Vì sao đồng nhân dân tệ Trung Quốc gây rúng động thế giới ?
Đồng nhân dân tệ (10 yuan), đồng euro (50) và bảng Anh (20).REUTERS/Kacper Pempel
Khủng hoảng chứng khoán, vốn tư bản ào ạt chạy ra nước ngoài, chuyển đổi kinh tế tế nhị…Năm 2016 khởi đầu không tốt đẹp đối với Trung Quốc. Theo các số liệu do Ngân Hàng Nhà Nước Trung Quốc công bố hôm Chủ nhật, 07/02/2016, dự trữ hối đoái của nước này bị giảm mất 99,5 tỷ đô la (89,2 tỷ euro) trong tháng Giêng và xuống còn ở mức 3230 tỷ đô la. Dự trữ hối đoái của Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất kể từ 2012, triệu chứng của cuộc chiến mà Bắc Kinh đang tiến hành để hỗ trợ đồng nhân dân tệ.
Cách nay có vài tháng, nền kinh tế thứ hai trên thế giới còn tạo được lòng tin, nhưng giờ đây lại đang gây lo ngại. Việc tăng trưởng giảm sút cũng như khả năng của chính quyền cộng sản Trung Quốc làm chủ được tốc độ giảm tăng trưởng thường xuyên gây chấn động các thị trường chứng khoán thế giới.
Các thông tin trái ngược mà Bắc Kinh tung ra một cách nhỏ giọt làm cho vấn đề thêm phức tạp. Trong những tuần qua, Trung Quốc đã phải đẩy nhanh tiến độ phá giá nhân dân tệ so với đô la (phá giá 1,3% từ đầu tháng Giêng sau khi đã hạ giá 4,5% trong năm 2015), đồng thời lại vẫn khoe khoang là ổn định được giá trị đồng tiền so với giỏ tiền tệ bao gồm 13 ngoại tệ được thiết lập hồi tháng 12/2015. Tất cả những động thái này gây khó hiểu.
Hoa Kỳ tỏ ra bi quan, đòi thả nổi « một cách có tổ chức và minh bạch » đồng tiền Trung Quốc. Quả thực là đồng nhân dân tệ bị thao túng bởi các thủ tục không rõ ràng sáng sủa. Vậy Trung Quốc đang chơi trò gì với đồng nhân dân tệ ? Liệu việc phá giá ồ ạt đồng nhân dân tệ có thể làm dấy lên một cú sốc kinh tế toàn cầu hay không ? Liệu chúng ta có bên bờ một cuộc chiến tranh tiền tệ mới hay không. Sau đây là giải thích của báo Le Monde số ra ngày 09/02/2016.
Trước hết, đồng nhân dân tệ sẽ bị sụt giá đến mức nào ?
Từ lâu nay, Washington đã cáo buộc Bắc Kinh kìm giữ đồng nhân dân tệ ở mức thấp hơn giá trị thực để thúc đẩy xuất khẩu. Thế nhưng, từ năm 2015, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đã nới lỏng cơ chế tỷ giá cố định và đồng nhân dân tệ tăng giá so với đô la. Vào tháng 07/2015, để chuẩn bị cho việc đưa đồng tiền Trung Quốc vào giỏ tiền tệ - quyền rút vốn đặc biệt – nguồn vốn chính của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, định chế này thậm chí đã hoan nghênh lộ trình mà Trung Quốc đã thực hiện.
Thế nhưng, điều trái khoáy là các kinh tế gia thẩm định rằng hiện nay đồng nhân dân tệ được định giá cao hơn giá trị thật của nó. Nguyên nhân là các động lực kinh tế nội tại đang kéo đồng nhân dân tệ xuống thấp, như tăng trưởng chậm và nguồn vốn ào ạt chạy ra nước ngoài (theo Viện Tài Chính Quốc Tế, trong năm 2015, có 725 triệu đô la được chuyển ra nước ngoài).
Chính vì thế, hiện nay Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đang cố kìm hãm và dàn trải các áp lực giảm giá trị tiền tệ để tránh việc hạ giá nhân dân tệ phũ phàng. Trong tháng 8/2015, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đã thông qua một cơ chế xác định hối đoái mới và giải thích rằng cơ chế mới này tôn trọng các điều kiện thị trường hơn ; kết quả là trong ba ngày đồng tiền Trung Quốc đã mất giá 2,96% so với đô la. Việc giảm giá này có thể còn mạnh hơn nếu như Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc không can thiệp để ngăn chặn.
