Phim về blogger, tù nhân lương tâm Mẹ Nấm làm khán giả Little Saigon rơi lệ
Đằng-Giao/Người Việt
Mới 4 giờ chiều mà đã có nhiều người rủ nhau vào ngồi chờ trước; và 4 giờ rưỡi, khán phòng đã chật cứng để được nhìn thấy gia đình của blogger Mẹ Nấm, tức tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người bị CSVN cầm tù 10 năm tù giam và 5 năm quản chế, với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự CSVN.
Bà Băng Đào, cư dân Westminster, nói: “Nhà tôi rất gần đây. Biết cuốn phim này rất ‘đắt khách,’ nếu không đến sớm thì không có chỗ đậu xe. Ai cũng mến Mẹ Nấm mà.”
“Một phần, tôi đến để ủng hội Luật Sư Trịnh Hội. Tội nghiệp chú ấy làm việc rất tốt,” bà thêm.
Ông Nguyễn Đăng Môn, ở Garden Grove, cho biết ông cùng vợ con đến để tung hô tinh thần chống cộng quyết liệt của bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Bà Tuyết Nguyễn, ở Santa Ana, đến với cháu nhỏ, một 8 tuổi, một 11 tuổi, nói: “Tôi muốn chúng nó biết thêm về quê hương Việt Nam. Hy vọng cuốn phim này sẽ cho nó cái nhìn đúng đắn hơn về con người Việt Nam.”
Năm giờ, phòng chiếu phim chật cứng người.
Cuốn phim chừng 45 phút nói về cuộc sống hiền hòa của một gia đình hiền như cục đất, gồm bà Nguyễn Thị Tuyết Lan là mẹ của Mẹ Nấm, mẹ của bà Lan tức bà ngoại của Mẹ Nấm, cùng hai bé Nấm và Gấu là con của Mẹ Nấm.
Luật Sư Trịnh Hội tuyên bố: “Buổi chiếu phim này gồm ba mục đích, thứ nhất là nói về cuộc sống bình thường của một tù nhân lương tâm là cô Như Quỳnh, thứ hai, để nhắc nhở là đây cũng là tình trạng chung của hơn 100 tù nhân lương tâm ở Việt Nam, và thứ ba là để mọi người trên thế giới biết sự thực về hoàn cảnh của tù nhân lương tâm ở Việt Nam.”
“Mẹ Vắng Nhà” do VOICE (Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment, tức “Sáng Kiến vì Lương Tâm Người Việt Hải Ngoại”) phát hành vào Tháng Sáu vừa qua.
“Mẹ Vắng Nhà” được chiếu ra mắt lần đầu tiên tại Trụ Sở Phóng Viên Ngoại Quốc ở Thái Lan (FCCT) vào ngày 27 Tháng Sáu.
Nhưng khi VOICE quảng cáo chiếu rộng rãi lần thứ hai, cũng tại Thái Lan, vào ngày 4 Tháng Bảy thì Đại Sứ Quán Việt Nam tại Bangkok lên tiếng, buộc chính phủ Thái Lan phải ra lệnh cấm chiếu.
Luật Sư Trịnh Hội, người sáng lập, cũng là giám đốc điều hành của VOICE, cho biết: “Như quý vị biết, VOICE luôn theo đuổi hai mục đích, thứ nhất là giúp đỡ những người Việt tị nạn còn kẹt ở Đông Nam Á, thứ hai là giúp phát triển xã hội dân sự Việt Nam bằng cách đào tạo một thế hệ mới. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một trong những thực tập sinh đầu tiên của VOICE vào năm 2012.”
Theo ông, khi blogger Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù vào Tháng Mười Một, 2017, những thành viên của VOICE không muốn chỉ làm công việc nhỏ viết thư vận động tranh đấu cho cô mà thôi. Họ muốn “làm một cuốn phim tài liệu chân thật về một tù nhân lương tâm như Mẹ Nấm.”
