Brexit và không khí kỳ thị chủng tộc
Kezia Victoria Kho, nữ sinh viên từ Indonesia hiện học tại City University, London.
Cô nói từ trước khi sang Anh một năm rưỡi trước, bạn bè, thân nhân có lo ngại hỏi cô vì sao còn muốn sang Anh sau trưng cầu dân ý Brexit (05/2016).
Với cô, Brexit có nghĩa là "sự lo ngại".
Nhưng quá trình đàm phán Brexit hiện đang gián tiếp có lợi cho gia đình Kezia, vì tiền bảng xuống thấp hơn đồng rupiah của Indonesia.
Nhưng cô lo ngại về nạn phân biệt chủng tộc và đã trải nghiệm một số vụ việc ở nơi công cộng tại Anh.
Cô cũng cho hay cô cảm thấy "đàn ông đối xử với cô khác, trong giao tiếp xã hội, vì cô là phụ nữ châu Á".
Chia sẻ cách nhìn của bạn bè người Tây Ban Nha và Ireland ở cùng phòng, Kezia cho rằng Brexit "là một tương lai tai họa".
Tuy thế, có những người Indonesia chỉ nghĩ về cơ hội mua hàng rẻ sau Brexit ở Anh.
Nuttaporn Norakim, công dân Thái Lan hiện đang học ở Univeristy of Kent thì cho rằng Brexit có thể là "một thay đổi rất lớn kéo mọi thứ xuống trong tương lai gần".
Tuy thế, biết đâu về tương lai, người Anh sẽ thấy đó là quyết định đúng, cô nói.
Nuttaporn tuy vậy tin rằng có ít nhiều vấn đề của chủ nghĩa dân tộc, và phân biệt chủng tộc trong câu chuyện Brexit.

Sinh viên Ấn Độ, Shruti Deb đồng ý với cách nhìn rằng có thái độ kỳ thị tăng lên với sinh viên nước ngoài vì Brexit.
Cô cho biết nhiều bạn bè đã gặp phải những lời lẽ kỳ thị ở một số vùng trên nước Anh, điều không hề gặp cách đây vài năm.
Cô cho rằng sinh viên quốc tế là những người vô hại nhất.
"Họ mang đến Anh nhiều tiền, họ tới, làm đất nước của bạn thêm phong phú, họ mang đồ ăn từ nước họ tới và chia sẻ văn hóa. Thật là câu chuyện vui. Và chúng tôi ra về sau khi thi xong. "
Thế nhưng cô ngạc nhiên vẫn có người có vẻ không thích sinh viên nước ngoài.

Mã Thanh Phi
Image caption Mã Thanh Phi, nghiên cứu sinh tiến sỹ ngành Development Studies, ĐH Cambridge
Anh Quốc có còn hấp dẫn sau Brexit?
Nhìn về tương lai, Shruti chỉ muốn sau Brexit, Anh Quốc vẫn tạo cơ hội bình đẳng cho người châu Á, nhất là trong thị trường việc làm.
Nuttaporn cũng nghĩ mọi sinh viên như cô đều muốn ít ra có cơ hội làm việc tại Anh vài năm.
Còn Kezia từ Indonesia thì nói thực lòng cô muốn ở đây mãi mãi. "Nhưng tôi muốn thực tế và phải tự nhắc mình rằng đây không phải là nơi duy nhất để sống," Kezia tâm sự.
Nhưng các bạn sinh viên đều băn khoăn về quy chế visa cho sinh viên tốt nghiệp, và cảm giác "không bình đẳng" trên thị trường lao động sau Brexit.
Mã Thanh Phi nói với không khí như hiện nay, cô tính chuyện quay lại Canada, nơi cô từng học đại học, vì xã hội bên đó "thực sự đa văn hóa" hơn Anh Quốc thời Brexit.
Còn Josh Kim thì cho rằng các đại học Anh nay đã dần bị người Hàn cho là "không còn tốt đủ", và rằng Brexit "có vẻ như tạo thêm cảm giác cô đơn" cho Anh.
BBC phỏng vấn các sinh viên châu Á tại London trong tháng 3/2019, trước có hạn chót Anh phải rời Liên hiệp châu Âu ngày 29/03, trừ khi có thay đổi về lịch trình này, vốn đang gây căng thẳng chính trị tại Anh.
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-47616436

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

Brexit: Anh được EU cho hai 'hạn chót' ngắn và khó khăn

Theresa May speaking at the EU summit in Brussels on Thursday Bản quyền hình ảnh EPA
Bà Theresa May khi quay trở về Anh cần thuyết phục các dân biểu ủng hộ đề xuất rút khỏi EU của bà, sau khi khối này đồng ý cho hoãn việc Brexit lại sau hạn chót 29/3.
Tối hôm thứ Năm, sau tám tiếng đồng hồ thảo luận, các lãnh đạo EU đã đưa ra cho Anh thời hạn 22/5 nếu như các dân biểu thông qua đề xuất của bà May trong tuần tới.

