Tài liệu do Greenpeace tiết lộ đe dọa hiệp định TTIP
Hàng ngàn người biểu tình tại Hanovre, miền bắc nước Đức, chống hiệp ước TTIP, ngày 23/04/2016.REUTERS/Kai Pfaffenbach
Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace vừa giáng một đòn nặng nề vào thỏa thuận thương mại TTIP giữa Hoa Kỳ và châu Âu, khi tiết lộ nhiều chi tiết về các thương lượng đang diễn ra. Washington lên tiếng trấn an, trong khi đó, Paris khẳng định châu Âu không chấp nhận một hiệp định bất bình đẳng với Hoa Kỳ.
Theo AFP, bản tài liệu dày 248 trang của Greenpeace được trang mạng của tổ chức này tại Hà Lan công bố vào sáng hôm qua, 02/05/2016, với nội dung của 13 trong số 17 chương của thỏa thuận. Dự thảo nói trên là phiên bản có trước vòng đàm phán thứ 13, diễn ra tại New York hồi tuần trước. Bản dự thảo này cho thấy những bất đồng sâu sắc giữa Washington và Bruxelles sau gần ba năm thương thuyết. Greenpeace lo ngại, nếu được thông qua, thỏa thuận sẽ mang lại nhiều đe dọa mới cho sức khỏe và môi trường, và phía được hưởng lợi chủ yếu là các tập đoàn lớn.
Washington và Bruxelles ngay lập tức lên tiếng giảm nhẹ ý nghĩa tiêu cực của tài liệu Greenpeace. Hôm qua, một người phát ngôn của Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ (USTR) tuyên bố tài liệu vừa được công bố có thể dẫn đến những nhận thức hoàn toàn sai lầm về TTIP, một hiệp định có sứ mạng « bảo vệ người tiêu thụ, sức khỏe và môi trường » và sẽ tạo điều kiện cho Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu mở rộng các quy tắc như vậy ra toàn thế giới. Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết « đặc biệt lo ngại về vụ rò rỉ » thông tin này.
Về phần mình, ủy viên Thương Mại châu Âu, bà Cecelia Malmstrom, tái khẳng định : « Liên Hiệp Châu Âu không bao giờ hạ thấp các chuẩn mực bảo vệ người tiêu dùng, an ninh thực phẩm hay bảo vệ môi trường ». Ủy viên Thương Mại châu Âu cho rằng báo cáo của Greenpeace chỉ là « một trận bão trong một tách trà », bởi những thông tin mà tổ chức này công bố chỉ là các nội dung đang đàm phán. Tuy nhiên, bà Malmstrom cũng thừa nhận : trong một số lĩnh vực, sự khác biệt rất lớn giữa hai phía sẽ không cho phép hai bên đi đến đồng thuận.
Trong khi đó, tổng thống Pháp tuyên bố Paris sẽ không phê chuẩn văn bản thỏa thuận trong tình trạng hiện thời. Trước đó, quốc vụ khanh phụ trách Ngoại Thương của Pháp, ông Matthias Fekl, khẳng định, tốt nhất nên ngừng đàm phán về TTIP. Đại diện Pháp chỉ ra một loạt lĩnh vực mà Paris muốn Washington cần nhân nhượng, cụ thể như nông nghiệp, các tiêu chuẩn về môi trường… Pháp hy vọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện thâm nhập thị trường Mỹ. Ông nhấn mạnh : « thương mại không phải là mục đích tự thân, mà chỉ là công cụ », và chắc chắn Paris sẽ không để bị áp đặt. Thỏa thuận TTIP cũng bị phản đối mạnh tại Đức.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160503-greenpeace-au-my-ttip-qt
Washington và Bruxelles ngay lập tức lên tiếng giảm nhẹ ý nghĩa tiêu cực của tài liệu Greenpeace. Hôm qua, một người phát ngôn của Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ (USTR) tuyên bố tài liệu vừa được công bố có thể dẫn đến những nhận thức hoàn toàn sai lầm về TTIP, một hiệp định có sứ mạng « bảo vệ người tiêu thụ, sức khỏe và môi trường » và sẽ tạo điều kiện cho Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu mở rộng các quy tắc như vậy ra toàn thế giới. Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết « đặc biệt lo ngại về vụ rò rỉ » thông tin này.
Về phần mình, ủy viên Thương Mại châu Âu, bà Cecelia Malmstrom, tái khẳng định : « Liên Hiệp Châu Âu không bao giờ hạ thấp các chuẩn mực bảo vệ người tiêu dùng, an ninh thực phẩm hay bảo vệ môi trường ». Ủy viên Thương Mại châu Âu cho rằng báo cáo của Greenpeace chỉ là « một trận bão trong một tách trà », bởi những thông tin mà tổ chức này công bố chỉ là các nội dung đang đàm phán. Tuy nhiên, bà Malmstrom cũng thừa nhận : trong một số lĩnh vực, sự khác biệt rất lớn giữa hai phía sẽ không cho phép hai bên đi đến đồng thuận.