“Rất may chúng tôi đã tìm được Clay Phạm, một đạo diễn trẻ tuổi, sẵn sàng làm cuốn phim này, vì điều khó nhất khi làm phim này là sự nguy hiểm mang đến cho bản thân. Quả nhiên, khi nhà cầm quyền Việt Nam biết ra việc làm của Clay Phạm, anh đang phải sống lẩn tránh tại Việt Nam,” Luật Sư Hội nói.
Tuy nhiên, ông cho biết: “Khi cuốn phim bị cấm chiếu thì bỗng nhiên nhiều người biết đến, vì BBC, Bangkok Post, những trung tâm báo chí của Nhật,… từng có mặt xem cuốn phim trước đó, thì trên các báo đều xuất hiện bài viết liên quan đến chuyện này.”
Ngồi xem không chớp mắt từng đoạn phim, ông Nguyễn Phước Duy, ở Fountain Valley, chia sẻ: “Lịch sử được viết bằng sự hy sinh bền bỉ của những người đàn bà này. Là đàn ông, tôi tiếc là đã hơn 80 tuổi rồi. Nhưng, tôi vui vì cháu gái tôi được xem phim này. Biết đâu…”
Cô Kimmy Trương, ở Huntington Beach, bày tỏ: “Em tin những con người chân chất này sẽ giành được chiến thắng một ngày gần đây. Đàn bà và con nít sẽ xua đuổi được xe tăng, súng đạn.”
Ra về với đôi mắt đỏ hoe, bà Jenny Trịnh, ở Anaheim, sụt sùi nói: “Nhìn cảnh đàn bà và con nít chống lại cả guồng máy Cộng Sản bằng cách sống bình thường mà tôi cầm lòng không đặng.”
Âu yếm nhìn con, bà cười: “Coi phim xong, con gái tôi muốn Noel này về Việt Nam. Bao nhiêu lần tôi năn nỉ mà nó không chịu về. Nó nói nó ‘bắt đầu thấy thương Việt Nam và sẽ bớt mua áo quần, son phấn để gởi tiền cho Mẹ Nấm.’”
Bà thêm: “Ngày nào còn quê hương để đưa con cái về thăm, chúng ta phải nhớ ơn những người như Mẹ Nấm.”
Chờ suất 6 giờ 30, anh Josh Roger, một thanh niên trẻ da trắng ở Irvine, nói: “Tôi muốn biết thêm về Mẹ Nấm.”
Sau buổi chiếu phim, Luật Sư Trịnh Hội kết nối bà Nguyễn Thị Tuyết Lan với khán giả. Ông cho hay, mọi sự đóng góp liên quan đến cuốn phim này, một phần cho gia đình Mẹ Nấm, một phần cho những tù nhân lương tâm khác, phần thứ ba là cho những dự án giúp đỡ tù nhân lương tâm khác của VOICE.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan cho biết sẽ dùng phần dành cho gia đình bà cho những tù nhân lương tâm khác.
Mọi đóng góp liên quan đến cuốn phim này, xin gởi về VOICE, 245 E. Pepper Dr, Long Beach, CA 90807 hay vào website: vietnamvoice.org. (Đằng-Giao)
Liên lạc tác giả: ngo.giao@nguoi-viet.com
https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/me-nam-cuon-phim-lam-dan-little-saigon-roi-le/
Clay Phạm: 'Mạo hiểm để làm phim Mẹ Nấm'
Tác giả phim tài liệu Mẹ Nấm phải sống xa quê để trốn chính quyền trong khi cuốn phim đang được trình chiếu ở nhiều nước.
Quá trình làm phim đầy nguy hiểm
"Mẹ Vắng Nhà là cuốn phim tài liệu duy nhất của tôi và cũng là phim đầu tiên về gia đình một tù nhân lương tâm Việt Nam," Clay Phạm, người đạo diễn và sản xuất phim tài liệu Mẹ Nấm, chia sẻ với BBC.
"Cuối năm 2017, sau khi xong phần quay cho phim Mẹ Nấm, tôi có việc phải ra nước ngoài vài hôm. Trong chuyến đi đó tôi đã bị an ninh Việt Nam giam lỏng tại sân bay, tịch thu không biên bản toàn bộ tài sản cá nhân bao gồm hộ chiếu, laptop, các thiết bị chuyên dụng dành cho quay phim, giấy tờ tuỳ thân... Sau đó họ thông báo tôi bị cấm xuất cảnh vô thời hạn."
"Gia đình tôi cũng liên tục bị an ninh quấy nhiễu để khai thác thông tin về tình hình hiện tại của tôi."
"Bản thân tôi không được về nhà, phải tạm lánh ở một địa phương khác để tránh sự sách nhiễu và giữ an toàn cho bản thân."
Phim blogger Mẹ Nấm 'gây sốc' tại Bangkok
Huỷ chiếu lại phim Mẹ Nấm vì VN yêu cầu
Blogger Mẹ Nấm được đề cử Nobel Hòa Bình
Giới hoạt động VN muốn Mẹ Nấm, Thuý Nga tị nạn
Trên thực tế, không phải đợi đến sau khi phim Mẹ Nấm hoàn thành, Clay Phạm mới gặp rắc rối với chính quyền.
Trong quá trình làm phim, ông luôn phải đối phó sự theo dõi của an ninh địa phương cùng hệ thống camera do chính quyền lắp đặt 'dày đặc' quanh nhà blogger nổi tiếng.
"Tôi đã nhận được sự bảo vệ tuyệt đối của gia đình bà Lan [thân mẫu của Mẹ Nấm] trong thời gian này. Tôi rất cảm ơn bà Lan về sự bảo bọc này", Clay Phạm nói.
"Bây giờ khi phim được mang đi chiếu ở khắp nơi thì tôi mong tôi và gia đình sẽ không còn bị sách nhiễu, có thể quay trở lại cuộc sống của một công dân bình thường."
Mẹ Nấm - Nguồn cảm hứng
Clay Phạm cho hay ông biết đến Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh qua một vài người bạn. Thời điểm đó, blogger Mẹ Nấm đã bị bắt giam gần một năm.
Thông tin về hành trình đấu tranh cho dân chủ của Mẹ Nấm gây cảm hứng cho ông. Sau đó, Clay tìm đọc thêm tin tức về Mẹ Nấm trên internet.
Dần dần, ý tưởng làm phim tài liệu về Mẹ Nấm nảy sinh.
"Khi biết đến câu chuyện của Quỳnh, tôi có vài lần đến nhà Quỳnh ở Nha Trang và được bà Lan tiếp đãi rất nhiệt tình, vui vẻ. Tôi đặc biệt có sự quý mến đối với Nấm và Gấu - hai đứa con nhỏ của Quỳnh."
"Lúc đầu tôi chỉ nghĩ rằng sẽ làm một cuốn phim ngắn bỏ túi để sau này khi Quỳnh ra tù, cô sẽ thấy được những đứa con của mình lớn lên như thế nào trong thời gian không có mẹ."
"Tuy nhiên, càng hiểu nhiều về câu chuyện của Quỳnh, tôi càng thấy quý trọng cô ấy hơn. Tôi muốn kể chuyện của cô ấy như một câu chuyện truyền cảm hứng về một tù nhân lương tâm."
"Tôi nhớ mãi hình ảnh bà Tuyết Lan, ở tuổi ngoài 60, vẫn tất bật vừa chăm cháu, dạy cháu, vừa mưu sinh, vừa đi tìm công lý cho con gái, mưu sinh..."
"Bà Lan là một mẫu người phụ nữ khi cần nghị lực thì rất can trường, khi cần nhẫn nhịn thì rất cam chịu. Có những hôm áp lực đến nỗi bà giận dữ la mắng hai đứa cháu. Sau đấy tôi lại thấy bà trốn vào một góc nhà ôm mặt khóc nức nở."