Hạn chót tháng Tư hay hạn chót tháng Năm?

Nếu đề xuất không được thông qua, thời hạn được trao sẽ ngắn hơn: tới 12/4 là Anh hoặc phải cho EU biết nước này muốn đi bước tiếp theo thế nào, còn không thì Anh sẽ rời khỏi EU mà không đạt thỏa thuận nào.
Bà May nói các nghị sĩ Hạ viện nay có một "lựa chọn rõ ràng".
Phát biểu hôm thứ Năm, sau khi chờ đợi 27 quốc gia thành viên khác trong EU ra quyết định trong cuộc họp thượng đỉnh tại Brussels, bà thủ tướng Anh nói bà nay sẽ "làm việc tích cực nhằm có đủ ủng hộ để thỏa thuận được thông qua".
Các dân biểu được trông đợi sẽ biểu quyết lần thứ ba về thỏa thuận Brexit trong tuần tới, tuy Chủ tịch Hạ viện John Bercow nói rằng nội dung thỏa thuận để được đưa ra xem xét lần này cần phải khác biệt đáng kể so với trước.
Chấp thuận của EU tối thứ Năm làm giảm bớt nguy cơ Anh Quốc ra khỏi EU vào ngày 29/3 mà không đạt thỏa thuận nào, nhưng nước này vẫn có thể ra đi vào ngày 12/4 mà không đạt thỏa thuận nếu như đề xuất của bà May không được các dân biểu thông qua.
Theresa May greeting Jean-Claude Juncker Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Bà Theresa May phát biểu trước các lãnh đạo EU, sau đó rời khỏi phòng họp để họ cân nhắc đề nghị của bà
Trong cuộc họp báo, bà May nhắc tới bài phát biểu của bà từ Downing Street tối hôm thứ Tư, vốn đã gây ra phản ứng giận dữ từ các dân biểu khi bà nói họ phải chịu trách nhiệm về thế bế tắc của tiến trình Brexit.
"Tối hôm qua, tôi đã bày tỏ tâm trạng thất vọng của mình, và tôi biết là các vị dân biểu cũng thất vọng," bà nói. "Họ có những việc khó khăn cần phải làm."
"Tôi hy vọng là tất cả chúng ta có thể đồng ý rằng chúng ta nay đang ở thời điểm cần ra quyết định. Và tôi sẽ nỗ lực mọi cách để đảm bảo rằng chúng ta có thể rời đi với một thỏa thuận, và để đất nước chúng ta tiếp tục tiến tới."
Sinh viên châu Á nghĩ gì về Brexit?

Chưa có phương án tiếp theo

Biên tập viên BBC chuyên theo dõi tin thời sự Laura Kuenssberg nói bà May, tuy không nói xin lỗi, đã thể hiện "một giọng điệu rất khác với các dân biểu".
Tuy nhiên, phóng viên BBC nói bà thủ tướng cũng chưa tỏ ý sẽ làm gì nếu thỏa thuận của bà lại thất bại trong lần biểu quyết tuần tới.
Theo kế hoạch, thứ Hai tới sẽ diễn ra một cuộc tranh luận, nhưng Downing Street nói hiện chưa định ngày biểu quyết.
French President Emmanuel Macron and German Chancellor Angela Merkel meet on the sidelines of an EU summit in Brussels Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp bên lề kỳ họp thượng đỉnh
Điều khiến các lãnh đạo EU quan ngại nhất vào lúc này là việc bà May không có khả năng, hoặc cũng có thể là khước từ, trả lời câu hỏi mà họ khăng khăng muốn biết, theo phóng viên BBC Katya Adler chuyên theo dõi tin châu Âu.
Đó là câu hỏi bà May sẽ làm gì nếu như đề xuất Brexit của bà không được Quốc hội Anh thông qua vào tuần tới.
Bà May tới hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels hôm thứ Năm với hy vọng có thể thuyết phục EU hoãn thời hạn Brexit cho tới 30/6.
Bà đã trình bày trong 90 phút trước các nhà lãnh đạo EU.
Phóng viên BBC Gavin Lee nói một nguồn tin từ phòng họp nói với ông rằng một số nhà lãnh đạo cảm giác rằng bà May "bối rối".
Nguyện vọng của bà May không được chấp thuận, và nay Anh được EU trao cho hai 'hạn chót', ngắn hơn nhiều.
Trong một cuộc họp báo, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nói rằng cho tới 12/4, là hạn chót mà Anh phải tỏ ý xem nước này có các ứng viên ra tranh cử nghị viện châu Âu 2019 hay không - "mọi lựa chọn đều vẫn nằm trên bàn".
Chính phủ Anh từ nay cho tới ngày 12/4 "sẽ vẫn có cơ hội có thỏa thuận, không có thỏa thuận, gia hạn dài hơn, hoặc hủy bỏ Điều 50", ông nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47660410

Geen opmerkingen:

Een reactie posten