vrijdag 7 april 2017

Bà Eva Bình Nguyễn gốc Việt làm đại sứ Pháp tại Cambodia


Phụ nữ gốc Việt làm đại sứ Pháp tại Cambodia


Bà Eva Bình Nguyễn. (Hình: Facebook Eva Binh Nguyen)
PHNOM PENH, Cambodia (NV) – Một phụ nữ gốc Việt được tổng thống Pháp đề cử làm đại sứ Pháp tại Cambodia hiện đang còn phải chờ được chính quyền Nam Vang chấp thuận.
Bà Eva Bình Nguyễn, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp hiện là viên chức cao cấp của tòa Đại Sứ Pháp ở Hà Nội, được Tổng Thống Pháp Francois Hollande cử làm đại sứ cho nước Pháp ở Cambodia, theo tin của báo điện tử Le Petit Journal được báo The Cambodian Daily lấy lại.
Nếu chính phủ Cambodia chấp thuận, bà sẽ là phụ nữ gốc Việt đầu tiên được cử làm đại sứ cho nước Pháp tại một nước hiện vẫn còn đang có những rắc rối chưa giải quyết xong về biên giới với Việt Nam.
Tờ The Cambodian Daily nói không thể liên lạc được với Bộ Ngoại Giao Cambodia để yêu cầu bình luận về tin nói trên. Còn bà Mathilde Teruya, phát ngôn viên tòa Đại Sứ Pháp tại Phnom Penh, trả lời qua một điện thư, rằng bà không thể xác nhận chuyện bổ nhiệm cho tới khi chính phủ Cambodia chính thức chấp thuận.
Bà Eva Nguyễn Bình, cha là người Việt, mẹ người Pháp, có chồng là Jean-Noel Poirier đương kim đại sứ Pháp tại Hà Nội. Bà cũng là viên chức ngoại giao của Pháp từ 16 năm qua, hiện cũng là tham tán Hợp Tác và Văn Hóa của Đại Sứ Quán Pháp và là giám đốc Viện Pháp tại Việt Nam.
Báo The Cambodian Daily cho rằng việc Pháp bổ nhiệm một người gốc Việt làm đại sứ ở nước họ được nhiều người cho là “đáng tranh luận” khi mà Việt Nam và Cambodia đang còn bất đồng về vấn đề biên giới.
Còn nhớ, hôm Chủ Nhật, 19 Tháng Bảy 2015, khoảng 2,000 người Cambodia dẫn đầu là các dân biểu của đảng Cứu Quốc Đối Lập đã tới vùng biên giới với Việt Nam, khu vực giáp ranh giữa tỉnh Long An và tỉnh Svay Rieng. Ba tuần lễ trước đó, tại đây đã xảy ra xô xát giữa một nhóm nhà hoạt động Cambodia do Dân Biểu Real Camerin dẫn đầu với người dân Việt Nam làm gần 20 người bị thương do các cáo buộc rằng Việt Nam “vi phạm đất đai của Cambodia.”
Sau đó, một số cuộc họp khẩn cấp cao giữa hai chính phủ được tổ chức, nhưng đến nay vấn đề cắm mốc biên giới giữa hai nước vẫn còn chưa hoàn tất, đặc biệt tại một số điểm thuộc hai tỉnh Long An và Đắk Lắk, đối diện với hai tỉnh Svay Rieng và Ratanakiri.
Ngày 24 Tháng Mười Một, 2016, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ Tướng Hun Sen đồng ý cùng viết thư cho chính phủ Pháp để yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật trong việc sao chép bản đồ biên giới thời thuộc địa với độ phân giải cao hơn để sử dụng trong phân định biên giới giữa hai nước.
Nay, một phụ nữ gốc Việt được chính phủ Pháp cử làm đại sứ dấy lên sự nghi ngờ ở Nam Vang.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn của BBC, ông Trần Cộng Trục, cựu trưởng Ban Biên Giới Chính Phủ Cộng Sản Việt Nam, cho rằng, “Việc có một đại sứ Pháp tại Cambodia là người gốc Việt là yếu tố rất thuận lợi cho hai bên giải quyết những khó khăn trong vấn đề biên giới lâu nay.” (TN)

Nhật Bản bắt 7 du học sinh Việt Nam chuyên trộm mỹ phẩm

http://www.nguoi-viet.com/tin-chinh/tong-thong-phap-bo-nhiem-phu-nu-goc-viet/

Người phụ nữ gốc Việt sẽ là Đại sứ Pháp ở Campuchia?

  • 6 tháng 4 2017
phápBản quyền hình ảnh Fb Eva Nguyen Binh
Image caption Bà Eva Nguyễn Bình (trái) và ca sĩ Đồng Lan trong một sự kiện tại Hà Nội
Người được chính phủ Pháp chọn làm tân đại sứ tại Campuchia "có liên hệ với Việt Nam, cha là người Việt".
Tờ Cambodia Daily hôm 5/4 cho hay, Tổng thống Pháp Francois Hollande chọn bà Eva Nguyễn Bình, phu nhân Đại sứ Pháp tại Việt Nam [ông Jean-Noel Poirier], là tân đại sứ Pháp tại Campuchia.
Theo trang Le Petit Journal, Tổng thống Hollande bổ nhiệm bà Nguyễn Bình từ hôm 8/2, cùng với 27 đại sứ Pháp tại các nước khác.
Trước khi được bổ nhiệm vào vai trò mới, bà từng là Tham tán Hợp tác và Văn hóa của Đại sứ quán Pháp và là Giám đốc Viện Pháp tại Việt Nam.
Trả lời một báo Việt Nam hồi 2016 bà cho hay tên của bà là Nguyễn Bình Thanh Hương do cha bà, một người Việt Nam sang Pháp du học, đặt cho.
Nhưng vì tên Thanh Hương khó đọc nên mẹ bà là người Pháp đã đặt thêm tên châu Âu cho bà.
Bà cũng cho hay bà có (chị) em gái là Thanh Nga.
Bà Eva Nguyễn Bình cho hay bà từng học tiếng Việt hơn 10 năm trước nhưng nay chỉ có cố gắng để nói một chút và không hiểu tiếng Việt nhiều, theo bài trên vietnamnews.vn tháng 3/2016.
VN 'không xây dựng trên đất Campuchia'
Vì sao căng thẳng biên giới VN - Campuchia?
Nếu chính phủ Campuchia xác nhận việc bổ nhiệm, bà Nguyễn Bình sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận vai trò đại sứ Pháp tại Campuchia.
Cambodia Daily nói bà Mathilde Teruya, Phát ngôn viên Sứ quán Pháp tại Phnom Penh, không xác nhận việc đại sứ mới "trong khi các cơ quan hữu quan chưa thông báo chính thức việc phê chuẩn".
"Việc bổ nhiệm một người Pháp gốc Việt vào vị trí quyền lực có thể gây tranh cãi trong thời điểm căng thẳng biên giới Campuchia - Việt Nam và những cư dân sống cạnh biên giới tiếp tục cáo buộc người Việt xâm phạm lãnh thổ của họ", báo này tường thuật.

'Yếu tố thuận lợi'

Hôm 6/4, trả lời BBC, Tiến sĩ Trần Công Trục, cựu Trưởng Ban biên giới Chính phủ Việt Nam, nói: "Tôi không theo dõi nhiều vấn đề ngoại giao nhưng qua việc bổ nhiệm một người gốc Việt vào vị trí đại sứ cho thấy Pháp rất quan tâm về vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia."
"Pháp là quốc gia có những đóng góp trong việc giải quyết vùng phân định biên giới, để lại cơ sở pháp lý như bản đồ Bonne mà cả Việt Nam và Campuchia đều dựa vào đó để bàn thảo vấn đề biên giới."
"Theo như tôi được biết thì đến nay, hai nước đã giải quyết được 80% chiều dài biên giới, chỉ còn lại 6,7 khu vực vẫn còn các ý kiến, nhận thức khác nhau về kỹ thuật bản đồ."
"Và việc này phải tiếp tục nhờ cậy các chuyên gia Pháp giúp xử lý."
"Theo tôi, việc có một đại sứ Pháp tại Campuchia là người gốc Việt là yếu tố rất thuận lợi cho hai bên giải quyết những khó khăn trong vấn đề biên giới lâu nay."
"Hai bên cần khai thác yếu tố này để giải quyết những điều còn tồn đọng trong vấn đề biên giới và vượt qua những trở ngại như vấn đề sắc tộc tại Campuchia."
"Tôi hy vọng bà tân Đại sứ sẽ có những đóng góp quan trọng trong việc giải quyết vấn đề căng thẳng biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, duy trì quan hệ láng giềng vì lợi ích chung của cả hai dân tộc," ông Trục nói với BBC.
Bà Eva Nguyễn Bình "tự hào khi có người chồng nấu ăn ngon và luôn ủng hộ vợ trong sự nghiệp và ngày nào với bà cũng là ngày 8/3", báo Zing hồi tháng 3/2016 ghi nhận.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39488676

Geen opmerkingen:

Een reactie posten