zondag 29 juli 2018

Việt Nam cho phép Công ty gỗ Kaiser 1 ở Bình Dương của Đài Loan... treo quốc kỳ Đài Loan, nhưng phải... hạ cờ sau 72 giờ vì tàu cộng... nổi giận


Việt Nam cho phép một nhà máy Đài Loan treo quốc kỳ Đài Loan


mediaQuốc kỳ Đài Loan trong buổi lễ đón tổng thống quần đảo Marshall tại Đài Bắc ngày 27/07/2018. Ảnh minh họa.REUTERS/Tyrone Siu
Sau các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gần đây ở Việt Nam, một nhà máy của Đài Loan vừa được phép treo quốc kỳ của Đài Loan bên ngoài nhà máy, theo tin của Hãng Thông tấn Trung ương (CNA) ngày 28/07/2018.
Hãng tin này nhắc lại rằng, kể từ năm 2014, đã có rất nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam, hoặc là do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, hoặc gần đây là phản đối luật đặc khu, một đạo luật bị xem là quá ưu đãi Trung Quốc.
Do các công dân và các công ty của Đài Loan thường bị nhầm là Trung Quốc, cho nên có những lúc họ cũng bị người biểu tình tấn công. Để tránh bị nhầm lẫn như vậy, công ty Công nghiệp gỗ Kaiser 1 của Đài Loan tại tỉnh Bình Dương vừa được chính quyền cho phép treo quốc kỳ Đài Loan trước cổng nhà máy của công ty này.
Cụ thể, trước cổng nhà máy của Kaiser, nay người ta thấy có hai lá quốc kỳ Việt Nam, giữa hai quốc kỳ của Mỹ, thị trường xuất khẩu chính về đồ nội thất bằng gỗ, và hai bên ngoài cùng là quốc kỳ Đài Loan.
Một lãnh đạo của công ty nói trên cho hãng tin CNA biết trước các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gần đây, Việt Nam không bao giờ cho phép công ty Đài Loan treo cờ Đài Loan trước cổng nhà máy.
Sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, mà một số đã biến thành bạo động, công ty Kaiser đã được chính phủ Việt Nam miễn giảm thuế như một hình thức bồi thường thiệt hại. Hiện sử dụng 7.000 công nhân, Kaiser là công ty sản xuất hàng nội thất bằng gỗ lớn nhất ở Việt Nam, chiếm 5% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180728-viet-nam-cho-phep-mot-nha-may-dai-loan-treo-quoc-ky-dai-loan

VN: Công ty Đài Loan hạ cờ trước khi Trung Quốc lên tiếng

  • 1 tháng 8 2018
Hình ảnh trên trang web của công ty Kaiser cho thấy lá cờ Trung Quốc, Việt Nam và Hoa KỳBản quyền hình ảnh Kaiser Furniture
Image caption Hình ảnh trên trang web của công ty Kaiser cho thấy lá cờ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay vì cờ Trung hoa Dân quốc.
Một công ty Đài Loan cho BBC biết họ đã hạ cờ theo chỉ đạo của chính quyền địa phương ngay cả trước khi Trung Quốc chính thức chỉ trích Việt Nam về lá cờ Trung Hoa Dân Quốc.
Hôm 31/7, Trung Quốc đã chính thức lên tiếng yêu cầu Việt Nam phải "sửa chữa sai lầm" khi để các nhà máy ở Bình Dương treo cờ Đài Loan, theo tờ Bưu điện Hoa Nam.
Trước đó, truyền thông Đài Loan đưa tin Công ty TNHH công nghiệp gỗ Kaiser 1 ở Bình Dương và các công ty Đài Loan khác được chính quyền Việt Nam treo quốc kỳ.
Tuy nhiên, một nhân viên phòng hành chính của công ty Kaiser 1 đã xác nhận với BBC hôm 1/8 rằng: "Công ty đã tháo 3-4 ngày trước rồi, tỉnh kêu tháo xuống."
Nhân viên tên H. cho biết, công ty bắt đầu treo lá cờ từ giữa tháng Sáu, khi trên toàn quốc nổ ra cuộc biểu tình chống dự luật đặc khu.
Lý do là nhiều nhà máy Đài Loan lo ngại sẽ bị người biểu tình tấn công như cuộc biểu tình chống Trung Quốc lắp đặt giàn khoan thăm dò dầu khí HD-981 vào 2014.
Nhà máy ở Bình Dương 'được treo cờ Đài Loan’
Hàng không Mỹ phải bỏ tên Đài Loan vì sợ TQ
Đài Loan mất thêm đồng minh ngoại giao
Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam, hôm Thứ Hai, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói: "Chúng tôi đã đặt vấn đề này với phía Việt Nam, và họ đã hướng dẫn các công ty liên quan phải sửa chữa lại sai lầm này,"
Nhà máy sản xuất đồ nội thất gỗ Đài Loan bị phóng hỏa trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng 5/2014.Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Nhà máy sản xuất đồ nội thất gỗ Đài Loan bị phóng hỏa trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng 5/2014.
"Chỉ có một Trung Quốc trên thế giới, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc."
Phóng viên BBC đã liên hệ với Trung tâm Báo chí Bộ Ngoại giao để xin bình luận về sự việc, hiện vẫn chưa nhận được phản hồi.
Hồi 2005, và 2006 Việt Nam từng nhiều lần lên tiếng chấp nhận "chính sách một Trung Quốc."
Khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Dũng tuyên bố:
"Trước sau như một, Việt Nam kiên trì lập trường 'một nước Trung Quốc', Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc,"
"Việt Nam phản đối các hoạt động Đài Loan độc lập, đồng thời chia sẻ nguyện vọng thống nhất đất nước của nhân dân Trung Quốc và hoàn toàn ủng hộ nỗ lực của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc kiên trì thực hiện hòa bình thống nhất đất nước, duy trì hòa bình ổn định ở eo biển Đài Loan."
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra tuyên bố trên hôm 31/7Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đưa ra tuyên bố trên hôm 31/7
Alexander Huang, giáo sư về quan hệ quốc tế tại trường Đại học Tamkang nói, "Các nhà đầu tư Đài Loan phải tìm cách bảo vệ mình. Nếu Hà Nội không có cách bảo vệ họ, thì điều đó sẽ không tốt cho nền kinh tế."
"Rõ ràng mệnh lệnh từ phía Bắc Kinh là một động thái ngoại giao cưỡng ép. Trung Quốc đã tìm cách xóa bỏ cái tên Đài Loan ra khỏi thị trường thế giới, để ép họ quỳ gối trước Trung Quốc, và thiết lập mối quan hệ."
Gần đây nhất, hai hãng hàng không của Mỹ là American Airlines, Delta và Cathay Pacific đã thay đổi cách gọi Đài Loan trên trang web, sau sức ép của Trung Quốc.
Bắc Kinh đề ra 25/7 là hạn chót để các công ty, đặc biệt là hãng hàng không, phải ghi rõ Đài Loan là lãnh thổ Trung Quốc.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten