Nguyễn Hải Long nhận tội giúp tình báo Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
Ông Trịnh Xuân Thanh bị đưa ra tòa ở Hà Nội ngày 08/01/2018.VNA/Doan Tan via REUTERS
Reuters hôm nay 18/07/2018 cho biết trước tòa án Đức, nghi can Nguyễn Hải Long nhìn nhận đã giúp cơ quan tình báo Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin và bí mật đưa về nước, nơi ông Thanh bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng.
Đây là lần đầu tiên một nghi phạm chính thức nhìn nhận là chính quyền Việt Nam đứng sau vụ bắt cóc giữa thanh thiên bạch nhật khiến Berlin giận dữ.
Ông Nguyễn Hải Long, mà trong cáo trạng được viết tắt họ là N.H.Long, ra tòa vì bị nghi ngờ tham gia vụ ông Trịnh Xuân Thanh cùng với người tình bị một nhóm người bắt đi lúc đang trong một công viên ở Berlin hồi tháng Bảy năm ngoái.
Phát ngôn viên tòa án Đức hôm nay nói rằng, ông Long đã thỏa thuận nhận tội với tòa án. Trong tờ khai, ông công nhận « có biết về vụ bắt cóc và có tham gia », đồng thời nhìn nhận « làm việc cho cơ quan tình báo Việt Nam ».
Cũng theo phát ngôn viên trên, nhờ nhận tội, ông Nguyễn Hải Long có thể sẽ chỉ bị tuyên phạt từ ba năm rưỡi cho đến năm năm tù giam, thay vì bảy năm rưỡi tù giam nếu chối tội.
Bản án sẽ được tuyên trong những tuần lễ tới. Bộ Ngoại Giao Việt Nam hiện chưa trả lời câu hỏi của Reuters.
Theo Viện Công tố Đức, ông Nguyễn Hải Long, ngoài quốc tịch Việt Nam còn có quốc tịch Cộng hòa Sec, đã mướn hai chiếc xe, một chiếc để theo dõi các nạn nhân, chiếc thứ hai dùng cho việc bắt cóc. Sau đó ông Long đã lần lượt lái cả hai chiếc xe về Praha để trả lại nơi cho thuê.
Trường hợp Trịnh Xuân Thanh, cựu phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang và là cựu chủ tịch Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), nằm trong khuôn khổ chiến dịch chống tham nhũng quy mô của chính quyền Việt Nam. Trong vụ đại án này có hơn 100 bị can, hầu hết là quan chức các công ty quốc doanh, đã bị truy tố, trong đó có vài trường hợp lãnh án tử hình. Trịnh Xuân Thanh đang xin tị nạn tại Đức, và việc ông này bỗng dưng mất tích khiến Đức cáo buộc Việt Nam vi phạm luật quốc tế.
Reuters nói thêm, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, mật vụ Đông Đức cũng đã từng bắt cóc không ít người trên đường phố Tây Berlin.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180718-nguyen-huu-long-nhan-toi-giup-tinh-bao-viet-nam-bat-coc-trinh-xuan-thanh
Phiên tòa 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh' nêu nhiều tình tiết mới
Ông Trịnh Xuân Thanh 'chưa từng đến Slovakia'
Tuy nhiên, nhiều tình tiết gây sốc tiếp tục được nêu ra tại tòa sau lời thú tội ban đầu.
Ngay đầu giờ sáng, bà thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã giải thích cho bị cáo một cách chi tiết về các khả năng có thể xảy ra nếu bị cáo quyết định trao cho tòa lời thú tội.
Điều này khiến đặt ra khả năng là luật sư biện hộ của N. H. Long rất có thể đã có những chỉ dấu với tòa về ý định của thân chủ mình trước khi diễn ra phiên xử hôm thứ Ba, 17/07.
Sau phần giải thích của bà thẩm phán chủ tọa, luật sư biện hộ tuyên bố muốn thay mặt thân chủ đọc lời thú tội.