Trong khi đó, tổng thống Pháp tuyên bố Paris sẽ không phê chuẩn văn bản thỏa thuận trong tình trạng hiện thời. Trước đó, quốc vụ khanh phụ trách Ngoại Thương của Pháp, ông Matthias Fekl, khẳng định, tốt nhất nên ngừng đàm phán về TTIP. Đại diện Pháp chỉ ra một loạt lĩnh vực mà Paris muốn Washington cần nhân nhượng, cụ thể như nông nghiệp, các tiêu chuẩn về môi trường… Pháp hy vọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện thâm nhập thị trường Mỹ. Ông nhấn mạnh : « thương mại không phải là mục đích tự thân, mà chỉ là công cụ », và chắc chắn Paris sẽ không để bị áp đặt. Thỏa thuận TTIP cũng bị phản đối mạnh tại Đức.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160503-greenpeace-au-my-ttip-qt
Hiệp định TTIP : Barack Obama bị phản đối ở Đức
Người dân xuống đường biểu tình tại Đức phản đối Hiệp định TTIP ngày 23/04/2016.REUTERS/Kai Pfaffenbach
Tại Đức, đông đảo người dân được kêu gọi xuống đường hôm nay, 23/04/2016, để phản đối Hiệp định Tự do Mậu dịch xuyên Đại Tây Dương (TAFTA hay TTIP), đang được Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đàm phán. Cuộc biểu tình diễn ra chỉ một ngày trước khi tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm Hanover.
Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut gửi về bài tường trình :
« TTIP, từ viết tắt tiếng Anh, xuất hiện khắp nơi tại Đức, trái ngược với nhiều nước khác. Hiệp định Tự do Mậu dịch xuyên Đại Tây Dương giữa Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ hiện đang là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận.
Chính phủ Đức chỉ thấy những lợi ích, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh tại một nước vô địch về xuất khẩu. Thủ tướng Angela Merkel hy vọng hiệp định sẽ đạt được kết quả trước khi tổng thống Barack Obama rời nước Đức. Nhưng mọi nghi ngại vẫn còn đó.
Về phần người dân Đức, ngày càng có nhiều người phản đối. Cách đây hai năm, gần 55% dân số vẫn còn ủng hộ dự thảo hiệp định. Nhưng hiện nay, con số này chỉ còn 17%. Số người phản đối ngày càng cao, điều này được thấy rõ qua cuộc tuần hành được tổ chức tỉ mỉ. Vào mùa thu năm 2015, một cuộc tuần hành lớn phản đối hiệp định đã quy tụ được từ 150 đến 250.000 người tại Berlin.
Ngày 23/04 tại Hanover, một ngày trước khi tổng thống Barack Obama tới và hai ngày trước khi nối lại vòng đàm phán tại New York, hàng chục nghìn người phản đối xuống đường tại thủ phủ của bang Niedersachsen, trong đó có nhiều nghiệp đoàn, các đảng phái cánh tả và các hiệp hội chống toàn cầu hóa. Cuộc tuần hành cũng được cho là để thể hiện thái độ phản đối chính sách hiện nay và chống Mỹ » .
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160423-hiep-dinh-ttip-barack-obama-bi-phan-doi-o-duc
« TTIP, từ viết tắt tiếng Anh, xuất hiện khắp nơi tại Đức, trái ngược với nhiều nước khác. Hiệp định Tự do Mậu dịch xuyên Đại Tây Dương giữa Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ hiện đang là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận.
Chính phủ Đức chỉ thấy những lợi ích, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh tại một nước vô địch về xuất khẩu. Thủ tướng Angela Merkel hy vọng hiệp định sẽ đạt được kết quả trước khi tổng thống Barack Obama rời nước Đức. Nhưng mọi nghi ngại vẫn còn đó.
Về phần người dân Đức, ngày càng có nhiều người phản đối. Cách đây hai năm, gần 55% dân số vẫn còn ủng hộ dự thảo hiệp định. Nhưng hiện nay, con số này chỉ còn 17%. Số người phản đối ngày càng cao, điều này được thấy rõ qua cuộc tuần hành được tổ chức tỉ mỉ. Vào mùa thu năm 2015, một cuộc tuần hành lớn phản đối hiệp định đã quy tụ được từ 150 đến 250.000 người tại Berlin.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160423-hiep-dinh-ttip-barack-obama-bi-phan-doi-o-duc
Geen opmerkingen:
Een reactie posten