"Lúc đó bà mới nghẹn ngào: "Không hiểu tại sao tôi lại trở nên như vậy, vì sao gia đình tôi lại rơi vào thảm cảnh như thế này".
"Tôi tự hỏi: "Với sức lực của một người phụ nữ ngoài 60, liệu bà Lan có thể chịu đựng thêm 10 năm ròng rã? Liệu khi bà gục ngã thì con gái và hai đứa cháu sẽ ra sao?"
"Thời đầu tiếp xúc với gia đình Quỳnh, tôi cứ bị ám ảnh một câu hỏi: "Tại sao một người mẹ trẻ lại chấp nhận rời xa hai đứa con mình để đấu tranh dân chủ?"
"Nhưng rồi dần dần tôi tự tìm được câu trả lời qua lối sống và cách dạy con cháu của bà Lan. Ở Việt Nam, gia đình là nền tảng. Nhưng mỗi gia đình có thể có cách riêng để nuôi dạy, hay bày tỏ tình yêu với con cái."
"Với Quỳnh, những gì cô làm cho tới nay chính là vì cô mong muốn con cái mình có tương lai tốt đẹp hơn."
"Tôi xin trích dẫn lời Quỳnh như một minh chứng về tình yêu cô dành cho hai đứa con của mình, dù cô chọn cách phải sống xa bọn trẻ: "Những gì tôi tranh đấu hôm nay, là những gì tôi muốn con cái tôi hưởng trọn vẹn sau này".
Cấm ở Việt Nam - Chiếu khắp thế giới
Phim tài liệu Mẹ Nấm không được cấp phép chiếu ở Việt Nam. Thậm chí ngay tại Thái Lan phim cũng mới được chiếu một lần cho báo giới quốc tế tại CLB Nhà báo ở Bangkok.
Buổi chiếu phim lần thứ hai tại Bangkok hồi đầu tháng Bảy bị hủy bỏ vào phút chót "do yêu cầu của chính quyền Việt Nam".
Tuy nhiên, "Mẹ Vắng Nhà" đã, đang và sẽ được chiếu ở nhiều nước trên thế giới, theo ông Trịnh Hội thuộc tổ chức VOICE - được Clay Phạm ủy quyền sử dụng cuốn phim.
"Phim tài liệu về Mẹ Nấm của Clay Phạm được chiếu lần đầu tại Úc. Sắp tới sẽ chiếu thêm nhiều lần nữa tại Úc do có thêm rất nhiều đề nghị tại đây," ông Trịnh Hội nói với BBC từ Hoa Kỳ.
"Phim cũng vừa được chiếu vào thứ Bảy vừa qua tại Nam California và vào Chủ Nhật tại Bắc California. Vào tháng Tám, chúng tôi sẽ đem phim đi chiếu ở Đài Loan, nhiều vùng khác của Hoa Kỳ, và châu Âu."
"Trong cái rủi có cái may. Chính quyền Việt Nam càng cấm thì bộ phim càng nổi tiếng, khán giả càng muốn xem. Chúng tôi đã nhận được hàng trăm lời đề nghị chiếu phim ở khắp nơi."
Ông Trịnh Hội nói lần chiếu ở Huston, Hoa Kỳ mới đây, "Mẹ Vắng Nhà' thu hút 1.500 khán giả".
"Tôi chưa bao giờ nhìn thấy có nhiều người tham gia một sự kiện về nhân quyền đông đến vậy trong suốt hơn 20 làm việc trong lĩnh vực này," ông Trịnh Hội nói với BBC.
"Điều tôi vô cùng hãnh diện là phim được làm hoàn toàn trong nước, từ kịch bản, quay phi, hậu kỳ đến phụ đề. Hơn thế nữa, người làm phim bị ngặp nguy hiểm nhưng vẫn dũng cảm nói lên sự thật, đưa câu chuyện ra ánh sáng."
Bao giờ mẹ thôi vắng nhà?
Phim tài liệu về Mẹ Nấm của Clay Phạm được trình chiếu khắp thế giới trong khi nhân vật chính của phim, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đang tuyệt thực trong tù.
Theo bà Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh, Mẹ Nấm tuyệt thực để phản đối những chính sách tra tấn tinh thần của trại giam.
Mới đây, bà Lan cho biết Mẹ Nấm đã ngừng 16 ngày tuyệt thực sau khi đại diện của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã vào tù thăm chị.
Ông Trịnh Hội cho rằng việc phim tài liệu về Mẹ Nấm được chiếu nhiều nơi sẽ giúp tạo áp lực để tranh đấu cho tự do của bà.
"Chúng tôi có kinh nghiệm rằng khi hồ sơ của tù nhân lương tâm nào được để ý thì chính quyền sẽ giảm bớt đàn áp đối với họ. Do đó, chúng tôi hi vọng rằng sự quan tâm của quốc tế tới phim Mẹ Nấm và bàn thân chị sẽ giúp chị 'dễ thở hơn trong tù," ông Trịnh Hội nói.
Còn theo Clay Phạm, mục đích làm phim của ông chỉ đơn thuần về hoàn cảnh của một gia đình tù nhân lương tâm. Ông không hề có dự định tuyên truyền cho Mẹ Nấm, cũng không áp đặt bất cứ khuynh hướng chính trị nào trong phim.
"Tuy nhiên nếu sau khi xem phim khán giả đồng cảm với câu chuyện tôi kể và thấy những việc Quỳnh làm là đúng thì hãy lên tiếng vì tinh thần của người phụ nữ mạnh mẽ này."
"Mong nhiều cá nhân và tổ chức sẽ cùng cất lên tiếng nói để Quỳnh sớm thoát khỏi vòng lao lý và gia đình họ sớm được đoàn tụ," Clay Phạm chia sẻ.
Những người như Mẹ Nấm, bà Tuyết Lan và con cháu họ, với Clay Phạm, cũng giống bao người Việt Nam "chân phương giản dị", "khác chăng là tình cảm họ dành cho Việt Nam nhiều hơn, tha thiết hơn..."
Tin liên quan
- Huỷ chiếu lại phim Mẹ Nấm vì VN yêu cầu
- Phim blogger Mẹ Nấm 'gây sốc' tại Bangkok
- Blogger Mẹ Nấm được đề cử Nobel Hòa Bình
- Giới hoạt động VN muốn Mẹ Nấm, Thuý Nga tị nạn
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44976829
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay còn gọi là Mẹ Nấm và bà Trần Thị Nga, hay Thuý Nga, đều bị tuyên án 9-10 năm tù theo Điều 88, tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước".
"Tết Mậu Tuất 2018 này là Tết thứ hai mẹ của chúng vắng nhà. Càng đau lòng hơn, bởi đây 'chỉ mới là' Tết thứ hai, trước mắt chúng là đằng đẵng gần chục cái Tết gia đình ly tán, gần chục năm không có mẹ ở bên," lá thư viết.
Cơ hội giảm án 'mong manh' cho Mẹ Nấm?
Vì sao học giả nước ngoài quan tâm Mẹ Nấm?
Bà Thúy Nga 'không nhận tội' ở phiên phúc thẩm?
"Ý thức được điều đó, chúng tôi hiểu rằng bây giờ là lúc mỗi cá nhân, tổ chức trong phong trào dân chủ phải chủ động hơn nữa để nhận lấy trách nhiệm đấu tranh, chấm dứt việc trông chờ vào một số gương mặt, cũng như phải chấm dứt tâm lý đòi hỏi hai người phụ nữ yêu quý của chúng tôi gồng mình lên 'vì sự nghiệp chung' để gìn giữ, phát triển phong trào."
"Chúng tôi không có quyền và không có tư cách đòi hỏi các chị tiếp tục cuộc đấu tranh ngay cả trong nhà tù và tiếp tục hy sinh không chỉ tự do mà cả gia đình của mình, tương lai con cái mình.