Lời nhận tội ban đầu
Với nội dung đã được chuẩn bị sẵn bằng văn bản, vị luật sư đại diện N. H. Long trình bày chi tiết về tiểu sử bị cáo, trong đó có nêu lên mối quan hệ cá nhân thân thiết giữa ông N. H. Long với một nghi phạm khác, ông Đ. Q. Oai.
Uy quyền của Đ. Q. Oai đối với N. H. Long, điều được nhiều nhân chứng trình bày trước tòa trong các phiên xử trước, nay được xác nhận trong lời khai của chính bị cáo.
Bị cáo thừa nhận đã tham gia vụ việc từ đầu, cụ thể là việc thuê xe ở chợ Sapa, Prague, nhưng "không hề biết trước".
Bị cáo nói rằng mình chỉ thực hiện các yêu cầu của Đ. Q. Oai mà không thắc mắc. Tuy nhiên, trong quá trình đáp ứng yêu cầu thuê xe, bị cáo nói đã nhận thấy có những "dấu hiệu đáng ngờ", nhưng đó là thời điểm mà bị cáo thấy "không thể dừng" việc hỗ trợ được nữa.
Bản khai của ông N. H. Long cũng trình bày rằng ông chỉ nhận ra rằng mình đã tham gia vào vụ bắt cóc "sau khi vụ việc đã hoàn tất", tức là sau ngày 23/07/2017.
Việc cảnh sát Đức nhanh chóng điều tra cũng như việc chủ doanh nghiệp cho thuê xe ở chợ Sapa, Prague khai rõ với giới chức rằng về người thuê xe khiến ông N. H. Long "cảm thấy hoang mang", thậm chí đã tính đến chuyện "về Việt Nam" trước khi tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, một phần vì những ràng buộc gia đình, vợ con, một phần vì được Đ. Q. Oai "động viên là cứ yên tâm, sẽ không sao đâu" mà N. H. Long đã không bay về Việt Nam.
Trong bản khai nhận tội, ông N. H. Long mong được tòa ghi nhận rằng chỉ riêng việc ông chấp nhận khai như vậy đã là điều "gây hiểm nguy cho gia đình, thân nhân" của mình tại Cộng hòa Czech cũng như tại Việt Nam, và rằng uy thế của Đ. Q. Oai khiến bản thân ông khi nhận thức được có sự đáng ngờ trong các hành vi cũng đã rơi vào tình thế không thể thoái lui.
Thay đổi lời khai
Khi được tòa hỏi ý kiến, đại diện cơ quan công tố Liên bang Đức tuyên bố không chấp nội dung lời nhận tội của ông N. H. Long, với lý do những gì nêu trong đó là "không đầy đủ, không phù hợp với kết quả điều tra".
Bà luật sư Petra Schlagenhauf đại diện cho ông Trịnh Xuân Thanh, người bị hại trong vụ án, cũng nói với tòa rằng bà đồng ý với quan điểm của bên công tố.
Luật sư biện hộ của bị cáo phản hồi bằng việc xin được đại diện thân chủ trình bày bổ sung lời khai, mà lần này là bằng bản viết tay của chính luật sư dường như vừa được soạn nhanh trước đó.
Trong lần khai bổ sung này, N. H. Long thừa nhận đã biết trước về kế hoạch bắt cóc ngay từ ngày đầu tiên được lệnh từ Đ. Q. Oai trong việc tìm thuê xe, ngày 15/07/2017, và bị cáo đã đồng ý tham gia.
"Việc thuê xe sang Berlin là để bắt một nhân vật rất quan trọng, nhằm đem về Việt Nam xét xử," nội dung bản khai bổ sung nói.
Ông N. H. Long cũng thừa nhận ông biết rằng người chỉ đạo chiến dịch bắt người này là Tướng Đường Minh Hưng, người mà ông đã đặt phòng khách sạn hộ tại Berlin.
