vrijdag 27 juli 2018

Việt Nam : Máy bay quân sự SU-22 (hay SU-30) rơi ở Nghệ An, hai phi công "trưởng+phó phi đoàn" thiệt mạng [...vì ghế thoát hiểm bị... hỏng, ... ai bắn, ...hay vì muốn tập... "kamikaze" ?... ai vỗ tay ? ...hay là cảnh cáo ông Ðỗ Bá Tỵ đi... Mỹ ? ]






Máy bay quân sự rơi ở Nghệ An, hai phi công thiệt mạng






Hiện trường vụ máy bay rơi ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. (Hình: Zing)
NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Trưa 26 Tháng Bảy, 2018, máy bay chiến đấu Sukhoi Su-22 trong lúc tập luyện đã rơi ở huyện Nghĩa Đàn, khiến hai phi công của Không Quân CSVN thiệt mạng.
Danh tính của hai người này được xác định là Trung Tá Khuất Mạnh Trí (40 tuổi), phó trung đoàn trưởng, và Thượng Tá Phạm Giang Nam (46 tuổi), chủ nhiệm bay, Trung Đoàn 921.
Báo Zing tường thuật: “Ông Hoàng Văn Phúc, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, cho biết máy bay rơi ở một quả đồi và không trúng nhà dân. Lực lượng chức năng đã phong tỏa khu vực này. Tại hiện trường, trời mưa nặng hạt. Đường trơn, đi lại khó khăn. Vị trí máy bay rơi cách thành phố Vinh khoảng 100 km.”
Báo VNExpress dẫn lời một giới chức nói thân máy bay “bị vỡ thành nhiều mảnh” trong lúc một người dân nói họ “nghe tiếng nổ to, chạy ra thì nhìn thấy một vùng khói đen trên trời và máy bay rơi.”
Truyền thông Việt Nam cho hay, chiếc Sukhoi Su-22 là “tiêm kích bom đầu tiên của Không Quân Việt Nam bay ra tuần tiễu Trường Sa và thềm lục địa phía Nam của Việt Nam từ năm 1988.”
Chiếc máy bay này được giới thiệu “có tính năng đặc biệt với công nghệ cánh cụp cánh xòe cho phép tăng tốc nhanh chóng.”
Đáng lưu ý, chiếc Su-22 này “do Liên Xô nghiên cứu thiết kế, đưa vào phục vụ từ những năm 1970,” theo báo VNExpress.





Các mảnh vỡ của máy bay tại hiện trường. (Hình: Thanh Niên)
Hiện Trung Đoàn 921 có ba loại máy bay Sukhoi chính: Su-22M, Su-22M3, và Su22-M4.
Nguyên nhân vụ rơi máy bay chưa được công bố. Truyền thông trong nước cho biết Không Quân CSVN nói hai phi công tử nạn “là những sĩ quan kỳ cựu.”
Trước vụ tai nạn này, vụ rơi máy bay quân sự của CSVN gần nhất xảy ra vào Tháng Mười, 2016. Khi đó, trực thăng huấn luyện của Trung Tâm Huấn Luyện-Tổng Công Ty Trực Thăng Việt Nam (Binh Đoàn 18, Bộ Quốc Phòng) rơi ở núi Dinh (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), khiến ba binh sĩ thiệt mạng.
Đến nay, sau các vụ rơi máy bay quân sự tại Việt Nam, công luận không hề thấy người đứng đầu Bộ Quốc Phòng đứng ra nhận trách nhiệm hoặc loan báo hướng khắc phục nguyên nhân tai nạn.
Hồi đầu Tháng Bảy, 2018, báo Quân Đội Nhân Dân ghi nhận Bộ Quốc Phòng CSVN “lần đầu tiên mua trực thăng hiện đại của Mỹ và sẽ nhận hàng vào cuối năm 2018.”
Báo này cũng cho biết: “Hiện Binh Đoàn 18 thuộc Tổng Công Ty Trực Thăng Việt Nam-Bộ Quốc Phòng đang quản lý, khai thác nhiều chủng loại máy bay trực thăng hiện đại, như Mi-171V, Mi-172, EC-155B1, EC-225, Super Puma L2, Cabri G2, AW-189. Cuối năm nay, Binh Đoàn 18 sẽ tiếp nhận và đưa vào khai thác trực thăng Bell-505.”
Báo Quân Đội Nhân Dân cũng tiết lộ Binh Đoàn 18 là “doanh nghiệp quốc phòng-an ninh, có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh kết hợp với thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.”
Tin cho hay, kể từ năm 2009 đến nay, một loạt các vụ tai nạn máy bay quân sự bị rơi ở Việt Nam. Trong đó, các vụ khiến nhiều người bị thiệt mạng như vụ máy bay quân sự MI 171 rơi ở Hà Nội hồi năm 2014, có 19 người tử nạn, và có 14 người chết trong bốn vụ tai nạn máy bay quân sự trong năm 2016.
Các máy bay quân sự gặp nạn đều sản xuất tại Nga, chủ yếu là loại tiêm kích Su-22 và Su-30. (T.K.)
Khởi tố thanh niên làm nhục bạn gái trên facebook khiến nạn nhân tự tử

Geen opmerkingen:

Een reactie posten