2018 : Cognac và rượu mạnh của Pháp bội thu
Doanh thu xuất khẩu Cognac lên tới 3 tỉ euro hàng năm, tương đương với 70% của ngành rượu mạnh ở PhápREUTERS /Mike Segar
Bạn có biết là doanh thu xuất khẩu rượu Cognac lên tới 3 tỉ euro hàng năm, tương đương với 70% doanh thu của ngành sản xuất rượu mạnh ở Pháp (4,2 tỉ euro). Để dễ hình dung hơn nữa, cứ mỗi phút, tính trung bình có 6 chai rượu Cognac được bán ra trên thế giới.
Theo bản báo cáo gần đây của liên đoàn ngành sản xuất rượu mạnh FFS (Fédération Française des Spiritueux), sự thành công của Cognac là do lượng tiêu thụ toàn cầu gia tăng, nhất là tại châu Á và châu Âu, trong khi lượng rượu mạnh bán trên thị trường nội địa (Pháp) vẫn ở mức bão hòa. Người Pháp khi dùng rượu mạnh, lại thích uống các loại rượu pha (cocktail), trong khi họ hạn chế các loại rượu (digestif) uống sau bữa ăn. Xu hướng tiêu dùng này giải thích vì sao doanh thu của các loại rượu rhum và gin đã tăng thêm 10%, trong khi lượng tiêu thụ Cognac và Armagnac vẫn không thay đổi gì nhiều tại Pháp.
Xu hướng tiêu thụ các loại rượu pha (mojito, spritz, gin tonic, caipirinha ……) giúp cho một số loại rượu mạnh bán rất chạy trong các quán cà phê, khách sạn hay nhà hàng vào những giờ ‘‘happy hour’’, dành cho giới trẻ và giới trung niên sau giờ làm việc, họ nhâm nhi rượu pha chủ yếu là để khai vị trước bữa ăn tối. Điều đó không có nghĩa là tất cả các loại rượu mạh dùng để pha chế cocktail đều ăn khách, về điểm này rượu gin tăng thêm 18% trong khi các loại rượu mạnh có vị ngọt như liqueur chỉ tăng +6%, đổi lại tequila hay vodka lại không được nhiều thực khách ở Pháp yêu chuộng.
Riêng về thị trường Cognac, từ trước tới nay, người Pháp tuy có truyền thống uống rượu ‘‘tiêu hóa’’sau bữa ăn nhưng xét về mặt ẩm thực họ vẫn chuộng các loại rượu không có độ cồn quá cao (nhất là rượu vang và champagne). Vì thế cho nên, ngành sản xuất rượu mạnh ở Pháp chế biến Cognac chủ yếu là để xuất khẩu.
Ngành sản xuất rượu Cognac của Pháp đã phát triển từ thế kỷ XVI, nhờ có độ cồn cao mà rượu dễ tích trữ và dễ vận chuyển cho dù thời gian chuyên chở qua thuyền bè thời xưa có thể lên tới 3 tháng trời, thậm chí nửa năm. Mãi tới thời hoàng đến Napoléon Đệ tam, sau khi hiệp định thương mại giữa nước Pháp với các cường quốc hàng hải (Anh, Hà Lan) được ký kết, rượu Cognac mới bước vào thời ‘‘hoàng kim’’, chinh phục hầu như toàn thế giới.
Hiện nay, rượu Cognac được xuất khẩu sang 160 quốc gia trên toàn cầu, tính trung bình là 195 triệu chai mỗi năm. Châu Á là thị trường tiêu thụ Cognac nhiều nhất. Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam tính gộp lại các nước này chiếm tới 40% thị phần quốc tế. Nếu tính theo từng nước một, Hoa Kỳ vẫn đứng đầu các quóc gia nhập khẩu Cognac.
Theo số liệu của Văn phòng Quốc gia liên ngành sản xuất Cognac (BNIC), Mỹ trong năm qua đã nhập khẩu 82,6 triệu chai, tức cao hơn gấp ba lần so với Trung Quốc (25,5 triệu) và Singapore (24 triệu chai). Điều đó không có nghĩa là 5 triệu dân Singapore uống rượu Cognac không kém gì 1 tỉ dân Trung Quốc.
