Biển Đông : Tổng thống Duterte điều quân đội đến các đảo có tranh chấp
Binh sĩ Philippines tuần tra trên đảo Thị Tứ trong quần đảo Trường Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa nhiều nước trong khu vực. Ảnh chụp ngày 11/05/2017.REUTERS/Ritchie
Trong chuyến thăm một căn cứ quân sự trên đảo Palawan (tây Philippines) ngày 06/04/2017, tổng thống Rodrigo Duterte thông báo đã ra lệnh triển khai quân đội trên các bãi cạn và những đảo không có người ở trong vùng Biển Đông mà Manila đòi chủ quyền và hiện đang có tranh chấp với một số nước xung quanh.
Hãng tin AFP trích tuyên bố trước báo giới của ông Duterte, « đã đến lúc phải xây dựng các cơ sở quân sự và cắm cờ Philippines » trên các đảo không có người ở hay bãi cạn mà ông cho là thuộc chủ quyền của Philippines và đang bị nhiều nước nhòm ngó muốn chiếm.
Tổng thống Philippines nói : « Tôi đã ra lệnh cho quân đội chiếm hết » các đảo đó. Ông khẳng định có từ « 9 đến 10 » hòn đảo như vậy trong quần đảo Trường Sa là thuộc chủ quyền của Philippines.
Ông Duterte cũng thông báo ý định đến thăm đảo Thitu (Việt Nam gọi là Thị Tứ) ở Biển Đông vào tháng 06/2017 để cắm cờ Philippines nhân dịp quốc khánh 12/06 của nước này.
Thitu nằm gần đá Subi (Subi Reef), một trong bẩy đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa. Tổng thống Duterte cũng cho biết ông có ý định tăng cường an ninh cho đảo Thitu bằng cách xây thêm nhiều khu đồn trú.
Philippines chiếm 9 đảo và bãi đá ở Biển Đông, trong đó có đảo Thitu, mà nước này gọi là Pagasa. Đây là hòn đảo lớn nhất trong số các đảo mà Manila kiểm soát ở quần đảo Trường Sa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170406-bien-dong-to%CC%89ng-tho%CC%81ng-duterte-trie%CC%89n-khai-quan-tren-ca%CC%81c-da%CC%89o-co%CC%81-tranh-cha%CC%81p
Tổng thống Philippines nói : « Tôi đã ra lệnh cho quân đội chiếm hết » các đảo đó. Ông khẳng định có từ « 9 đến 10 » hòn đảo như vậy trong quần đảo Trường Sa là thuộc chủ quyền của Philippines.
Ông Duterte cũng thông báo ý định đến thăm đảo Thitu (Việt Nam gọi là Thị Tứ) ở Biển Đông vào tháng 06/2017 để cắm cờ Philippines nhân dịp quốc khánh 12/06 của nước này.
Thitu nằm gần đá Subi (Subi Reef), một trong bẩy đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa. Tổng thống Duterte cũng cho biết ông có ý định tăng cường an ninh cho đảo Thitu bằng cách xây thêm nhiều khu đồn trú.
Philippines chiếm 9 đảo và bãi đá ở Biển Đông, trong đó có đảo Thitu, mà nước này gọi là Pagasa. Đây là hòn đảo lớn nhất trong số các đảo mà Manila kiểm soát ở quần đảo Trường Sa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170406-bien-dong-to%CC%89ng-tho%CC%81ng-duterte-trie%CC%89n-khai-quan-tren-ca%CC%81c-da%CC%89o-co%CC%81-tranh-cha%CC%81p
Biển Đông : Tàu Trung Quốc liên tục hiện diện trong vùng chủ quyền Malaysia
Tàu hải giám của Trung Quốc trên Biển Đông (DR)
Báo The Guandian, số ra ngày 05/04/2017, dựa trên các ảnh vệ tinh được công bố, cho biết, tại Biển Đông, các tàu tuần tra của Trung Quốc duy trì sự hiện diện gần như liên tục tại các bãi đá mà Malaysia khẳng định thuộc chủ quyền của mình.
Trung Tâm Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI), trực thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược, tại Washington, đã theo dõi các tàu tuần tra của Trung Quốc và công bố các bức ảnh vệ tinh cho thấy trong tháng Giêng và tháng Hai năm nay, ba tàu Trung Quốc đã tuần tra khu vực bãi đá Luconia (Trung Quốc gọi là Quỳnh Thai Tiều – Qiongtai Jiao), cách Trung Quốc 1600 km và chỉ cách đảo Bornéo của Malaysia 145 km.
Cũng trong thời gian này, chỉ có một tàu của Malaysia đi tuần tra tại đây. Bộ Quốc Phòng Malaysia chưa có phản ứng gì về thông tin này. Theo trung tâm AMTI, từ cuối năm 2015, Trung Quốc vẫn thường xuyên cho tàu tuần tra khu vực này, có lúc lên tới 11 tàu.