Để hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đã dùng dự trữ hối đoái để mua nhân dân tệ, làm cho nguồn dự trữ này sụt giảm 770 tỷ đô la, kể từ tháng Sáu 2014, vào lúc đó, Trung Quốc có mức dự trữ hối đoái cao nhất, 4000 tỷ đô la. Thế nhưng, việc can thiệp giữ giá đồng nhân dân tệ chỉ có hiệu quả nếu như ngăn chặn được các nguồn vốn đổ ra bên ngoài và thuyết phục được các nhà đầu tư ở lại Trung Quốc. Điều này đòi hỏi phải có những cải cách cơ cấu tế nhị.
Giả sử Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc để cho nhân dân tệ tự điều chỉnh thì tình hình sẽ ra sao ?
Giới chuyên gia kinh tế ngân hàng thẩm định là trong trường hợp này, đồng nhân dân tệ sẽ chỉ mất giá ở mức độ hạn chế. Nhưng các quỹ đầu cơ thì cho rằng đồng tiền Trung Quốc sẽ mất giá từ 30 đến 50%.
Phải chăng Trung Quốc lao vào một cuộc chiến tranh tiền tệ ?
Mối đe dọa này thường xuyên được nêu ra, theo đó, khi để cho nhân dân tệ giảm giá, dường như Bắc Kinh đã khai mở một cuộc chiến tranh tiền tệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Chuyên gia Pham Thuy Van, thuộc viện nghiên cứu kinh tế Cœ-Rexecode, nhận định : « Không hẳn là như vậy. Cách tiếp cận vấn đề của Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc mang tính phòng thủ chứ không phải là tấn công : định chế này không chủ động phá giá mà chỉ đi theo sát, hỗ trợ việc giảm giá này ».
Tuy nhiên, không loại trừ hoàn toàn kịch bản một cuộc chiến tranh tiền tệ : kịch bản này có thể xẩy ra, nếu như Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc mệt mỏi về việc phải rút tiền trong quỹ dự trữ hối đoái để ngăn chặn đồng nhân dân tệ mất giá và để mặc cho đồng tiền quốc gia tuột giá. Trường hợp này sẽ gây ra phản ứng dây chuyền với những hậu quả tai hại : đồng tiền của các nước đang trỗi dậy vốn có giá trị thấp sẽ bị tấn công, trong khi đó, ngân hàng trung ương của các nước khác sẽ đáp trả bằng cách phá giá đồng tiền quốc gia của mình…
Bắc Kinh lèo lái giai đoạn quá độ kinh tế ra sao ?
Bắc Kinh vất vả chèo lái giai đoạn quá độ đưa nền kinh tế quốc gia hướng tới một mô hình bớt dựa vào xuất khẩu và chú trọng hơn vào tiêu thụ nội địa. Các thay đổi liên tục trong chính sách quản lý lúc thì chủ trương chỉ đạo can thiệp lúc thì muốn tự do kinh tế gây ra nhiều chệch choạc. Các thị trường chứng khoán không mấy hứng thú trước các hạn chế áp đặt đối với những người sở hữu nhiều cổ phiếu.
Tương tự, chính quyền Trung Quốc, một mặt khẳng định cần phải giảm tốc độ và tái cân bằng tăng trưởng, mặt khác lại tiếp tục chính sách thúc đẩy tăng trưởng để hỗ trợ các hoạt động sản xuất và bảo đảm xã hội bình an. Quả thực là mọi việc không rõ ràng cho lắm. Liệu chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có tranh thủ hội nghị trung ương vào tháng Ba để đưa ra lập trường của ông về các thay đổi sắp tới hay không ? Có thể.
Theo kinh tế gia Euler Hermes thì « Trung Quốc không lựa chọn giữa Nhà nước và thị trường. Nhưng giữa tiền tệ, tăng trưởng và tài trợ nền kinh tế, họ phải xác định các ưu tiên ». Giải Nobel Kinh Tế Robert Mundell, người Canada, cho rằng, một nước không thể cùng một lúc áp dụng tỷ giá hối đoái cố định, thực hiện chính sách tiền tệ độc lập và có được sự luân chuyển lưu thông của tư bản. Nếu Trung Quốc muốn mở cửa thị trường vốn và hỗ trợ nền kinh tế quốc gia, thì họ phải thả nổi tiền tệ…
Vậy thị trường lo ngại gì ?
