zaterdag 3 juni 2017

Trung Quốc: Doanh nghiệp nước ngoài phàn nàn bị phân biệt đối xử

Trung Quốc: Doanh nghiệp nước ngoài phàn nàn bị phân biệt đối xử

mediaCông ty nước ngoài vẫn chịu thua thiệt tại Trung Quốc.Reuters
Hồ sơ kinh tế là một vế quan trọng trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu-Trung Quốc. Nhân dịp này, ngày 31/05/2017, Phòng Thương Mại Châu Âu tại Trung Quốc đã công bố báo cáo thường niên, theo đó, 50% số doanh nghiệp nước ngoài được hỏi cho biết không phải lúc nào Trung Quốc cũng hồ hởi đón tiếp các đầu tư châu Âu hay Hoa Kỳ.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Heike Schmidt gửi về bài tường trình :
« 56% số doanh nghiệp châu Âu đang hiện diện trên thị trường Trung Quốc mong muốn đầu tư thêm, nhưng việc tiếp cận thị ngày càng hạn chế và luật lệ đề ra ngày càng chặt chẽ và thường xuyên được áp dụng một cách không công bằng. Đây là các rào cản đối với các doanh nghiệp này.
Đơn cử một ví dụ rõ ràng nhất : đó là các luật lệ về bảo vệ môi trường. Hơn 60% các doanh nghiệp châu Âu cho rằng họ bị kiểm tra ngặt nghèo hơn các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc.
Ông Denis Depoux, phụ trách khu vực châu Á của Roland Berger, công ty tư vấn đã tiến hành cuộc điều tra, hỏi ý kiến 570 doanh nghiệp. Ông cho biết : Các quy định về môi trường của Trung Quốc rất nghiêm ngặt. Hiện nay, các quy định này ở cùng một mức độ, thậm chí còn cao hơn các quy định ở châu Âu hay Hoa Kỳ.
Thế nhưng, việc áp dụng các quy định lại không công bằng đối với các doanh nghiệp châu Âu. Họ thường xuyên bị các chuyên gia Trung Quốc đến kiểm tra về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, việc phát thải các sản phẩm độc hại. Các thanh tra Trung Quốc xem xét rất kỹ lưỡng việc tôn trọng các quy định, chuẩn mực. Thế nhưng, họ lại không làm như vậy đối với các doanh nghiệp Trung Quốc.
50% các doah nghiệp châu Âu cảm thấy giờ đây họ không được đón tiếp tốt như lúc mới tới thị trường Trung Quốc và chỉ có 15% các nhà đầu tư cho rằng Trung Quốc sẽ tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường nội địa trong vòng 5 năm tới ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170602-cac-doanh-nghiep-nuoc-ngoai-phan-nan-bi-phan-biet-doi-xu-tai-trung-quoc

Công ty Mỹ tại Trung Quốc ngán ngẩm cản lực trong kinh doanh

media
Một showroom của hãng Buick tại Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 15/12/2016.GREG BAKER / AFP
Đúng vào lúc lãnh đạo Bắc Kinh hùng hồn biện hộ cho quyền tự do thương mại tại Davos, Phòng Thương Mại Mỹ ở Trung Quốc ngày 18/01/2017 đã công bố bản báo cáo nêu bật tâm trạng ngán ngẩm của các công ty Mỹ đang làm ăn tại nước này. Vì cảm thấy ít được hoan nghênh hơn, một số công ty đang chuyển hoạt động kinh doanh qua các nước khác.
Theo hãng tin Mỹ AP, báo cáo này phản ánh thái độ bực tức của các công ty (Mỹ) từng coi Trung Quốc là một thị trường chủ lực, nhưng lại phải đối phó với việc Bắc Kinh gia tăng các biện pháp ngăn chặn không cho nước ngoài tiếp cận công nghệ và các ngành nghề đầy hứa hẹn khác.
Từ lâu nay, giới lãnh đạo Trung Quốc luôn cam kết làm cho nền kinh tế do Nhà Nước quản lý của họ trở nên hiệu quả hơn bằng việc mở rộng nhiều ngành nghề hơn cho giới đầu tư nước ngoài và tư nhân. Tuy nhiên, các tập đoàn kinh doanh ghi nhận rằng những lời hứa đó không có mấy tác dụng.
Theo bản báo cáo, có đến 81% công ty tham gia cuộc khảo sát năm nay của Phòng Thương Mại Mỹ cho biết họ cảm thấy « ít được hoan nghênh hơn ở Trung Quốc », so với tỉ lệ 77% của năm ngoái.
Cũng theo báo cáo, 60% công ty được hỏi cho biết họ không tin hoặc ít tin vào việc Bắc Kinh cam kết mở cửa thị trường rộng hơn nữa trong vòng 3 năm tới.
Hậu quả của tình trạng chán ngán nói trên là xu hướng chuyển đi nước khác làm ăn. Theo bản báo cáo, một phần tư các công ty Mỹ đã chuyển cơ sở từ Trung Quốc qua nước khác trong vòng ba năm qua, hoặc đang chuẩn bị làm việc này.
Báo cáo ghi nhận tâm trạng chung của các công ty Mỹ : « Môi trường đầu tư tại Trung Quốc giờ đây làm nản chí giới đầu tư. »

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170118-cong-ty-my-tai-trung-quoc-ngan-ngam-can-luc-trong-kinh-doanh

Geen opmerkingen:

Een reactie posten