"Vì những lý do đó, chúng tôi xin được thiết tha và mạnh mẽ đề nghị hai chị chấp nhận việc bắt đầu sống cho riêng mình, sống cuộc sống của mình kể từ nay, và nếu có cơ hội đến một quốc gia tự do, xin hãy đón nhận nó."
"Xin coi việc rời nhà tù cộng sản để đến một quốc gia tự do, dân chủ là một cách để các chị giúp phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay trưởng thành: Chúng tôi nợ các chị quá nhiều, và việc đi tiếp con đường các chị đã đi, làm tiếp những gì các chị đã làm, là cách để chúng tôi trả ơn các chị."
Lá thư là sáng kiến của nhóm các nhà hoạt động dân chủ cả Sài Gòn và Hà Nội, được ký từ 7/2 và công bố vào tối 28 Tết, 13/2.
Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, một trong những người đã ký vào lá thư ngỏ, nói với BBC hôm 14/2 rằng:
"Các bản án đó rất vô nhân đạo, không chỉ nhắm vào bị cáo mà còn nhắm thẳng vào gia đình của họ. Sau mỗi bản án không chỉ hai nạn nhân mà cả hai gia đình của họ, hai đứa con nhỏ của Mẹ Nấm, bốn đứa con của chị Nga."
"Các chị đã rất dũng cảm. Không ai chọn nhà tù làm phòng chờ để đi nước ngoài như an ninh, dư luận viên hay nói cả.
Khi được hỏi, việc mong muốn để Mẹ Nấm và Thuý Nga rời Việt Nam, có phải vì phong trào dân chủ đã trưởng thành, đủ vững vàng để tự lập, blogger Phạm Đoan Trang nói rằng:
"Cần phải viết vậy, phải hiểu tính cách của hai người đó. Họ sẽ nghĩ nếu họ ra đi là họ bỏ cuộc, là tổn thất lớn cho anh em, cho phong trào. Vì biết hai chị ấy sẽ nghĩ như thế, nhưng chúng tôi không đành lòng để hai chị ở trong tù."
Bà cho biết, khi người thân đến thăm bà Thuý Nga cách đây vài ngày, thấy tình hình sức khoẻ của bà rất tệ, ở trong tù không có băng vệ sinh.
Còn nhà hoạt động Như Quỳnh thì vừa đột ngột bị chuyển sang nhà tù ở Thanh Hoá, mà không có thông báo cho gia đình. Bà Nguyễn Tuyết Lan, thân phụ của blogger Mẹ Nấm chỉ phát hiện ra khi định thăm con vào 27 Tết.
"Họ quyết định chuyển chị Quỳnh ra tận ngoài Bắc, nổi tiếng khắc nghiệt, hàng tháng mẹ chị Quỳnh rất khó thăm nuôi, nhưng đứa trẻ rất khó gặp mẹ mình," bà Tiến nói.
Khi hỏi về quan điểm của bà Nguyễn Tuyết Lan, thân mẫu của blogger Mẹ Nấm về lá thư này, thì bà Tiến nói " Cô Lan nói cô tôn trọng ý kiến mọi người và cảm ơn chúng tôi đã lên tiếng để bảo vệ chị Quỳnh.
"Nhưng chị Quỳnh quyết định ra đi hay ở lại, cô nói cô tôn trọng mọi quyết định của chị Quỳnh, cô luôn đồng hành và lo việc ở bên."
"Trong khi không chỉ mình họ khổ mà người thân bên ngoài cũng rất đau khổ. Những đứa nhỏ chưa đủ tuổi trưởng thành, còn quá nhỏ để phải đối diện với nỗi đau như vậy. Hy vọng hai chị sẽ chấp nhận thỉnh cầu của chúng tôi," bà Tiến nói.
"Những sự hy sinh của hai chị đã là quá đủ, đã khiến người khác rất khâm phục, hai chị nên nghĩ riêng cho mình. Hai chị ra nước ngoài, không có nghĩa là dừng lại việc đấu tranh. Khi vẫn hướng về quê hương, thì ở nơi đâu cũng có thể đấu tranh.