Tuy nhiên, ông Long nói ông dù gặp Tướng Hưng nhiều lần tại nhiều địa điểm khác nhau, nhưng ông chưa bao giờ nhận lệnh trực tiếp từ vị chỉ huy này.
Ông Long cũng khai trước tòa rằng sau khi vụ bắt người hoàn thành, ông đã tham dự một buổi tiệc "ăn mừng" ở Prague, với Tướng Hưng là một trong những người có mặt và đã "uống khá say".
Phần trình bày bổ sung này của bị cáo đã được bên công tố và luật sư đại diện ông Trịnh Xuân Thanh chấp nhận là "phù hợp kết quả điều tra".
Tòa sau khi nghe lời khai của bị cáo và ý kiến của các bên liên quan đã tuyên bố hủy bỏ phần lấy lời khai nhân chứng là một cảnh sát viên điều tra, theo kế hoạch sẽ diễn ra vào ngày hôm sau, thứ Tư 18/7.
Đại diện Đại sứ quán Việt Nam từ chối ra làm nhân chứng
Một chi tiết đáng chú ý khác trong phiên xử hôm 17/07 là một số quan chức và nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin đã vắng mặt.
Tin cho hay Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXH CN Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng, Tham tán Công sứ Lê Thị Thu, sĩ quan liên lạc cảnh sát Lê Thanh Hải, và Bí thư Thứ nhất Lê Đức Trung, theo kế hoạch lẽ ra phải có mặt trước toà trong vị trí nhân chứng trong phiên xử 17/07.
Được biết các văn bản triệu tập được Tòa Thượng thẩm Berlin gửi tới Bộ Ngoại giao Đức cách đây trên 4 tuần, sau đó đã chuyển tiếp tới Đại sứ quán Đức ở Hà Nội để tiếp đưa tới Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Tuy nhiên, những người này đã không có mặt theo yêu cầu.
Có thân phận ngoại giao, những người này được hưởng quy chế miễn trừ ngoại giao và không có nghĩa vụ phải tuân thủ trát đòi của tòa án và các cơ quan tư pháp nước sở tại, theo quy định của công pháp quốc tế.
Cuối phiên xử 17/07, Tòa cũng nói sẽ nối lại phiên xử vào 13 giờ chiều thứ Hai, 23/07, sớm hơn so với lịch đã công bố từ trước, theo đó nói phiên xử kế tiếp phiên 18/07 sẽ là ngày 24/07.
Ngày 23/07/2018 cũng là ngày tròn một năm xảy ra vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh'.
Một số người cho rằng đây là chỉ dấu cho thấy phiên tòa có thể sẽ kết thúc sớm hơn dự kiến, lẽ ra sẽ vào ngày 29/08.
Xem thêm bài về vụ Trịnh Xuân Thanh:
VN: Chấp nhận trả giá đối ngoại vì đối nội?
Ông Trịnh Xuân Thanh 'ra đầu thú'
Vụ Trịnh Xuân Thanh vẫn ‘gây rắc rối lớn’ cho VN
Ông Trịnh Xuân Thanh liên tiếp ra tòa
Báo chí Đức đưa thêm tin vụ Trịnh Xuân Thanh
Bị cáo N. H. Long bất ngờ nhận tội vụ Trịnh Xuân Thanh
Tòa Thượng thẩm Berlin trong phiên xử ngày 17/07 vụ được cho là 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh' ngay trong buổi sáng bất ngờ nghe N. H. Long, một trong các nghi phạm và là bị cáo duy nhất hiện đang hầu tòa, tuyên bố nhận tội.
Vũ Đình Duy biết gì về vụ Trịnh Xuân Thanh?Phiên tòa 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh' nêu nhiều tình tiết mới
Ông Trịnh Xuân Thanh 'chưa từng đến Slovakia'
Tuy nhiên, nhiều tình tiết gây sốc tiếp tục được nêu ra tại tòa sau lời thú tội ban đầu.