Giới tài chính tối kỵ bất trắc. Từ tháng 8/2015, mỗi lần đồng nhân dân tệ phá giá thì lại gây ra phản ứng mạnh mẽ của các thị trường chứng khoán trên thế giới và phản ứng này lại càng nghiêm trọng do tình trạng tệ hại của các thị trường tài chính Trung Quốc – chỉ số hỗn hợp Thượng Hải đã mất 50% kể từ tháng 6/2015. Thế nhưng, chỉ số này vẫn còn cao hơn 30% so với mức của giữa năm 2014, tức là trước khi hình thành bong bóng đầu cơ chứng khoán Trung Quốc. Chính vì thế, chuyên gia Pham đã nhận định rằng « phản ứng của thị trường là thái quá ».
Tuy vậy, các nguyên nhân lo ngại của thị trường là có thực : đó là việc giảm mạnh hoạt động kinh tế, Bắc Kinh không có khả năng thông tin rõ ràng về chiến lược và rủi ro về sự tuột giá của đồng nhân dân tệ. Tình hình càng trở nên trầm trọng vì từ năm 2008, các ngân hàng trung ương đã bơm những khoản tiền khổng lồ vào hệ thống tài chính, làm gia tăng « tính khí thất thường » của các thị trường.
Chuyên gia Từ Bắc (Bei Xu) thuộc công ty đầu tư Exane BNP Paribas tóm tắt như sau : « Các luồng vốn di chuyển ngày càng nhanh từ thị trường tài chính này sang thị trường khác để tìm kiếm lợi nhuận, và sự di chuyển này tàn phá mạnh mẽ ».
Liệu tiến trình quốc tế hóa đồng tiền Trung Quốc có bị xét lại hay không ?
Đó là cả một vấn đề. Từ 15 năm nay, đảng Cộng sản Trung Quốc mơ ước nhìn thấy đồng nhân dân tệ lấn át đồng đô la Mỹ. Và để đạt được điều này, họ đã từng bước nới lỏng việc kiểm soát tiền tệ nhưng đồng nhân dân tệ vẫn chỉ có khả năng chuyển đổi bán phần. Bắc Kinh cũng cho phép các công ty Trung Quốc sử dụng nhân dân tệ để thanh toán xuất nhập khẩu (trước đó thì chỉ dùng đô la), rồi để phát hành công trái…
Kết quả là đồng tiền Trung Quốc đã có vai trò ngày càng gia tăng trong việc tài trợ thương mại quốc tế. Thế nhưng, trước khi hạ bệ được vai trò của đồng đô la, đồng nhân dân tệ phải có khả năng chuyển đổi hoàn toàn và Trung Quốc phải hoàn tất tiến trình tự do hóa thị trường tài chính. Công việc này đòi hỏi 10 hoặc 20 năm.
Tình hình sẽ khác nếu như Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc kéo dài thời hạn áp dụng các biện pháp được đưa ra trong những tuần gần đây để ngăn chặn đầu cơ, ví dụ như việc rút tiền là đồng nhân dân tệ ở nước ngoài. Ông Victor Shih, chuyên gia về Trung Quốc ở trường đại học San Diego nhận định : « Từ 5 năm nay, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc không ngừng khoe khoang về việc thả lỏng dần dần đồng nhân dân tệ, nhưng giờ đây, Trung Quốc lại có một số biện pháp thụt lùi. Khó có thể duy trì được lập trường này và đây là một trắc nghiệm lớn đối với Trung Quốc ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160211-vi-sao-dong-nhan-dan-te-trung-quoc-gay-rung-dong-the-gioi
Các thông tin trái ngược mà Bắc Kinh tung ra một cách nhỏ giọt làm cho vấn đề thêm phức tạp. Trong những tuần qua, Trung Quốc đã phải đẩy nhanh tiến độ phá giá nhân dân tệ so với đô la (phá giá 1,3% từ đầu tháng Giêng sau khi đã hạ giá 4,5% trong năm 2015), đồng thời lại vẫn khoe khoang là ổn định được giá trị đồng tiền so với giỏ tiền tệ bao gồm 13 ngoại tệ được thiết lập hồi tháng 12/2015. Tất cả những động thái này gây khó hiểu.
Hoa Kỳ tỏ ra bi quan, đòi thả nổi « một cách có tổ chức và minh bạch » đồng tiền Trung Quốc. Quả thực là đồng nhân dân tệ bị thao túng bởi các thủ tục không rõ ràng sáng sủa. Vậy Trung Quốc đang chơi trò gì với đồng nhân dân tệ ? Liệu việc phá giá ồ ạt đồng nhân dân tệ có thể làm dấy lên một cú sốc kinh tế toàn cầu hay không ? Liệu chúng ta có bên bờ một cuộc chiến tranh tiền tệ mới hay không. Sau đây là giải thích của báo Le Monde số ra ngày 09/02/2016.
Trước hết, đồng nhân dân tệ sẽ bị sụt giá đến mức nào ?
Thế nhưng, điều trái khoáy là các kinh tế gia thẩm định rằng hiện nay đồng nhân dân tệ được định giá cao hơn giá trị thật của nó. Nguyên nhân là các động lực kinh tế nội tại đang kéo đồng nhân dân tệ xuống thấp, như tăng trưởng chậm và nguồn vốn ào ạt chạy ra nước ngoài (theo Viện Tài Chính Quốc Tế, trong năm 2015, có 725 triệu đô la được chuyển ra nước ngoài).
Chính vì thế, hiện nay Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đang cố kìm hãm và dàn trải các áp lực giảm giá trị tiền tệ để tránh việc hạ giá nhân dân tệ phũ phàng. Trong tháng 8/2015, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đã thông qua một cơ chế xác định hối đoái mới và giải thích rằng cơ chế mới này tôn trọng các điều kiện thị trường hơn ; kết quả là trong ba ngày đồng tiền Trung Quốc đã mất giá 2,96% so với đô la. Việc giảm giá này có thể còn mạnh hơn nếu như Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc không can thiệp để ngăn chặn.
Để hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đã dùng dự trữ hối đoái để mua nhân dân tệ, làm cho nguồn dự trữ này sụt giảm 770 tỷ đô la, kể từ tháng Sáu 2014, vào lúc đó, Trung Quốc có mức dự trữ hối đoái cao nhất, 4000 tỷ đô la. Thế nhưng, việc can thiệp giữ giá đồng nhân dân tệ chỉ có hiệu quả nếu như ngăn chặn được các nguồn vốn đổ ra bên ngoài và thuyết phục được các nhà đầu tư ở lại Trung Quốc. Điều này đòi hỏi phải có những cải cách cơ cấu tế nhị.
Giả sử Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc để cho nhân dân tệ tự điều chỉnh thì tình hình sẽ ra sao ?
Giới chuyên gia kinh tế ngân hàng thẩm định là trong trường hợp này, đồng nhân dân tệ sẽ chỉ mất giá ở mức độ hạn chế. Nhưng các quỹ đầu cơ thì cho rằng đồng tiền Trung Quốc sẽ mất giá từ 30 đến 50%.
Phải chăng Trung Quốc lao vào một cuộc chiến tranh tiền tệ ?
Mối đe dọa này thường xuyên được nêu ra, theo đó, khi để cho nhân dân tệ giảm giá, dường như Bắc Kinh đã khai mở một cuộc chiến tranh tiền tệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Chuyên gia Pham Thuy Van, thuộc viện nghiên cứu kinh tế Cœ-Rexecode, nhận định : « Không hẳn là như vậy. Cách tiếp cận vấn đề của Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc mang tính phòng thủ chứ không phải là tấn công : định chế này không chủ động phá giá mà chỉ đi theo sát, hỗ trợ việc giảm giá này ».
Tuy nhiên, không loại trừ hoàn toàn kịch bản một cuộc chiến tranh tiền tệ : kịch bản này có thể xẩy ra, nếu như Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc mệt mỏi về việc phải rút tiền trong quỹ dự trữ hối đoái để ngăn chặn đồng nhân dân tệ mất giá và để mặc cho đồng tiền quốc gia tuột giá. Trường hợp này sẽ gây ra phản ứng dây chuyền với những hậu quả tai hại : đồng tiền của các nước đang trỗi dậy vốn có giá trị thấp sẽ bị tấn công, trong khi đó, ngân hàng trung ương của các nước khác sẽ đáp trả bằng cách phá giá đồng tiền quốc gia của mình…
Bắc Kinh lèo lái giai đoạn quá độ kinh tế ra sao ?
Bắc Kinh vất vả chèo lái giai đoạn quá độ đưa nền kinh tế quốc gia hướng tới một mô hình bớt dựa vào xuất khẩu và chú trọng hơn vào tiêu thụ nội địa. Các thay đổi liên tục trong chính sách quản lý lúc thì chủ trương chỉ đạo can thiệp lúc thì muốn tự do kinh tế gây ra nhiều chệch choạc. Các thị trường chứng khoán không mấy hứng thú trước các hạn chế áp đặt đối với những người sở hữu nhiều cổ phiếu.
Tương tự, chính quyền Trung Quốc, một mặt khẳng định cần phải giảm tốc độ và tái cân bằng tăng trưởng, mặt khác lại tiếp tục chính sách thúc đẩy tăng trưởng để hỗ trợ các hoạt động sản xuất và bảo đảm xã hội bình an. Quả thực là mọi việc không rõ ràng cho lắm. Liệu chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có tranh thủ hội nghị trung ương vào tháng Ba để đưa ra lập trường của ông về các thay đổi sắp tới hay không ? Có thể.
Theo kinh tế gia Euler Hermes thì « Trung Quốc không lựa chọn giữa Nhà nước và thị trường. Nhưng giữa tiền tệ, tăng trưởng và tài trợ nền kinh tế, họ phải xác định các ưu tiên ». Giải Nobel Kinh Tế Robert Mundell, người Canada, cho rằng, một nước không thể cùng một lúc áp dụng tỷ giá hối đoái cố định, thực hiện chính sách tiền tệ độc lập và có được sự luân chuyển lưu thông của tư bản. Nếu Trung Quốc muốn mở cửa thị trường vốn và hỗ trợ nền kinh tế quốc gia, thì họ phải thả nổi tiền tệ…
Vậy thị trường lo ngại gì ?
Giới tài chính tối kỵ bất trắc. Từ tháng 8/2015, mỗi lần đồng nhân dân tệ phá giá thì lại gây ra phản ứng mạnh mẽ của các thị trường chứng khoán trên thế giới và phản ứng này lại càng nghiêm trọng do tình trạng tệ hại của các thị trường tài chính Trung Quốc – chỉ số hỗn hợp Thượng Hải đã mất 50% kể từ tháng 6/2015. Thế nhưng, chỉ số này vẫn còn cao hơn 30% so với mức của giữa năm 2014, tức là trước khi hình thành bong bóng đầu cơ chứng khoán Trung Quốc. Chính vì thế, chuyên gia Pham đã nhận định rằng « phản ứng của thị trường là thái quá ».
Tuy vậy, các nguyên nhân lo ngại của thị trường là có thực : đó là việc giảm mạnh hoạt động kinh tế, Bắc Kinh không có khả năng thông tin rõ ràng về chiến lược và rủi ro về sự tuột giá của đồng nhân dân tệ. Tình hình càng trở nên trầm trọng vì từ năm 2008, các ngân hàng trung ương đã bơm những khoản tiền khổng lồ vào hệ thống tài chính, làm gia tăng « tính khí thất thường » của các thị trường.
Chuyên gia Từ Bắc (Bei Xu) thuộc công ty đầu tư Exane BNP Paribas tóm tắt như sau : « Các luồng vốn di chuyển ngày càng nhanh từ thị trường tài chính này sang thị trường khác để tìm kiếm lợi nhuận, và sự di chuyển này tàn phá mạnh mẽ ».
Liệu tiến trình quốc tế hóa đồng tiền Trung Quốc có bị xét lại hay không ?
Đó là cả một vấn đề. Từ 15 năm nay, đảng Cộng sản Trung Quốc mơ ước nhìn thấy đồng nhân dân tệ lấn át đồng đô la Mỹ. Và để đạt được điều này, họ đã từng bước nới lỏng việc kiểm soát tiền tệ nhưng đồng nhân dân tệ vẫn chỉ có khả năng chuyển đổi bán phần. Bắc Kinh cũng cho phép các công ty Trung Quốc sử dụng nhân dân tệ để thanh toán xuất nhập khẩu (trước đó thì chỉ dùng đô la), rồi để phát hành công trái…
Kết quả là đồng tiền Trung Quốc đã có vai trò ngày càng gia tăng trong việc tài trợ thương mại quốc tế. Thế nhưng, trước khi hạ bệ được vai trò của đồng đô la, đồng nhân dân tệ phải có khả năng chuyển đổi hoàn toàn và Trung Quốc phải hoàn tất tiến trình tự do hóa thị trường tài chính. Công việc này đòi hỏi 10 hoặc 20 năm.
Tình hình sẽ khác nếu như Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc kéo dài thời hạn áp dụng các biện pháp được đưa ra trong những tuần gần đây để ngăn chặn đầu cơ, ví dụ như việc rút tiền là đồng nhân dân tệ ở nước ngoài. Ông Victor Shih, chuyên gia về Trung Quốc ở trường đại học San Diego nhận định : « Từ 5 năm nay, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc không ngừng khoe khoang về việc thả lỏng dần dần đồng nhân dân tệ, nhưng giờ đây, Trung Quốc lại có một số biện pháp thụt lùi. Khó có thể duy trì được lập trường này và đây là một trắc nghiệm lớn đối với Trung Quốc ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160211-vi-sao-dong-nhan-dan-te-trung-quoc-gay-rung-dong-the-gioi
Giá trị quốc tế thực sự của đồng tiền Trung Quốc lệ thuộc vào cải tổ
Nhân dân tệ và Đô laReuters
Đồng nhân dân tệ Trung Quốc đã được IMF chính thức công nhận là một ngoại tệ chủ chốt của thế giới, ngang hàng với đồng Đô la Mỹ hay đồng Euro Châu Âu. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không có nghĩa là đồng Yuan -nhân dân tệ sẽ đương nhiên trở thành ngoại tệ quốc tế.
Vào hôm qua, 30/11/2015, như vậy là Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã chính thức công nhận rằng đồng nhân dân tệ Trung Quốc là một ngoại tệ chủ chốt của thế giới, ngang hàng với đồng Đô la Mỹ hay đồng Euro Châu Âu… Hệ quả tất yếu của quyết định nói trên là việc sử dụng đồng Yuan làm phương tiện thanh toán ngoài Trung Quốc sẽ gia tăng, vị trí của đồng tiền Trung Quốc trong tư cách là ngoại trệ dự trữ của các ngân hàng trung ương sẽ được đôn lên. Tuy nhiên, theo giới phân tích, vai trò ngoại tệ quốc tế của đồng Yuan chỉ thực sự phát triển nếu đồng tiền này được hoán đổi tự do, và nếu Trung Quốc tiến hành các cải tổ tài chánh cần thiết.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, quyết định của IMF công nhận tính chất quốc tế của đồng nhân dân tệ sẽ khuyến khích ngân hàng trung ương của các nước, đặc biệt là các nền kinh tế lớn, đẩy mạnh việc đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối của mình, bằng cách mua trái phiếu Trung Quốc, không chỉ tập trung trên Đô la hay Euro. Hiện nay, theo AFP, đã có khoảng 30 ngân hàng trung ương có thỏa thuận hoán đổi ngoại tệ với Trung Quốc.
Theo ông Dariusz Kowalczyk, chuyên gia về chiến lược của ngân hàng Pháp Crédit Agricole : « Các ngân hàng trung ương không bị buộc phải căn cứ vào cấu tạo của giỏ tiền tệ của IMF, nhưng trong thực tế, họ thường dựa trên cơ sở đó. Trường hợp đồng nhân dân tệ có lẽ cũng như vậy ».
Chuyên gia này ước tính là trong vòng sáu năm, tỷ trọng của đồng Yuan trong các kho dự trữ ngoại tệ có thể tăng từ 1,4% hiện nay lên khoảng từ 4,7% đến 10%", có nghĩa là sẽ có khoảng 110 tỷ đô la nhân dân tệ được mua vào hàng năm.
Thế nhưng, đà vươn lên của đồng Yuan trên trường quốc tế không thể diễn ra trong « một sớm một chiều », theo như nhận định của ông Raymond Yeung, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng ANZ, vì điều đó tùy thuộc vào niềm tin của các tổ chức tài chính vào đồng tiền này.
Vấn đề đối với đồng nhân dân tệ là nó chưa hoàn toàn được hoán đổi tự do, như các ngoại tệ chủ chốt khác như Đô la, Yen hoặc Euro...Theo ông Andrew Kenningham, thuộc văn phòng tham vấn kinh tế Capital Economics thì : « Các ngân hàng trung ương, cũng như giới quản lý các loại quỹ, đều thích các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi » có thể mua bán dễ dàng trên mọi thị trường tài chánh.
Đối với chuyên gia này, khuyết điểm của đồng Yuan là không chuyển đổi được, và thanh khoản hạn chế. Bên cạnh đó còn có mối lo ngại về nguy cơ kinh tế Trung Quốc khựng lại.
Trong thực tế, đồng tiền Trung Quốc vào lúc này chưa được tự do chuyển đổi, chỉ được phép dao động trong một khoảng cách do Nhà nước Trung Quốc quy định bên trên và bên dưới một mức trung bình so với đồng Đô la Mỹ.
Mặt khác, Bắc Kinh tiếp tục áp đặt các hạn chế không cho tiền tệ thoát ra bên ngoài. Việc Bắc Kinh loan báo phá vỡ được các mạng lưới chuyển ngân trái phép hàng trăm tỷ nhân dân tệ ra nước ngoài phản ánh thái độ không khoan nhượng của nhà cầm quyền.
Tóm lại, đối với các chuyên gia, việc được IMF chính thức công nhận là ngoại tệ quốc tế hoàn toàn không có nghĩa là đồng Yuan sẽ đương nhiên trở thành ngoại tệ quốc tế.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151201-gia-tri-quoc-te-thuc-su-cua-dong-yuan-trung-quoc-le-thuoc-vao-cai-to
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, quyết định của IMF công nhận tính chất quốc tế của đồng nhân dân tệ sẽ khuyến khích ngân hàng trung ương của các nước, đặc biệt là các nền kinh tế lớn, đẩy mạnh việc đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối của mình, bằng cách mua trái phiếu Trung Quốc, không chỉ tập trung trên Đô la hay Euro. Hiện nay, theo AFP, đã có khoảng 30 ngân hàng trung ương có thỏa thuận hoán đổi ngoại tệ với Trung Quốc.
Theo ông Dariusz Kowalczyk, chuyên gia về chiến lược của ngân hàng Pháp Crédit Agricole : « Các ngân hàng trung ương không bị buộc phải căn cứ vào cấu tạo của giỏ tiền tệ của IMF, nhưng trong thực tế, họ thường dựa trên cơ sở đó. Trường hợp đồng nhân dân tệ có lẽ cũng như vậy ».
Chuyên gia này ước tính là trong vòng sáu năm, tỷ trọng của đồng Yuan trong các kho dự trữ ngoại tệ có thể tăng từ 1,4% hiện nay lên khoảng từ 4,7% đến 10%", có nghĩa là sẽ có khoảng 110 tỷ đô la nhân dân tệ được mua vào hàng năm.
Vấn đề đối với đồng nhân dân tệ là nó chưa hoàn toàn được hoán đổi tự do, như các ngoại tệ chủ chốt khác như Đô la, Yen hoặc Euro...Theo ông Andrew Kenningham, thuộc văn phòng tham vấn kinh tế Capital Economics thì : « Các ngân hàng trung ương, cũng như giới quản lý các loại quỹ, đều thích các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi » có thể mua bán dễ dàng trên mọi thị trường tài chánh.
Đối với chuyên gia này, khuyết điểm của đồng Yuan là không chuyển đổi được, và thanh khoản hạn chế. Bên cạnh đó còn có mối lo ngại về nguy cơ kinh tế Trung Quốc khựng lại.
Trong thực tế, đồng tiền Trung Quốc vào lúc này chưa được tự do chuyển đổi, chỉ được phép dao động trong một khoảng cách do Nhà nước Trung Quốc quy định bên trên và bên dưới một mức trung bình so với đồng Đô la Mỹ.
Mặt khác, Bắc Kinh tiếp tục áp đặt các hạn chế không cho tiền tệ thoát ra bên ngoài. Việc Bắc Kinh loan báo phá vỡ được các mạng lưới chuyển ngân trái phép hàng trăm tỷ nhân dân tệ ra nước ngoài phản ánh thái độ không khoan nhượng của nhà cầm quyền.
Tóm lại, đối với các chuyên gia, việc được IMF chính thức công nhận là ngoại tệ quốc tế hoàn toàn không có nghĩa là đồng Yuan sẽ đương nhiên trở thành ngoại tệ quốc tế.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151201-gia-tri-quoc-te-thuc-su-cua-dong-yuan-trung-quoc-le-thuoc-vao-cai-to
Ngân hàng Trung ương Mỹ quan ngại vì kinh tế Trung Quốc bất ổn
Phó chủ tịch Ngân hàng trung ương Mỹ (FED) Stanley Fischer - AFP /ERIC PIERMONT
Ngân hàng Trung ương Mỹ (Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ FED), qua tuyên bố của Phó chủ tịch Stanley Fischer, không che giấu khả năng dùng biện pháp nâng cao lãi suất chỉ đạo trong vài ngày tới đây, cũng như theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình kinh tế của Trung Quốc.
Trong bài diễn văn đọc tại hội nghị thường niên về tài chính Jackson Hole, bang Wyoming, ngày 29/08/2015, Phó chủ tịch Ngân hàng trung ương Mỹ (FED) Stanley Fischer tuyên bố không thể chờ đến khi lạm phát lên đến 2% mới bắt đầu siết lại tín dụng. Do lạm phát thấp cho nên có thể từng bước giảm bớt hỗ trợ tài chính. Từ năm 2008, chính vì để hỗ trợ kinh tế mà lãi suất chỉ đạo ở Mỹ gần như là « sát sàn ».
Theo AFP, nhân vật số hai của FED đã không giữ thái độ dè dặt thường lệ của FED ví dụ như « diễn biến thời cuộc quốc tế » khi nói về Trung Quốc . Ông Stanley Fischer nói thẳng là Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ rất lo âu về những tác hại của tình trạng « hụt hơi » của kinh tế Trung Quốc đối với kinh tế Mỹ.
Ông Stanley Fischer cho biết là « đang theo dõi rất chặt chẽ hơn bình thường diễn biến kinh tế Trung Quốc, tác động thực sự và tiềm tàng của nó đối với các nền kinh tế khác ».
Cơ quan cố vấn đầu tư Moody’s Investor Service đánh giá lại dự báo tăng trưởng của nhóm 20 nần kinh tế mạnh nhất thế giới G20 năm 2016 từ 3,1% xuống 2,8%.
Theo các chuyên gia tài chính, tình trạng kinh tế Trung Quốc suy yếu, làm giá nguyên liệu giảm theo, có thể hạn chế lạm phát tại Mỹ. Nhưng giá cả tăng chậm cũng không phải là điều tốt trong một xã hội mà tiêu dùng là động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150830-ngan-hang-trung-uong-my-lo-vi-trung-quoc-bat-on
Theo AFP, nhân vật số hai của FED đã không giữ thái độ dè dặt thường lệ của FED ví dụ như « diễn biến thời cuộc quốc tế » khi nói về Trung Quốc . Ông Stanley Fischer nói thẳng là Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ rất lo âu về những tác hại của tình trạng « hụt hơi » của kinh tế Trung Quốc đối với kinh tế Mỹ.
Ông Stanley Fischer cho biết là « đang theo dõi rất chặt chẽ hơn bình thường diễn biến kinh tế Trung Quốc, tác động thực sự và tiềm tàng của nó đối với các nền kinh tế khác ».
Cơ quan cố vấn đầu tư Moody’s Investor Service đánh giá lại dự báo tăng trưởng của nhóm 20 nần kinh tế mạnh nhất thế giới G20 năm 2016 từ 3,1% xuống 2,8%.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150830-ngan-hang-trung-uong-my-lo-vi-trung-quoc-bat-on
Geen opmerkingen:
Een reactie posten