Tuy nhiên, blogger Phạm Đoan Trang cho biết vấn đề chính là vẫn phải tuỳ thuộc vào phía an ninh Việt Nam. Bà cho mọi người đang tìm cách để đưa lá thư đến tay hai nhà hoạt động nữ trong tù.
"Họ có thể sẽ tìm cách gây khó khăn, để chứng minh họ luôn đúng, như lấy lý do đưa hai người đi chữa bệnh hoặc ép họ viết cam kết nhận tội," bà Đoan Trang nói.
Giới hoạt động VN muốn Mẹ Nấm, Thuý Nga tị nạn
Khoảng hơn hai chục nhà hoạt động đã ký một lá thư ngỏ, mong muốn hai hoạt động nữ đang bị cầm tù, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga, sẽ lựa chọn tị nạn ở một đất nước khác.
Giới hoạt động nói họ "không đành lòng nhìn" Nấm, Gấu con của bà Như Quỳnh và hai anh em bé Phú, Tài của bà Thuý Nga sống trong cảnh thiếu mẹ.Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay còn gọi là Mẹ Nấm và bà Trần Thị Nga, hay Thuý Nga, đều bị tuyên án 9-10 năm tù theo Điều 88, tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước".
"Tết Mậu Tuất 2018 này là Tết thứ hai mẹ của chúng vắng nhà. Càng đau lòng hơn, bởi đây 'chỉ mới là' Tết thứ hai, trước mắt chúng là đằng đẵng gần chục cái Tết gia đình ly tán, gần chục năm không có mẹ ở bên," lá thư viết.
Cơ hội giảm án 'mong manh' cho Mẹ Nấm?
Vì sao học giả nước ngoài quan tâm Mẹ Nấm?
Bà Thúy Nga 'không nhận tội' ở phiên phúc thẩm?
"Ý thức được điều đó, chúng tôi hiểu rằng bây giờ là lúc mỗi cá nhân, tổ chức trong phong trào dân chủ phải chủ động hơn nữa để nhận lấy trách nhiệm đấu tranh, chấm dứt việc trông chờ vào một số gương mặt, cũng như phải chấm dứt tâm lý đòi hỏi hai người phụ nữ yêu quý của chúng tôi gồng mình lên 'vì sự nghiệp chung' để gìn giữ, phát triển phong trào."
"Chúng tôi không có quyền và không có tư cách đòi hỏi các chị tiếp tục cuộc đấu tranh ngay cả trong nhà tù và tiếp tục hy sinh không chỉ tự do mà cả gia đình của mình, tương lai con cái mình.
"Vì những lý do đó, chúng tôi xin được thiết tha và mạnh mẽ đề nghị hai chị chấp nhận việc bắt đầu sống cho riêng mình, sống cuộc sống của mình kể từ nay, và nếu có cơ hội đến một quốc gia tự do, xin hãy đón nhận nó."
"Xin coi việc rời nhà tù cộng sản để đến một quốc gia tự do, dân chủ là một cách để các chị giúp phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay trưởng thành: Chúng tôi nợ các chị quá nhiều, và việc đi tiếp con đường các chị đã đi, làm tiếp những gì các chị đã làm, là cách để chúng tôi trả ơn các chị."
Lá thư là sáng kiến của nhóm các nhà hoạt động dân chủ cả Sài Gòn và Hà Nội, được ký từ 7/2 và công bố vào tối 28 Tết, 13/2.
Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, một trong những người đã ký vào lá thư ngỏ, nói với BBC hôm 14/2 rằng:
"Các bản án đó rất vô nhân đạo, không chỉ nhắm vào bị cáo mà còn nhắm thẳng vào gia đình của họ. Sau mỗi bản án không chỉ hai nạn nhân mà cả hai gia đình của họ, hai đứa con nhỏ của Mẹ Nấm, bốn đứa con của chị Nga."