Trước đây, các tàu tuần tra Trung Quốc được trang bị vũ khí đã đi hộ tống các thuyền cá của nước này và dừng lại tại bãi đá Luconia. Ngư dân Malaysia cho biết là các tàu Trung Quốc đã xua đuổi họ ra khỏi khu vực này.
Năm 2015, Malaysia đã từ bỏ thái độ mềm mỏng trong các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, vốn vẫn được Kuala Lumpur áp dụng. Vào lúc đó, Trung Quốc tuyên bố đã rút các tàu tuần tra ra khỏi khu vực bãi đá Luconia, nhưng theo tổ chức AMTI, thì các tàu này sau đó quay trở lại ngay lập tức nơi đây. Tháng 03/2016, bộ Ngoại Giao Malaysia đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Kuala Lumpur lên yêu cầu giải thích.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170406-bien-dong-tau-trung-quoc-lien-tuc-hien-dien-trong-vu%CC%80ng-chu-quyen-malaysia
Cũng trong thời gian này, chỉ có một tàu của Malaysia đi tuần tra tại đây. Bộ Quốc Phòng Malaysia chưa có phản ứng gì về thông tin này. Theo trung tâm AMTI, từ cuối năm 2015, Trung Quốc vẫn thường xuyên cho tàu tuần tra khu vực này, có lúc lên tới 11 tàu.
Trước đây, các tàu tuần tra Trung Quốc được trang bị vũ khí đã đi hộ tống các thuyền cá của nước này và dừng lại tại bãi đá Luconia. Ngư dân Malaysia cho biết là các tàu Trung Quốc đã xua đuổi họ ra khỏi khu vực này.
Năm 2015, Malaysia đã từ bỏ thái độ mềm mỏng trong các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, vốn vẫn được Kuala Lumpur áp dụng. Vào lúc đó, Trung Quốc tuyên bố đã rút các tàu tuần tra ra khỏi khu vực bãi đá Luconia, nhưng theo tổ chức AMTI, thì các tàu này sau đó quay trở lại ngay lập tức nơi đây. Tháng 03/2016, bộ Ngoại Giao Malaysia đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Kuala Lumpur lên yêu cầu giải thích.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170406-bien-dong-tau-trung-quoc-lien-tuc-hien-dien-trong-vu%CC%80ng-chu-quyen-malaysia
Biển Đông: Ảnh vệ tinh xác nhận việc Trung Quốc đưa tiêm kích đến Hoàng Sa
Ảnh vệ tinh chụp ngày 29/03/2017: Tiêm kích Trung Quốc J-11 trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Biển Đông(Internet)
Một chiến đấu cơ Trung Quốc vừa bị vệ tinh chụp hình trên phi đạo của đảo Phú Lâm tại Hoàng Sa (Biển Đông) hôm 29/03/2017. Bức ảnh chiếc J-11 do cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI) công bố hôm qua, 06/04 là bằng chứng mới nhất về việc Trung Quốc điều động chiến đấu cơ đến quần đảo Hoàng Sa mà họ chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974.
Theo hãng tin Anh Reuters, đây là lần đầu tiên từ một năm nay mà sự hiện diện của chiến đấu cơ Trung Quốc tại Hoàng Sa bị phát giác, và cũng là lần đầu tiên từ khi tân tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức.
Được công bố đúng vào thời điểm tổng thống Mỹ tiếp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Florida, Reuters cho rằng chắc chắn ông Trump sẽ dựa vào đó để nêu bật mối quan ngại trước việc Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa các tiền đồn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Giải thích về việc trên ảnh chỉ có duy nhất một chiếc máy bay tiêm kích J-11, chuyên gia Greg Poling của AMTI cho rằng rất có thể còn nhiều chiếc khác nằm trong các cơ sở trông giống như các nhà kho chứa máy bay gần đó và được thấy trong ảnh vệ tinh.
Theo ông Poling, không rõ là chiếc J-11 đã được đưa đến đảo Phú Lâm từ lúc nào, nhưng mọi người nên chờ đợi là Trung Quốc sẽ có hành động triển khai tương tự tại các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở quần đảo Trường Sa vì lẽ các công trình quân sự của Trung Quốc ở đó đã được xây xong.
Trong thời gian qua, Hoa Kỳ từng nhấn mạnh rằng hoạt động của Trung Quốc luân phiên đưa chiến đấu cơ tới đảo Phú Lâm là một phần trong chiến lược quân sự hóa quy mô lớn của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington từ chối bình luận liên quan tới thông tin được AMTI tiết lộ.
