dinsdag 17 juli 2018

Việt – Nhật ‘thúc đẩy thương mại tự do’ + Tập đoàn Nhật Sojitz chi 91,2 triệu đôla mua lại công ty Giấy Sài Gòn (Saigon Paper)


Việt – Nhật ‘thúc đẩy thương mại tự do’

  • 6 tháng 6 2017
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe có buổi gặp gỡ báo chí chungBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe có buổi gặp gỡ báo chí chung
Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố cùng Việt Nam "thúc đẩy thương mại đầu tư tự do" giữa "làn sóng bảo hộ và chống lại toàn cầu hóa".
Ông Shinzo Abe phát biểu tại buổi tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Tokyo hôm 6/6, theo trang web chính phủ Việt Nam.
Lãnh đạo Nhật cũng hứa hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực chấp pháp trên biển thông qua việc cung cấp những chiếc tàu tuần tra mới.
Giải mã 'Chính phủ kiến tạo' của ông Phúc
Hai bên đã ký kết Công hàm trao đổi vay vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) trị giá khoảng 100,3 tỷ yên, tương đương 1 tỉ đôla.
Số tiền này dành cho bốn dự án: Bảo đảm an toàn và an ninh hàng hải; Quản lý nước ở Bến Tre; Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Biên Hòa (giai đoạn 1); và Phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc (giai đoạn 2).
Hai bên cũng loan báo Nhật Bản sẽ hỗ trợ các dự án hạ tầng lớn trong đó có đường bộ cao tốc Bắc-Nam, đường sắt đô thị.
Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, đứng thứ 2 về đầu tư FDI vào Việt Nam.
Việt Nam coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầuBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Việt Nam coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu

Tin liên quan

Tập đoàn Nhật Sojitz thâu tóm Giấy Sài Gòn

  • 26 tháng 6 2018
giấyBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Nhu cầu giấy bìa carton ở Việt Nam tăng hơn 10 lần trong thập kỷ qua
Tập đoàn Nhật Sojitz chi 91,2 triệu đôla mua lại công ty Giấy Sài Gòn (Saigon Paper), thỏa thuận nhằm khai thác nhu cầu ngày càng gia tăng về giấy bìa cứng và khăn giấy ở Đông Nam Á, báo Nhật cho hay.
Theo Nikkei Asian Review hôm 26/6, Sojitz mua lại hơn 90% cổ phần của nhà sản xuất khăn giấy lớn nhất của Việt Nam, do ông Mai Hữu Tín sở hữu.
Tỷ phú Thái chiếm thị phần: 'Nguy cơ hay cơ hội'?
Vụ bán cổ phần Sabeco có diễn biến mới
Vụ Sabeco: Tỷ phú Thái Lan 'cần ảnh hưởng'
Uber bán mảng kinh doanh Đông Nam Á cho Grab
Ngoài thương hiệu khăn giấy Bless You, Giấy Sài Gòn còn sản xuất giấy vệ sinh và bìa cứng. Doanh thu hàng năm của doanh nghiệp này được ghi nhận lên đến 100 triệu đôla, với công suất 40.000 tấn giấy tiêu dùng và 230.000 tấn giấy công nghiệp.
"Nhu cầu giấy bìa carton ở Việt Nam tăng hơn 10 lần trong thập kỷ qua, một phần nhờ sự gia tăng mua sắm trực tuyến và chuyển dịch sản xuất hàng dệt và điện tử từ Trung Quốc. Nhu cầu giấy vệ sinh tăng gấp 5 trong thời gian đó khi mức sống được cải thiện trong bối cảnh tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 6%," Nikkei Asian Review tường thuật.
Được thành lập năm 1997, Giấy Sài Gòn hiện tại có nhu cầu tăng vốn đầu tư. Sojitz được cho là sẽ gửi sáu nhà quản lý từ Nhật Bản sang giúp cải tiến hệ thống tài chính và kế toán của công ty, đồng thời nâng cấp hệ thống máy móc nhà xưởng của Giấy Sài Gòn.
Với việc mở rộng hoạt động tại Việt Nam, Sojitz đặt mục tiêu tăng doanh số khoảng 40%, đạt 18 tỷ yen vào năm 2022, theo Nikkei Asian Review.
Hợp tác Việt - Thái ‘chủ yếu về kinh tế'
Lãnh đạo Việt, Nhật cùng tiếng nói về TPP
Việt – Nhật ‘thúc đẩy thương mại tự do’
Thủ tướng Abe muốn 'thắt chặt quan hệ' Nhật-Việt

https://www.bbc.com/vietnamese/business-44591850

Geen opmerkingen:

Een reactie posten