Theo ông Patrice Pinet, chủ tịch liên đoàn ngành sản xuất Cognac kiêm giám đốc công ty Courvoisier, Singapore ở đây đóng vị trí đầu cầu, rượu Cognac được chuyên chở từ Pháp tới cảng Singapore rồi sau đó được phân phối lại tại nhiều quốc gia trong khu vực châu Á.
Tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang trỗi dậy khiến cho Nam Phi, Ấn độ và Brazil trở thành những thị trường đầy hứa hẹn. Đây là một trong những mục tiêu xuất khẩu hàng đầu, mà vẫn ít rủi ro. Ngành chế biến rượu Cognac của Pháp hy vọng cán mốc kỷ lục 200 triệu chai xuất khẩu trong năm tới.
http://vi.rfi.fr/phap/20180731-2018-cognac-va-ruou-manh-cua-phap-boi-thu
Rượu vang Bordeaux 2018 của Pháp : Chất lượng "ngoại hạng"
Một buổi nếm rượu vang tại cơ sở sản xuất La Dominique, ở Saint-Emilion, tây nam nước Pháp, ngày 10/04/2018.GEORGES GOBET / AFP
"Tuyệt vời", "rất ngon" hay "ngoại hạng" : Giới sành điệu rượu vang Bordeaux, trong cuộc nếm rượu ngày 27/03/2019 đánh giá như trên về những thùng rượu của mùa 2018. Vang đỏ Bordeaux "mẻ" 2018 được đánh giá rất cao. Vang trắng không được bằng, nhưng cũng thuộc dòng rượu ngon.
Nhiều nhà sản xuất tại Pháp lo ngại hiện tượng biến đổi khí hậu gây mất mùa, hay những đợt nắng nóng, những trận mưa lũ làm "hỏng" chất lượng của dòng vang Bordeaux, thì mẻ rượu cất hồi năm 2018 đã xua tan phần nào những lo lắng ấy. Axel Marchal giảng dậy tại trường đại học chuyên nghiên cứu về rượu tại thành phố Bordeaux cho biết mùa thu hoạch năm 2018 cho phép ủ những thùng vang đỏ "ngang hàng với những năm 2005, 2010 hay 2015 và 2016". Đó là những năm mà vang Bordeaux "nổi tiếng là ngon".
Tuy nhiên đây mới chỉ là đánh giá của giới sành điệu ở Pháp. Millesime 2018 còn phải vượt qua một vòng thử thách quan trọng hơn khi chinh phục thế giới. Cuộc nếm rượu quan trọng này được dự trù mở ra vào ngày 01/04/2019. Tại đây, mỗi thùng vang đỏ, hay trắng, đều phải qua tay khoảng 6.000 nhà xuất nhập khẩu, phân phối và đại diện của các nhà hàng tên tuổi trên thế giới. Trong số này đương nhiên có không ít các nhà báo và các nhà phê bình của năm châu.
Theo ước tính, 3/4 lượng vang Bordeaux năm 2018 sẽ được bán hết từ nay đến tháng 6/2019. Thách thức đặt ra cho các nhà sản xuất Pháp năm nay là từ Mỹ, Trung Quốc và cả Anh đều là những thị trường được cho là có nhiều "bất trắc". Trung Quốc thì do kinh tế chựng lại. Mỹ thì đang dọa đánh thuế vào mặt hàng nổi tiếng này của Pháp. Còn người tiêu dùng Anh thì đang bị phân tâm về Brexit. Có điều trên nguyên tắc, Luân Đôn hứa sẽ không tăng thuế đánh vào rượu vang của Pháp cho dù có chia tay với Liên Hiệp Châu Âu.
http://vi.rfi.fr/phap/20190328-ruou-vang-bordeaux-2018-phap-chat-luong-ngoai-hang
Geen opmerkingen:
Een reactie posten