Còn theo một quan chức Mỹ xin giấu tên, sự xuất hiện của chiến đấu cơ Trung Quốc trên đảo Phú Lâm không có gì là lạ vì lẽ Bắc Kinh đã và đang đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông.
Philippines làm rõ tuyên bố « chiếm đảo » ở Trường Sa
Một ngày sau khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chỉ đạo cho quân đội « chiếm » khoảng 9, 10 thực thể địa lý không người ở mà Manila tuyên bố chủ quyền tại vùng Trường Sa, giới chức quân sự và quân đội nước này lần lượt lên tiếng « làm rõ » những chỉ thị của ông Duterte.
Hãng tin Anh Reuters dẫn lời một tư lệnh Hải Quân Philippines cho biết là lệnh của ông Duterte là « chỉ chiếm đóng các khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền, chứ không được phép chiếm thêm những thực thể địa lý khác ».
Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cũng khẳng định chính quyền Manila sẽ chỉ sửa chữa và cải tạo các cơ sở có sẵn của họ ở Trường Sa mà thôi : « Tổng thống muốn xây dựng các công trình như doanh trại cho binh lính, các hệ thống cung cấp nước và xử lý chất thải, các trạm cung cấp điện, hải đăng và nơi trú ẩn cho ngư dân ».
Các lời làm rõ trên đây rất cần thiết vì nếu làm đúng theo lệnh của ông Duterte, thì sẽ vi phạm nghiêm trọng bản Tuyên Bố về Ứng Xử ở Biển Đông (DOC), đồng thời đụng chạm đến Việt Nam và Trung Quốc cũng đang đòi chủ quyền ở Trường Sa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170407-anh-ve-tinh-xac-nhan-viec-trung-quoc-dua-tiem-kich-den-hoang-sa
Được công bố đúng vào thời điểm tổng thống Mỹ tiếp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Florida, Reuters cho rằng chắc chắn ông Trump sẽ dựa vào đó để nêu bật mối quan ngại trước việc Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa các tiền đồn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Giải thích về việc trên ảnh chỉ có duy nhất một chiếc máy bay tiêm kích J-11, chuyên gia Greg Poling của AMTI cho rằng rất có thể còn nhiều chiếc khác nằm trong các cơ sở trông giống như các nhà kho chứa máy bay gần đó và được thấy trong ảnh vệ tinh.
Theo ông Poling, không rõ là chiếc J-11 đã được đưa đến đảo Phú Lâm từ lúc nào, nhưng mọi người nên chờ đợi là Trung Quốc sẽ có hành động triển khai tương tự tại các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở quần đảo Trường Sa vì lẽ các công trình quân sự của Trung Quốc ở đó đã được xây xong.
Trong thời gian qua, Hoa Kỳ từng nhấn mạnh rằng hoạt động của Trung Quốc luân phiên đưa chiến đấu cơ tới đảo Phú Lâm là một phần trong chiến lược quân sự hóa quy mô lớn của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington từ chối bình luận liên quan tới thông tin được AMTI tiết lộ.
Còn theo một quan chức Mỹ xin giấu tên, sự xuất hiện của chiến đấu cơ Trung Quốc trên đảo Phú Lâm không có gì là lạ vì lẽ Bắc Kinh đã và đang đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông.
Philippines làm rõ tuyên bố « chiếm đảo » ở Trường Sa
Một ngày sau khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chỉ đạo cho quân đội « chiếm » khoảng 9, 10 thực thể địa lý không người ở mà Manila tuyên bố chủ quyền tại vùng Trường Sa, giới chức quân sự và quân đội nước này lần lượt lên tiếng « làm rõ » những chỉ thị của ông Duterte.
Hãng tin Anh Reuters dẫn lời một tư lệnh Hải Quân Philippines cho biết là lệnh của ông Duterte là « chỉ chiếm đóng các khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền, chứ không được phép chiếm thêm những thực thể địa lý khác ».
Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cũng khẳng định chính quyền Manila sẽ chỉ sửa chữa và cải tạo các cơ sở có sẵn của họ ở Trường Sa mà thôi : « Tổng thống muốn xây dựng các công trình như doanh trại cho binh lính, các hệ thống cung cấp nước và xử lý chất thải, các trạm cung cấp điện, hải đăng và nơi trú ẩn cho ngư dân ».
Các lời làm rõ trên đây rất cần thiết vì nếu làm đúng theo lệnh của ông Duterte, thì sẽ vi phạm nghiêm trọng bản Tuyên Bố về Ứng Xử ở Biển Đông (DOC), đồng thời đụng chạm đến Việt Nam và Trung Quốc cũng đang đòi chủ quyền ở Trường Sa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170407-anh-ve-tinh-xac-nhan-viec-trung-quoc-dua-tiem-kich-den-hoang-sa
Geen opmerkingen:
Een reactie posten