Ngay đầu giờ sáng, bà thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã giải thích cho bị cáo một cách chi tiết về các khả năng có thể xảy ra nếu bị cáo quyết định trao cho tòa lời thú tội.
Điều này khiến đặt ra khả năng là luật sư biện hộ của N. H. Long rất có thể đã có những chỉ dấu với tòa về ý định của thân chủ mình trước khi diễn ra phiên xử hôm thứ Ba, 17/07.
Sau phần giải thích của bà thẩm phán chủ tọa, luật sư biện hộ tuyên bố muốn thay mặt thân chủ đọc lời thú tội.
Lời nhận tội ban đầu
Với nội dung đã được chuẩn bị sẵn bằng văn bản, vị luật sư đại diện N. H. Long trình bày chi tiết về tiểu sử bị cáo, trong đó có nêu lên mối quan hệ cá nhân thân thiết giữa ông N. H. Long với một nghi phạm khác, ông Đ. Q. Oai.
Uy quyền của Đ. Q. Oai đối với N. H. Long, điều được nhiều nhân chứng trình bày trước tòa trong các phiên xử trước, nay được xác nhận trong lời khai của chính bị cáo.
Bị cáo thừa nhận đã tham gia vụ việc từ đầu, cụ thể là việc thuê xe ở chợ Sapa, Prague, nhưng "không hề biết trước".
Bị cáo nói rằng mình chỉ thực hiện các yêu cầu của Đ. Q. Oai mà không thắc mắc. Tuy nhiên, trong quá trình đáp ứng yêu cầu thuê xe, bị cáo nói đã nhận thấy có những "dấu hiệu đáng ngờ", nhưng đó là thời điểm mà bị cáo thấy "không thể dừng" việc hỗ trợ được nữa.
Bản khai của ông N. H. Long cũng trình bày rằng ông chỉ nhận ra rằng mình đã tham gia vào vụ bắt cóc "sau khi vụ việc đã hoàn tất", tức là sau ngày 23/07/2017.
Việc cảnh sát Đức nhanh chóng điều tra cũng như việc chủ doanh nghiệp cho thuê xe ở chợ Sapa, Prague khai rõ với giới chức rằng về người thuê xe khiến ông N. H. Long "cảm thấy hoang mang", thậm chí đã tính đến chuyện "về Việt Nam" trước khi tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, một phần vì những ràng buộc gia đình, vợ con, một phần vì được Đ. Q. Oai "động viên là cứ yên tâm, sẽ không sao đâu" mà N. H. Long đã không bay về Việt Nam.
Trong bản khai nhận tội, ông N. H. Long mong được tòa ghi nhận rằng chỉ riêng việc ông chấp nhận khai như vậy đã là điều "gây hiểm nguy cho gia đình, thân nhân" của mình tại Cộng hòa Czech cũng như tại Việt Nam, và rằng uy thế của Đ. Q. Oai khiến bản thân ông khi nhận thức được có sự đáng ngờ trong các hành vi cũng đã rơi vào tình thế không thể thoái lui.
Thay đổi lời khai
Khi được tòa hỏi ý kiến, đại diện cơ quan công tố Liên bang Đức tuyên bố không chấp nội dung lời nhận tội của ông N. H. Long, với lý do những gì nêu trong đó là "không đầy đủ, không phù hợp với kết quả điều tra".
Bà luật sư Petra Schlagenhauf đại diện cho ông Trịnh Xuân Thanh, người bị hại trong vụ án, cũng nói với tòa rằng bà đồng ý với quan điểm của bên công tố.
Luật sư biện hộ của bị cáo phản hồi bằng việc xin được đại diện thân chủ trình bày bổ sung lời khai, mà lần này là bằng bản viết tay của chính luật sư dường như vừa được soạn nhanh trước đó.
Trong lần khai bổ sung này, N. H. Long thừa nhận đã biết trước về kế hoạch bắt cóc ngay từ ngày đầu tiên được lệnh từ Đ. Q. Oai trong việc tìm thuê xe, ngày 15/07/2017, và bị cáo đã đồng ý tham gia.
"Việc thuê xe sang Berlin là để bắt một nhân vật rất quan trọng, nhằm đem về Việt Nam xét xử," nội dung bản khai bổ sung nói.
Ông N. H. Long cũng thừa nhận ông biết rằng người chỉ đạo chiến dịch bắt người này là Tướng Đường Minh Hưng, người mà ông đã đặt phòng khách sạn hộ tại Berlin.
Tuy nhiên, ông Long nói ông dù gặp Tướng Hưng nhiều lần tại nhiều địa điểm khác nhau, nhưng ông chưa bao giờ nhận lệnh trực tiếp từ vị chỉ huy này.
Ông Long cũng khai trước tòa rằng sau khi vụ bắt người hoàn thành, ông đã tham dự một buổi tiệc "ăn mừng" ở Prague, với Tướng Hưng là một trong những người có mặt và đã "uống khá say".
Phần trình bày bổ sung này của bị cáo đã được bên công tố và luật sư đại diện ông Trịnh Xuân Thanh chấp nhận là "phù hợp kết quả điều tra".
Tòa sau khi nghe lời khai của bị cáo và ý kiến của các bên liên quan đã tuyên bố hủy bỏ phần lấy lời khai nhân chứng là một cảnh sát viên điều tra, theo kế hoạch sẽ diễn ra vào ngày hôm sau, thứ Tư 18/7.
Đại diện Đại sứ quán Việt Nam từ chối ra làm nhân chứng
Một chi tiết đáng chú ý khác trong phiên xử hôm 17/07 là một số quan chức và nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin đã vắng mặt.
Tin cho hay Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXH CN Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng, Tham tán Công sứ Lê Thị Thu, sĩ quan liên lạc cảnh sát Lê Thanh Hải, và Bí thư Thứ nhất Lê Đức Trung, theo kế hoạch lẽ ra phải có mặt trước toà trong vị trí nhân chứng trong phiên xử 17/07.
Được biết các văn bản triệu tập được Tòa Thượng thẩm Berlin gửi tới Bộ Ngoại giao Đức cách đây trên 4 tuần, sau đó đã chuyển tiếp tới Đại sứ quán Đức ở Hà Nội để tiếp đưa tới Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Tuy nhiên, những người này đã không có mặt theo yêu cầu.
Có thân phận ngoại giao, những người này được hưởng quy chế miễn trừ ngoại giao và không có nghĩa vụ phải tuân thủ trát đòi của tòa án và các cơ quan tư pháp nước sở tại, theo quy định của công pháp quốc tế.
Cuối phiên xử 17/07, Tòa cũng nói sẽ nối lại phiên xử vào 13 giờ chiều thứ Hai, 23/07, sớm hơn so với lịch đã công bố từ trước, theo đó nói phiên xử kế tiếp phiên 18/07 sẽ là ngày 24/07.
Ngày 23/07/2018 cũng là ngày tròn một năm xảy ra vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh'.
Một số người cho rằng đây là chỉ dấu cho thấy phiên tòa có thể sẽ kết thúc sớm hơn dự kiến, lẽ ra sẽ vào ngày 29/08.
Xem thêm bài về vụ Trịnh Xuân Thanh:
VN: Chấp nhận trả giá đối ngoại vì đối nội?
Ông Trịnh Xuân Thanh 'ra đầu thú'
Vụ Trịnh Xuân Thanh vẫn ‘gây rắc rối lớn’ cho VN
Ông Trịnh Xuân Thanh liên tiếp ra tòa
Báo chí Đức đưa thêm tin vụ Trịnh Xuân Thanh
Geen opmerkingen:
Een reactie posten