dinsdag 10 juli 2018

Trung Quốc ‘cho phép vợ nhà đối kháng quá cố Lưu Hiểu Ba đi Đức’

Trung Quốc ‘cho phép vợ Lưu Hiểu Ba đi Đức’

  • 10 tháng 7 2018Ông Lưu Hiểu Ba và vợ, Lưu Hà - ảnh chụp tháng 10/2002Bản quyền hình ảnh Handout/AFP

Image caption Ông Lưu Hiểu Ba và vợ, Lưu Hà - ảnh chụp tháng 10/2002

Người vợ góa của Lưu Hiểu Ba, nhà đối kháng Trung Quốc được giải Nobel Hòa bình, được cho phép rời Trung Quốc để sang Đức.
LS Đài và bà Lê Thu Hà ra tù, lên đường sang Đức
Lưu Hiểu Ba: Chuyện tình vượt lên trên lao tù
Vợ góa của Lưu Hiểu Ba 'sẵn sàng chết tại nhà'
Bà Lưu Hà đã bị quản thúc từ khi chồng bà được giải Nobel năm 2010.
Ông Lưu Hiểu Ba, một giáo sư đại học chuyển sang hoạt động nhân quyền, bị giam năm 2009 và qua đời vì ung thư năm 2017.
Nhà thơ Lưu Hà chưa từng bị khởi tố, nhưng hồi tháng Năm, bà nói sẵn sàng chết để phản đối việc bị quản thúc.
Theo một người bạn cho báo chí hay, bà đã lên chuyến bay Finnair từ Bắc Kinh sang Berlin hôm thứ Ba.

Bà Lưu Hà cầm chân dung Lưu Hiểu Ba hồi tháng Bảy 2017Bản quyền hình ảnh AFP
Image caption Bà Lưu Hà cầm chân dung Lưu Hiểu Ba hồi tháng Bảy 2017
Đức đã kêu gọi Trung Quốc cho phép bà Lưu Hà ra đi.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Đức tuần này.
Hồi tháng Năm, bà Lưu Hà nói với một người bạn Liêu Diệc Vũ qua điện thoại rằng "chết dễ hơn sống".
"Nếu tôi không thể ra đi, tôi sẽ chết trong nhà mình," bà được dẫn lời.
Chính phủ Trung Quốc tuyên bố bà Lưu Hà là công dân tự do, nhưng bà đã bị hạn chế đi lại.
Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế kêu gọi Trung Quốc ngừng quấy nhiễu những người thân của bà Lưu Hà còn ở Trung Quốc.
Xem thêm về nhân quyền:
Campuchia: Nhà sư làm phim về dân mất đất
Quan ngại về việc TQ thu thập mẫu DNA ồ ạt
VN dạy nhân quyền từ mẫu giáo đến đại học
Bà Đoan Trang nhận giải nhân quyền của Czech

Chủ đề liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44778839

Nhà thơ Lưu Hà đến Đức

media Bà Lưu Hà khi tới sân bay quốc tế Helsinki, Phần Lan, trước khi tới Đức, ngày 10/07/2018. Lehtikuva/Jussi Nukari REUTERS
Nhà thơ Lưu Hà đã tới Đức ngày 10/07/2018, tìm được tự do sau 8 năm bị Bắc Kinh quản thúc mà không được cho biết phạm tội gì. Máy bay chở người vợ góa của nhà ly khai quá cố, Nobel Hòa Bình 2010, đáp xuống phi trường Berlin lúc 15 giờ, giờ quốc tế. Trong số những người bạn ra đón có nhà văn tị nạn Lưu Diệc Vũ và Nobel Văn Học Herta Muller.

Vì sao Trung Quốc thả Lưu Hà, từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut giải thích :
Với nụ cười rạng rỡ, Lưu Hà đặt chân xuống phi trường Berlin sau khi quá cảnh ở Hensinki. Người vợ góa của nhà tranh đấu Trung Quốc Lưu Hiểu Ba không đưa ra một lời tuyên bố nào và đã lập tức lên xe cùng với những người đón tiếp chạy về thành phố. Nhà văn Trung Quốc ly khai Lưu Diệt Vũ, tị nạn tại Berlin, muốn cho Lưu Hà tạm trú. Ông cho biết rất vui mừng khi được tin Lưu Hà được tự do.
Theo thông cáo của bộ ngoại giao Trung Quốc, vợ góa của khôi nguyên Nobel Hòa Bình 2010, qua đời cách nay gần đúng một năm, sang Đức « theo nguyện vọng của bà ». Bắc Kinh cho biết Lưu Hà muốn được chăm sóc sức khỏe.
Sau 8 năm bị giam lỏng, Lưu Hà có triệu chứng trầm cảm. Bắc Kinh khẳng định là sự kiện nhà thơ Lưu Hà rời Trung Quốc không có liên hệ gì với chuyến thăm Đức của thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kết thúc cùng ngày.
Tuy nhiên, bối cảnh thương mại quốc tế căng thẳng và mưu tính của Trung Quốc muốn được Đức ủng hộ chống áp lực của Mỹ giải thích vì sao Bắc Kinh phải thả Lưu Hà. Một người bạn thân của nhà thơ cho biết chuyến công du Trung Quốc hồi tháng 5 của thủ tướng Angela Merkel đã đóng vai trò quyết định.
Phản ứng của Mỹ
Hoa Kỳ, qua phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Heather Nauert, hôm qua đã chào mừng Lưu Hà được tự do và kêu gọi chính quyền Trung Quốc thả tất cả tù nhân bị kết án vì bất đồng chính kiến, tôn trọng quyền tự do và nhân quyền.
Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi Lưu Hà lên máy bay, Trung Quốc tuyên án 13 năm tù nhà hoạt động dân chủ Tần Vĩnh Mẫn với tội danh « tụ tập đông người bất hợp pháp ». Tần Vĩnh Mẫn đã trải qua 22 năm tù sau khi nộp đơn xin lập đảng Dân Chủ vào năm 1998, nhân một chuyến viếng thăm của tổng thống Bill Clinton.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180711-nha-tho-luu-ha-den-duc

Geen opmerkingen:

Een reactie posten