Cảnh quan kiến trúc nơi nào đẹp nhất thế giới?

Thành phố Yemen hàng trăm năm tuổi đặt bên những tòa tháp sáng bóng của Hong Kong là một số cảnh quan kiến trúc đẹp nhất thế giới, theo Jonathan Glancey.
Một đường chân trời (skyline) của một thành phố là bộ mặt của nó. Và cũng như bộ mặt của những người thân thương, chúng ta lưu giữ cảnh quan này trong trí nhớ ngay cả khi ta ở xa nó hoặc lâu không nhìn. Bởi vì, một khi đã thấy, ai mà có thể quên đường chân trời của thành phố Edinburgh, Manhattan, Hong Kong hoặc Helsinki?Tuy nhiên, cũng như mặt người, cảnh quan kiến trúc thay đổi theo năm tháng, mặc dù với những thành phố thành công về thương mại thì càng nhiều tuổi thì thành phố trông càng trẻ ra, càng cao hơn, càng hào nhoáng hơn chứ không bé nhỏ nhăn nhúm. Hãy trông đường chân trời của London ngày nay, những nhà chọc trời mới tinh tranh nhau đua sắc như các nghệ sĩ nổi tiếng trong đêm hòa nhạc.

Nhiều người còn nhớ khi Thẩm Quyến ở Nam Trung Quốc còn là một thị trấn chợ nhỏ nhìn ra vịnh ở biển phía Nam hơn là nhớ một biển nhà cao tầng lãnh đạm. Những người khác lại nhớ Dubai như một làng chài bé nhỏ ở vịnh Ba Tư nổi tiếng vì thợ lăn ngọc trai hơn là nhớ những tòa tháp cao tầng đầy tham vọng và những đội lau cửa kính.
Những tòa nhà cao chóng mặt đã thay đổi bộ mặt các thành phố trên thế giới trong 30 năm qua. Ấy thế mà ngay cả những thị trấn và thành phố thời trung cổ cũng khoe khoang khi có các tòa nhà cao tầng. Cảnh quan kiến trúc của San Gimignano, thị trấn trên đồi ở Tuscan, rải rác có 14 tháp trung cổ còn sót lại. Từ xa, hoặc khi nheo mắt nhìn, những ngôi nhà cao lênh khênh và chắc chắn này làm cho San Gimignano trông như Manhattan thu nhỏ.
Điều đó còn đúng hơn khi nói tới thị trấn hấp dẫn Shibam ở Yemen. Mặc dù có dân số dưới 2.000, khu định cư ở sa mạc này, có cảnh nền là núi, có rất nhiều nhà cao hơn 10 tầng. Được xây bằng gạch đất, được sửa chữa hoặc xây lại, nhiều nhà có từ thế kỷ 16. Được xây để chống toán cướp Bedouin, những nhà tháp xây lôn xộn này trông thực sự giống một thành phố hiện đại khi nhìn từ xa hay gần, đặc biệt khi mặt trời làm không khí nóng bốc lên gây ảo ảnh. Không phải vô cớ mà Shibam được gọi là 'Chicago của sa mạc' hoặc 'Manhattan của Trung Đông'.

'Chạm tới trời'
Thoạt đầu các thị trấn thường được xây dựng trên khu đất cao để dễ phòng thủ. Được bao quanh bằng tướng chắn và trang điểm bằng các chòi tháp, chúng trông như trong các truyện cổ tích. Mặc dù thị trấn Carcassonne, Nam nước Pháp, chủ yếu được tạo dựng lại ở thế kỷ 19 (bởi Eugène Viollet-le-Duc, kiến trúc sư Pháp phái giả Gothic, và nhà lý luận) nhưng cảnh quan kiến trúc là một trong những thứ lãng mạn nhất. Khi nhìn nó qua cánh đồng và vườn nho, ta dễ mường tượng cảnh các Kỵ Sĩ Bàn Tròn phi ngựa qua cổng thành có lỗ châu mai. Nhìn gần, Carcassonne là một ảo ảnh, trên đường phố lát đá cuội là các du khách đội mũ bóng chày, mặc áo dài tay và xà cạp hơn là mặc áo giáp mũ sắt thời xưa.
Nằm giữa các đồi, vịnh và biển, thành phố bằng đá này mọc lên và trải dài dọc theo địa hình với nếp gấp kiến trúc gây ấn tượng, đường chân trời là các tòa tháp táo bạo, những chóp nhọn vươn cao và tượng đài tân cổ điển. Ấy vậy mà thành phố này không có nhà chọc trời, phải nói rằng đây là điều tốt cho nó.
Có vẻ là có ý nghĩa khi trên bất kỳ trang mạng nào nói về cảnh quan kiến trúc thì đều dành cho các nhà chọc trời như thể chúng là cách chắc chắn duy nhất để nhận biết một thành phố nào đó mặc dù càng nhiều nhà chọc trời thì các thành phố trông càng giống nhau.

Nhưng một vài thành phố nhà chọc trời lại không làm thất vọng khi nhìn gần. cảnh quan kiến trúc náo nhiệt của Hong Kong, đặc biệt về đêm, là thực sự thú vị, cho dù nhìn từ tầng hai của tàu điện, từ phà, khi đi tản bộ nơi công cộng hay nhìn cửa sổ phòng ngủ khách sạn. Tuy nhiên ở đây, cái quan trọng không phải là những tòa nhà riêng rẽ của kiến trúc sư nổi tiếng nào đó (như trường hợp cảnh quan kiến trúc bên hồ ở Chicago) vì cách mà các cụm nhà cao tầng mọc lên từ trong ranh giới chật hẹp toàn đá như thể chúng là phần đua thêm tự nhiên của địa hình các đảo Trung Quốc. Dưới góc sáng nào đó, trông chúng giống cấu thành địa chất hơn là công trình kiến trúc.
Nhìn một cảnh kỳ thú

Một số cảnh quan kiến trúc thành phố gồm những nhà chọc trời vô duyên. Thí dụ khu Pudong. Khu này là bờ Đông của Thượng Hải vượt sông Hoàng Phố từ Tân Cổ điển à Art Deco Bund, phố nổi tiếng nhất thành phố. Một Đặc khu kinh tế từ 1993, Phố Đông đã phát triển cực nhanh. Những tòa chọc trời có dáng lạ mắt, vươn lên như pháo hoa tạo thành đường chân trời long lanh về đêm. Dưới ánh sáng ban ngày, dù có cao bao nhiêu, những tòa nhà này trông chẳng có gì đặc biệt lắm.


Biết rằng cảnh quan kiến trúc sẽ thay đổi theo thời gian, một số thành phố như Helsinki, Venice và Edinburgh luôn luôn phải thận trọng hơn các nơi khác. Tuy nhiên ngay cả những thành phố, như London, đang thay đổi đến mức không nhận ra, chúng ta vẫn có thể nuôi dưỡng những hình ảnh lý tưởng của những công trình này, những bộ mặt này của thành phố, sâu trong tiềm thức chung của chúng ta.
Bài tiếng Anh đăng trên BBC Culture
Tin liên quan
http://www.bbc.com/vietnamese/vert-cul-37780719
Geen opmerkingen:
Een reactie posten