"Các chị đã rất dũng cảm. Không ai chọn nhà tù làm phòng chờ để đi nước ngoài như an ninh, dư luận viên hay nói cả.
Khi được hỏi, việc mong muốn để Mẹ Nấm và Thuý Nga rời Việt Nam, có phải vì phong trào dân chủ đã trưởng thành, đủ vững vàng để tự lập, blogger Phạm Đoan Trang nói rằng:
"Cần phải viết vậy, phải hiểu tính cách của hai người đó. Họ sẽ nghĩ nếu họ ra đi là họ bỏ cuộc, là tổn thất lớn cho anh em, cho phong trào. Vì biết hai chị ấy sẽ nghĩ như thế, nhưng chúng tôi không đành lòng để hai chị ở trong tù."
Sức khoẻ của cả hai đều rất nguy cấp
Một nhà hoạt động khác, bà Trịnh Kim Tiến cho biết, tình hình sức khoẻ của hai nhà hoạt động nữ rất tệ.Bà cho biết, khi người thân đến thăm bà Thuý Nga cách đây vài ngày, thấy tình hình sức khoẻ của bà rất tệ, ở trong tù không có băng vệ sinh.
Còn nhà hoạt động Như Quỳnh thì vừa đột ngột bị chuyển sang nhà tù ở Thanh Hoá, mà không có thông báo cho gia đình. Bà Nguyễn Tuyết Lan, thân phụ của blogger Mẹ Nấm chỉ phát hiện ra khi định thăm con vào 27 Tết.
"Họ quyết định chuyển chị Quỳnh ra tận ngoài Bắc, nổi tiếng khắc nghiệt, hàng tháng mẹ chị Quỳnh rất khó thăm nuôi, nhưng đứa trẻ rất khó gặp mẹ mình," bà Tiến nói.
Khi hỏi về quan điểm của bà Nguyễn Tuyết Lan, thân mẫu của blogger Mẹ Nấm về lá thư này, thì bà Tiến nói " Cô Lan nói cô tôn trọng ý kiến mọi người và cảm ơn chúng tôi đã lên tiếng để bảo vệ chị Quỳnh.
"Nhưng chị Quỳnh quyết định ra đi hay ở lại, cô nói cô tôn trọng mọi quyết định của chị Quỳnh, cô luôn đồng hành và lo việc ở bên."
Vẫn còn tuỳ thuộc vào phía an ninh
Cả hai bà Đoan Trang và Kim Tiến đều nói rằng một khi người trong phong trào đã lên tiếng, thiết tha đề nghị, có thể hai nhà hoạt động sẽ cân nhắc."Trong khi không chỉ mình họ khổ mà người thân bên ngoài cũng rất đau khổ. Những đứa nhỏ chưa đủ tuổi trưởng thành, còn quá nhỏ để phải đối diện với nỗi đau như vậy. Hy vọng hai chị sẽ chấp nhận thỉnh cầu của chúng tôi," bà Tiến nói.
"Những sự hy sinh của hai chị đã là quá đủ, đã khiến người khác rất khâm phục, hai chị nên nghĩ riêng cho mình. Hai chị ra nước ngoài, không có nghĩa là dừng lại việc đấu tranh. Khi vẫn hướng về quê hương, thì ở nơi đâu cũng có thể đấu tranh.
Tuy nhiên, blogger Phạm Đoan Trang cho biết vấn đề chính là vẫn phải tuỳ thuộc vào phía an ninh Việt Nam. Bà cho mọi người đang tìm cách để đưa lá thư đến tay hai nhà hoạt động nữ trong tù.
"Họ có thể sẽ tìm cách gây khó khăn, để chứng minh họ luôn đúng, như lấy lý do đưa hai người đi chữa bệnh hoặc ép họ viết cam kết nhận tội," bà Đoan Trang nói.
Tin liên quan
Video: Tin Trong Ngày Mới Cập Nhật
Lưu ý: Để mở âm thanh, xin bấm vào nút phía góc phải bên dưới của khung video.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten