Úc thắt chặt luật đầu tư nước ngoài sau vụ bán cảng cho Trung Quốc
Bộ trưởng Tài Chính Úc Scott Morrison trong cuộc họp báo tại Sydney, ngày 23/09/2015.AFP PHOTO / William WEST
Chính quyền Úc, ngày hôm nay, 18/03/2016, thông báo quy định mới về đầu tư nước ngoài đối với các cơ sở hạ tầng, sau khi có nhiều chỉ trích nhắm vào dự án cho một công ty Trung Quốc khai thác cảng Darwin.
Quy định mới về đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng tại Úc có hiệu lực 31/03/2016, theo đó, mọi dự án cho thuê hoặc bán các cơ sở hạ tầng quan trọng cho các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài đề phải xin ý kiến Hội Đồng Thẩm Định Đầu Tư Nước Ngoài – FIRB.
Theo quy định mới, các cơ sở hạ tầng quan trọng bao gồm sân bay, cảng, các phương tiện giao thông công cộng, các cơ sở điện, khí đốt, thủy điện…
Cho đến nay, việc bán các cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp công mới phải xin phép hội đồng này.
AFP trích dẫn giải thích của bộ trưởng Tài Chính Úc Scott Morrison : « Chúng tôi đón tiếp các đầu tư nước ngoài tới Úc, nhưng nhất thiết là các cơ sở hạ tầng quan trọng nhất phải được xem xét » vì lý do an ninh quốc gia.
Quy định mới về đầu tư nước ngoài được đưa ra trong bối cảnh vào năm ngoái, Úc đã đồng ý cho tập đoàn Trung Quốc Landbridge, hợp đồng khai thác quản lý cảng Darwin trong vòng 99 năm, trị giá 506 triệu đô la Úc.
Về mặt chính thức, tập đoàn Landbridge làm một doanh nghiệp tư nhân của nhà tỷ phú Hiệp Thành, nhưng nhân vật này lại là thành viên một cơ quan tư vấn của Quốc Hội Trung Quốc.
Năm ngoái, Viện Chính Sách Chiến Lược Úc cho rằng tập đoàn Landbridge có liên hệ mật thiết với quân đội Trung Quốc.
Cảng Darwin có tầm quan trọng về thương mại và quân sự. Theo thỏa thuận song phương, khoảng 2500 thủy quân lục chiến Mỹ luân phiên hiện diện tại cảng Darwin, trong khuôn khổ chiến lược chuyển dịch lực lượng của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sẵn sàng đối phó với Trung Quốc. Mặt khác, nơi đây còn là điểm cuối của mạng lưới cáp ngầm truyền tải dữ liệu.
Theo tin báo chí, Hoa Kỳ đã trách cứ Úc không thông báo dự án cho phép công ty Trung Quốc Landbridge khai thác cảng Darwin.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160318-uc-that-chat-luat-dau-tu-nuoc-ngoai-sau-vu-ban-cang-cho-trung-quoc
Theo quy định mới, các cơ sở hạ tầng quan trọng bao gồm sân bay, cảng, các phương tiện giao thông công cộng, các cơ sở điện, khí đốt, thủy điện…
Cho đến nay, việc bán các cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp công mới phải xin phép hội đồng này.
AFP trích dẫn giải thích của bộ trưởng Tài Chính Úc Scott Morrison : « Chúng tôi đón tiếp các đầu tư nước ngoài tới Úc, nhưng nhất thiết là các cơ sở hạ tầng quan trọng nhất phải được xem xét » vì lý do an ninh quốc gia.
Quy định mới về đầu tư nước ngoài được đưa ra trong bối cảnh vào năm ngoái, Úc đã đồng ý cho tập đoàn Trung Quốc Landbridge, hợp đồng khai thác quản lý cảng Darwin trong vòng 99 năm, trị giá 506 triệu đô la Úc.
Về mặt chính thức, tập đoàn Landbridge làm một doanh nghiệp tư nhân của nhà tỷ phú Hiệp Thành, nhưng nhân vật này lại là thành viên một cơ quan tư vấn của Quốc Hội Trung Quốc.
Năm ngoái, Viện Chính Sách Chiến Lược Úc cho rằng tập đoàn Landbridge có liên hệ mật thiết với quân đội Trung Quốc.
Cảng Darwin có tầm quan trọng về thương mại và quân sự. Theo thỏa thuận song phương, khoảng 2500 thủy quân lục chiến Mỹ luân phiên hiện diện tại cảng Darwin, trong khuôn khổ chiến lược chuyển dịch lực lượng của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sẵn sàng đối phó với Trung Quốc. Mặt khác, nơi đây còn là điểm cuối của mạng lưới cáp ngầm truyền tải dữ liệu.
Theo tin báo chí, Hoa Kỳ đã trách cứ Úc không thông báo dự án cho phép công ty Trung Quốc Landbridge khai thác cảng Darwin.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160318-uc-that-chat-luat-dau-tu-nuoc-ngoai-sau-vu-ban-cang-cho-trung-quoc
Geen opmerkingen:
Een reactie posten